Điều chỉnh TMĐT và dự toán theo NĐ 99/2007/NĐ-CP

Anh chị nào đó có thể cho em nghị định 99/2007/ND-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007. được ko ạ? Hiện giờ em rất cần để lập tông mức đầu tư nhưng em lại ko biết bắt đầu từ đâu. Anh chị nào có thể giúp em với?
 
Last edited by a moderator:
Anh chị nào đó có thể cho em nghị định 99/2007/ND-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007. được ko ạ? Hiện giờ em rất cần để lập tông mức đầu tư nhưng em lại ko biết bắt đầu từ đâu. Anh chị nào có thể giúp em với?

Mình đính kèm Nghị định 99 dưới đây bạn tải về để làm tài liệu cho mình. Và nhân đây mình cũng xin lưu ý bạn rằng các tài liệu phục vụ cho công việc của KSXD đã có trên diễn đàn bạn chịu khó tìm trong "Kho công cụ tư liệu ngành xây dựng" rồi hãy viết bài xin nhé.

Chào bạn, chúc bạn lập tốt TMĐT!
 

File đính kèm

Vấn đề của bác Cubin là thế nào nhỉ? Đã thuê đơn vị tư vấn lập dự án và được phê duyệt rồi thì tại sao lại có đơn vị tư vấn khác lập lại nhỉ??? Chi phí trả lấy ở đâu? Chắc bác tiết kiệm chi phí khảo sát chứ gì (chi phí này không nằm trong chi phí lập dự án). Trường hợp này chắc không được coi là bất khả kháng đâu nhỉ!!
 
Ai có thể giúp tôi :so sánh Kết cấu tổng mức đầu tư công trình giữa Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ. Nêu những điểm khác biệt cần chú ý.
 
Bạn phải tự lập thôi. Trên mạng có người đã post bài so sánh giữa NĐ 16 và NĐ 99 rồi. Chịu khó nhiên cứu một tý là ok thôi. Về cơ bản, kết cấu dự toán của 2 ND này không khác nhau nhiều. Chúc bạn thành công
 
So sánh vài điểm cơ bản giữa nghị định 16/2005và nghị định 99/2007

Ai có thể giúp tôi :so sánh Kết cấu tổng mức đầu tư công trình giữa Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ. Nêu những điểm khác biệt cần chú ý.

Theo mình, có 1 vài so sánh cơ bản thế này:

1, Về trách nhiệm và quyền hạn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- NĐ16-2005: Nhà nước ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, nguyên tắc và pp lập, điều chỉnh đơn giá dự toán, định mức kinh tế - kỹ thuật, các định mức chi phí hoạt động để lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý
- NĐ99-2007: Chủ đầu tư tham khảo áp dụng các chế độ chính sách Nhà nước về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; tự chịu trách nhiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (trừ công trình thuộc Vốn NSNN, Vốn đầu tư PT của NN)
Nhận xét: Nghị định 99-2007 tạo ra một cơ chế mở, cho phép quyền tự quyết định của Chủ đầu tư!

2, Về Tổng mức đầu tư, bao gồm:
- NĐ 16-2005: Chi phí XD + Chi phí thiết bị + Chi phí đền bù GPMB, tái định cư + Chi phí QLDA &Chi phí khác + Chi phí dự phòng
- NĐ 99-2007: Chi phí XD + Chi phí thiết bị + Chi phí đền bù CPMB, Tái định cư + Chi phí QLDA + Chi phí Tư vấn ĐTXD + Chi phí khác + Chi phí dự phòng
Nhận xét: Nghị định 99-2007 tách riêng phần Chi phí tư vấn Đầu tư XD ra khỏi Chi phí QLDA và Chi phí khác (theo NĐ 16-2005) trong Tổng mức đầu tư;

3, Về Tổng dự toán:
- NĐ 16-2005: Chi phí XD + Chi phí thiết bị + Chi phí QLDA &Chi phí khác;
- NĐ 99-2007: Chi phí XD + Chi phí thiết bị + Chi phí QLDA + Chi phí Tư vấn ĐTXD + Chi phí khác + Chi phí dự phòng
Nhận xét: Nghị định 99-2007 cho phép đưa Chi phí dự phòng vào Tổng dự toán;

4, Về cách thức xác định các khoản chi phí:
- NĐ 16-2005:
+Theo thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 01/04/2005 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
+ Quyết định 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 - Định mức CPQLDA
+ Quyết định 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 - Định mức CP lập dự án và thiết kế XDCT
- NĐ 99-2007:
+Theo thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 15/07/2007 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
+ Công văn 1751/BXD-VP về Định mức QLDA và Tư vấn thiết kế (công bố)

Mong mọi người có ý kiến góp ý thêm!
 
