bong_dem1810
Thành viên năng động
- Tham gia
- 15/2/08
- Bài viết
- 57
- Điểm tích cực
- 16
- Điểm thành tích
- 8
Câu 1: pmax ≤ 1.2 [p] như vậy tại vị trí pmax có bị phá hủy không?
[p] = pgh/Fs với Fs thường lấy giá trị 2.0 – 3.0 do đó với pmax = 1.2[p] ta có hệ số an toàn thực sự Fs* = pgh/1.2[p] = Fs/1.2 có nghĩa là pmax ≤ 1.2[p] tương đương với hệ số an toàn Fs* ≥ (2.0 – 3.0)/1.2 > 1.0 nên không có sự “phá hủy” xảy ra với nền!
Nêu hiểu điều kiện không chế (giới hạn) ở đây là pmax ≤ k.[p] với k là hệ số tận dụng điều kiện làm việc của đất nền trên một phạm vi hạn chế nhằm mục đích tiết kiệm . Theo TCXD 45-1978 hiện vẫn áp dụng thì k có thể áp dụng đến 1.5 cho trường hợp lệch tâm hai phương!
Câu 2: Trong tính toán sức chịu tải của nền có bao giờ tính đến trường hợp mưa lũ hay nước ngầm dâng đột ngột không?
Việc phân tich có bao gồm cả tình huống nước dâng được đặt ra khi có đủ lý do chưng tỏ nguy cơ đó xuất hiện, chẳng hạn thiết kế thỏa mãn tần suất mưa/lũ nào đó theo yêu cầu cho công trình cụ thể. Việc tính toán này thường làm tăng kích thước/độ sâu đặt móng ví sự xuất hiện áp lực nước lỗ rỗng không móng muốn do nước dâng làm giảm cường độ của đất nền.
Câu 3: Thầy cho em biết cơ sở tính toán công thức E0ch = (1 – f)E0 + f.Ec trong cọc cát.
Đây là công thức gần đúng xây dựng trên cơ sở trung bình có trọng số trong đó trọng số chính là tỉ diện tích của cọc cát trong một đơn nguyên xử lý (xem Chương 3 – Giáo trình Nền và móng)
Câu 4: Trong tính toán kiểm tra móng khối qui ước của móng cọc đài thấp khi tính tb có công thức ... nhưng khi tính thường bỏ qua những lớp đất yếu thì tb = ? . Nếu ta coi tất cả các lớp đất là như nhau và tính toán tb cho cả lớp đất yếu có được không” làm như thế có an toàn hơn không?
Móng cọc được coi như một khối không biến dạng (còn gọi là móng khối qui ước) với kích thước xác định dựa vào góc huy động đất xung quanh tham gia vào sự làm việc của hệ thống cọc và đất giữa và xung quanh các cọc. Phạm vi huy động có thể xác định theo nhiều đề nghị khác nhau. Hiện có hai cách thông dụng là xác định theo = tb/4 bắt đầu từ mép ngoài của cọc biên kể từ độ sâu đáy đài và = 30 kể từ 1/3 dưới cùng của cọc. Khi xây dựng theo cách đầu thì jtb là góc ma sát trong trung bình của đất trong phạm vi từ mũi cọc đến đáy đài, kế cả lớp đất yếu có i = 0 (đương nhiên tích li.i = li.0 = 0 – nên nhầm tưởng là không kể đến sự có mặt của đất yếu! nhưng dưới mẫu số vần có thành phần li = 0). Theo cách thứ hai (các nước Phương Tây thường áp dụng) nếu cọc đi qua một số lớp đất yếu ở trên thì góc = 30 được áp dụng từ độ sâu 1/3 dưới cùng của phần cọc trong đất không yếu. Trong trường hợp sau cùng này, nếu kể cả lớp đất yếu nữa thì thiên về không an toàn (vì đáy móng mở rộng trong khi tải trọng không đổi kéo theo độ lún dự báo nhỏ đi!)
Câu 5: Khi nội suy e01, e02 từ đường cong e-p mà pi nhỏ hơn 100 thì độ chính xác không cao do e01, e02 quá bé. Có cách nào nội suy chính xác nhất không?
Để có thể nội suy chính xác hơn trên đồ thị đường cong nén nên biểu diễn quan hệ e – lg() vì khi đó trên trục hoành đoạn có giá trị nhỏ sẽ được dãn rộng ra. (lg(10) = 1; lg(100) = 2 ta có lg = 1; lg(100) = 2; lg(200) ta có lg = 0.3... hay khoảng từ lg(10) đến lg(100) trên trục hoành rộng hơn khoảng từ lg(100) đến lg(200) đến 3 lần trong khi trên đồ thị e – đoạn sau có = (100 – 200) = 100 dài hơn đoạn trước = 90.