Last edited by a moderator:
TMĐT được điều chỉnh khi có sự thay đổi về quy mô, thiết kế xây dựng công trình, các trường hợp bất khả kháng, khi quy hoạch thay đổi, khi có sự thay đổi dự án đầu tư xây dựng công trình ảnh hưởng đến TMĐT hoặc khi nhà nước có sự thay đổi về chính sánh có liên quan. Việc giá nguyên nhiên vật liệu tăng vượt cả giá trị dự phòng trong TMĐT thì được phép điều chỉnh TMĐT tuy nhiên phải được sự đồng ý của người quyết định đầu tư dự án.
 
tuỳ vào tình hình mà điều chỉnh thui, đối với điều chỉnh nội dung dự án do bổ sung quy mô dự án (như bổ sung 01 hạng muc) nào đó thì mình mới bổ sung những chi phí (qlda, TVĐT, k), còn chỉ đơn thuần là điều chỉnh TMĐT thì đưởng nhiên (có thể công trình đã thi công rùi) có 1 số công tác đã thực hiện (như QLDA, bảo hiểm..) do đó, thu7òng mình ko điều chỉnh những chi phí này, nói túm lại, mình chỉ điều chỉnh chi phí xây dựng thui (nhớ là đối với nội dung dc TMĐT) nha
 
Chi phí lập điều chỉnh tổng mức đầu tư

Anh em cho em hoi! Công ty em đc thuê tinh lại tổng mức đầu tư. vậy chi phí lập lại tổng mức đầu tư tính như thế nào?
 
Anh em cho em hoi! Công ty em đc thuê tinh lại tổng mức đầu tư. vậy chi phí lập lại tổng mức đầu tư tính như thế nào?

Xác định chi phí tư vấn lập lại TMĐT bằng phương pháp lập dự toán
Bạn tham khảo Công văn 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 (phần phụ lục) và Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 để tính chi phí tư vấn lập lại TMĐT
 
MÌnh đang gặp rối rối chỗ này?

Mình chưa biết cách lập tổng mức đầu tư của một dự án vốn nhà nước và vốn khác, khác nhau như thế nào. Tại sao lại có sự khác nhau đó?
Mong được mọi người giúp đỡ.
 
Đôi lời tham góp ý kiến

Mình chưa biết cách lập tổng mức đầu tư của một dự án vốn nhà nước và vốn khác, khác nhau như thế nào. Tại sao lại có sự khác nhau đó?
Mong được mọi người giúp đỡ.

Theo tôi về nguyên tắc thì không khác nhau. Chỉ có điều lập TMĐT dự án sử dụng vốn Nhà nước thì phải tuân thủ các quy định có liên quan tại NĐ112/2009 còn dự án sử dụng vốn khác thì không bắt buộc áp dụng các quy định ấy.
 
XIn được làm rõ??

Theo tôi về nguyên tắc thì không khác nhau. Chỉ có điều lập TMĐT dự án sử dụng vốn Nhà nước thì phải tuân thủ các quy định có liên quan tại NĐ112/2009 còn dự án sử dụng vốn khác thì không bắt buộc áp dụng các quy định ấy.
Anh nói rất đúng, nhưng mà em vẫn chưa rõ chỗ này:khi lập tổng mức đầu tư cho dự án có vốn khác(tính toán các chi phí), người ta tính toán bằng các hệ số không giống như trong NĐ đưa ra? những hệ số này có trong tiêu chuẩn hay NĐ nào không? em đang tìm hiểu về vấn đề này? Xin anh chỉ giúp!!
 
Anh nói rất đúng, nhưng mà em vẫn chưa rõ chỗ này:khi lập tổng mức đầu tư cho dự án có vốn khác(tính toán các chi phí), người ta tính toán bằng các hệ số không giống như trong NĐ đưa ra? những hệ số này có trong tiêu chuẩn hay NĐ nào không? em đang tìm hiểu về vấn đề này? Xin anh chỉ giúp!!

Chào bạn!
Việc tính toán hệ số như bạn nói thì bạn có thể đưa cách tính lên để mọi người cùng xem và giúp đỡ bạn nhé. Theo nghị định 112/2009/NĐ-CP bao gồm những cách tính đó, bạn xem dự án bạn đang nghiên cứu có tính như thế không?

P/S: Thành viên dinhdangquang là thầy Đinh Đặng Quang - Giảng viên trường ĐH Xây dựng HN đấy bạn à, có điều kiện bạn có thể trao đổi riêng với thầy để nắm rõ vấn đề hơn nhé.
 
Mọi người cho em xin ý kiến về vấn đề này với : Trong thông tư 05 của Bộ Xây dựng: Chi phí xây dựng các công tác khác bộ phận kết cấu khác còn lại được ước tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí xây lắp công trình chính. Vậy có quy định nào giới hạn các tỷ lệ % này không hay tùy vào từng loại công trình và tùy vào mức độ hợp lý mà ước tính các tỷ này cho phù hợp.
@ Dinhdangquang : Em chúc thày sức khỏe dồi dào. Em học 49QD thày ạ!
 
chào các bạn !