Câu 6: Sơ đồ nhà trong đồ án có khe nhiệt (hai cột sát vào nhau). Khi tính cốt thep móng chân vịt này phải tính như thế nào? Có cần kiểm tra lại kích thước đáy móng (theo cường độ - biến dạng) không?
Việc kiểm tra kích thước đáy mong vần tiến hành bình thường nhưng cần lưu ý là tải trọng (N0, M0) dùng để xác định ptx phải dời về trọng tâm đáy móng theo nguyên tắc của sức bền vật liệu.
Cốt thép được tính trên cơ sở mô men uốn do phản lực đất lên đáy móng gây ra như những trường hợp khác.
Câu 7: Khi dự báo sức chịu tải của cọc theo thí nghiệm SPT thì Ni lấy theo N hay N60 vì nền đất có cả đất dính và đất rời.
Về nguyên tắc, tất cả các giá trị của N phải chuyển đổi về N60 trước khi áp dụng vào phân tích, tính toán. Tuy vậy, nếu công thức áp dụng được viết cho N thì không phải chuyển đổi. Có thể nói các phương tiện (công thức) áp dụng hai giá trị kể trên hiện nhiều tương đương nhau do ngưới ta phát hiện ra sự cần thiết phải qui đổi về N60 hơi muộn nhưng về lâu dài có lẽ nó sẽ chiêm ưu thế. Một khi có đủ kinh nghiệm để áp dụng N60 cho mọi phân tích thì giá trị ban đầu N sẽ trở thành điểm xuất phát theo đúng nghĩa của nó.
Câu 8: Tính thực tế và khả năng áp dụng của Đồ án vào thực tế?
Nội dung của Đồ án và các tình huống thiết kế đều có thể áp dụng vào thực tế vì bản thân nó được lấy từ các công trình thực sau khi giản lược bớt điều kiện địa chất để phương án nền và móng trở nên rõ ràng hơn mà thôi. Đồ án là một cơ hội tập dượt thiết kế trong đó ngoài yêu cầu tập hợp các kiến thức liên quan có trong sách vở từ nhiều môn học khác nhau là khả năng tỏ chức công việc, khả năng trình bày vấn đề và bảo vệ quan điểm của mình. Tất cả các nội dung/yêu cầu đó đều xuất phát từ thực tê và cho thực tế sau này.
Câu 9: Khi so sánh p ≤ [p] và pmax ≤ 1.2 [p] để kiểm tra kích thước đáy móng với sai số >10% có được không? bao nhiêu là thỏa mãn.
Kích thước đáy móng được xác định/lựa chọn theo nhiều yêu cầu khác nhau của các trạng thái giới hạn và hiệu quả kinh tế. Các nọi dung liên quan đến p và pmax chỉ là một phần nhỏ; sai số 5 hay 10% chỉ có tính chất ước định vì bản thân bài toán hiệu quả kinh tế còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn khả năng thi công; khả năng tận dụng thời tiết...Về kỹ thuật, sai số cần hạn chế trước hết để thể hiện tư tưởng tiết kiệm ngay từ thiết kế và trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng (có thể gọi đó là một bài toán hàm nhiều biến) thì việc lựa chọn yêu tố ưu tiên là khâu quan trọng nhất, các yếu tố khác không cần mà cũng không thể quá ngặt nghèo.
Trong Đồ án môn học, thống nhất hạn chế dưới 10% .
Câu 10: Khi tính toán 2 móng đơn của một công trình, độ lún của 2 móng lệch nhau > 3cm có được không?
Được hay không phụ thuộc chính vào khoảng cách giữa hai móng đó và sự chênh lệch đó có gây ra ứng suất phụ thêm cho kết cấu hay không; ứng suất đó là bao nhiêu và có nguy hiểm cho công trình hay không; có làm thay đổi cốt công trình tại các vị trí liên quan hay không và sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến sử dụng công trình hay không...mới là vấn đề cần quan tâm. Tóm lại là lún/chênh lệch lún gây ra hậu quả gì? có chịu đựng được không? có được phép như vậy không? mới là vấn đề.