Tổng mức đầu tư có 2 mặt và góc độ nhìn nhận

Thứ nhất, tổng mức thực tế là tổng mức phải xác định để dự trù vốn thực hiện

Thứ hai, sau khi đầu tư xong, thì hình thành tài sản (cụ thể với dự án xây nhà)

Thực ra làm theo nguồn vốn nào đi chăng nữa (NSNN,Tư nhân) thì kim chỉ nam đều là hệ thống quy định định mức nhà nước, chỉ khác nhau ở một số điểm sau:

Với vốn NSNN thì hiểu với góc độ mức cho phép được dùng
Với vốn tư nhân thì hiểu với góc độ mức "hợp lý" được tính (Hiểu xa hơn là mức được đưa vào chi phí hợp lý để hình thành tài sản cố đinh, sau này tính khấu hao ảnh hưởng đến việc nộp thuế kinh doan)

Hợp lý nó không có tính hạn mức, nếu giả dụ chủ đầu tư xài một số chi phí (nếu so sánh với giá trị căn theo hệ thống văn bản nhà nước ban hành mà vượt) thì sau này thẩm định giá trị tài sản sẽ gặp chút phức tạp là phải giải trình tương đối với cơ quan chức năng.


Tổng quan có 1 số yếu tố như vậy

Các bạn theo dõi
 
Giá trị quyền sử dụng đất và Nhà thu nhập thấp

Tôi có 1 dự án về nhà cho người thu nhập thấp. Đất xây dựng chung cư là đất của Doanh nghiệp, đã có giấy xác nhận quyền sử dụng đất (không phải đất thuê hoặc đất nhà nước giao không hoặc có thu phí). Có bạn nào biết cách tính giá trị quyền sử dụng đất như thế nào để tính giá thành của dự án hay không?Xin cảm ơn
 
tiền đất xây nhà thu nhập thấp

Tôi có 1 dự án về nhà cho người thu nhập thấp. Đất xây dựng chung cư là đất của Doanh nghiệp, đã có giấy xác nhận quyền sử dụng đất (không phải đất thuê hoặc đất nhà nước giao không hoặc có thu phí). Có bạn nào biết cách tính giá trị quyền sử dụng đất như thế nào để tính giá thành của dự án hay không?Xin cảm ơn
để xác định giá trị quyền sử dụng đất thì bạn có thể thuê công ty thẩm định giá.
tuy nhiên lưu ý bạn là mặc dù đất là của bạn nhưng phải xem lại mục đích sử dụng của nó trước khi triển khai. Dự án nhà ở thu nhập thấp là hình thức xã hội hóa nên được miễn tiền sử dụng đất và các ưu đãi khác. nếu bạn tính tiền đất vào giá thành thì chưa chắc NN đã cho bạn hưởng các ưu đãi đó đâu.
 
để xác định giá trị quyền sử dụng đất thì bạn có thể thuê công ty thẩm định giá.
tuy nhiên lưu ý bạn là mặc dù đất là của bạn nhưng phải xem lại mục đích sử dụng của nó trước khi triển khai. Dự án nhà ở thu nhập thấp là hình thức xã hội hóa nên được miễn tiền sử dụng đất và các ưu đãi khác. nếu bạn tính tiền đất vào giá thành thì chưa chắc NN đã cho bạn hưởng các ưu đãi đó đâu.

Còn tùy thuộc vào bạn xác định giá trị để đền bù, GPMB hay là xác định giá để tính tỷ lệ góp vốn. Nếu là để GPMB thì thỏa thuận với "chủ đất" trên cơ sở bảng giá đất của UBND các tỉnh, thành phố, còn để xác định giá góp vốn thì quá công ty thẩm định giá
 
Theo tôi nghĩ

Mọi người cho em xin ý kiến về vấn đề này với : Trong thông tư 05 của Bộ Xây dựng: Chi phí xây dựng các công tác khác bộ phận kết cấu khác còn lại được ước tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí xây lắp công trình chính. Vậy có quy định nào giới hạn các tỷ lệ % này không hay tùy vào từng loại công trình và tùy vào mức độ hợp lý mà ước tính các tỷ này cho phù hợp.
@ Dinhdangquang : Em chúc thày sức khỏe dồi dào. Em học 49QD thày ạ!

Theo tôi tốt nhất là dựa vào các công trình thực tế đã thi công để ước tính chi phí này. Không có quy định giới hạn các tỷ lệ % ước tính nhưng theo tôi đã là các chi phí khác thì không thể ước tính quá lớn được. Thân
 
Back
Top