[p] = pgh/Fs với Fs thường lấy giá trị 2.0 – 3.0 do đó với pmax = 1.2[p] ta có hệ số an toàn thực sự Fs* = pgh/1.2[p] = Fs/1.2 có nghĩa là pmax ≤ 1.2[p] tương đương với hệ số an toàn Fs* ≥ (2.0 – 3.0)/1.2 > 1.0 nên không có sự “phá hủy” xảy ra với nền!
Nêu hiểu điều kiện không chế (giới hạn) ở đây là pmax ≤ k.[p] với k là hệ số tận dụng điều kiện làm việc của đất nền trên một phạm vi hạn chế nhằm mục đích tiết kiệm . Theo TCXD 45-1978 hiện vẫn áp dụng thì k có thể áp dụng đến 1.5 cho trường hợp lệch tâm hai phương!
Câu 2: Trong tính toán sức chịu tải của nền có bao giờ tính đến trường hợp mưa lũ hay nước ngầm dâng đột ngột không?
Việc phân tich có bao gồm cả tình huống nước dâng được đặt ra khi có đủ lý do chưng tỏ nguy cơ đó xuất hiện, chẳng hạn thiết kế thỏa mãn tần suất mưa/lũ nào đó theo yêu cầu cho công trình cụ thể. Việc tính toán này thường làm tăng kích thước/độ sâu đặt móng ví sự xuất hiện áp lực nước lỗ rỗng không móng muốn do nước dâng làm giảm cường độ của đất nền.
Câu 3: Thầy cho em biết cơ sở tính toán công thức E0ch = (1 – f)E0 + f.Ec trong cọc cát.
Đây là công thức gần đúng xây dựng trên cơ sở trung bình có trọng số trong đó trọng số chính là tỉ diện tích của cọc cát trong một đơn nguyên xử lý (xem Chương 3 – Giáo trình Nền và móng)
Câu 4: Trong tính toán kiểm tra móng khối qui ước của móng cọc đài thấp khi tính tb có công thức ... nhưng khi tính thường bỏ qua những lớp đất yếu thì tb = ? . Nếu ta coi tất cả các lớp đất là như nhau và tính toán tb cho cả lớp đất yếu có được không” làm như thế có an toàn hơn không?
Móng cọc được coi như một khối không biến dạng (còn gọi là móng khối qui ước) với kích thước xác định dựa vào góc huy động đất xung quanh tham gia vào sự làm việc của hệ thống cọc và đất giữa và xung quanh các cọc. Phạm vi huy động có thể xác định theo nhiều đề nghị khác nhau. Hiện có hai cách thông dụng là xác định theo = tb/4 bắt đầu từ mép ngoài của cọc biên kể từ độ sâu đáy đài và = 30 kể từ 1/3 dưới cùng của cọc. Khi xây dựng theo cách đầu thì jtb là góc ma sát trong trung bình của đất trong phạm vi từ mũi cọc đến đáy đài, kế cả lớp đất yếu có i = 0 (đương nhiên tích li.i = li.0 = 0 – nên nhầm tưởng là không kể đến sự có mặt của đất yếu! nhưng dưới mẫu số vần có thành phần li = 0). Theo cách thứ hai (các nước Phương Tây thường áp dụng) nếu cọc đi qua một số lớp đất yếu ở trên thì góc = 30 được áp dụng từ độ sâu 1/3 dưới cùng của phần cọc trong đất không yếu. Trong trường hợp sau cùng này, nếu kể cả lớp đất yếu nữa thì thiên về không an toàn (vì đáy móng mở rộng trong khi tải trọng không đổi kéo theo độ lún dự báo nhỏ đi!)
Câu 5: Khi nội suy e01, e02 từ đường cong e-p mà pi nhỏ hơn 100 thì độ chính xác không cao do e01, e02 quá bé. Có cách nào nội suy chính xác nhất không?
Để có thể nội suy chính xác hơn trên đồ thị đường cong nén nên biểu diễn quan hệ e – lg() vì khi đó trên trục hoành đoạn có giá trị nhỏ sẽ được dãn rộng ra. (lg(10) = 1; lg(100) = 2 ta có lg = 1; lg(100) = 2; lg(200) ta có lg = 0.3... hay khoảng từ lg(10) đến lg(100) trên trục hoành rộng hơn khoảng từ lg(100) đến lg(200) đến 3 lần trong khi trên đồ thị e – đoạn sau có = (100 – 200) = 100 dài hơn đoạn trước = 90.
Câu 6: Sơ đồ nhà trong đồ án có khe nhiệt (hai cột sát vào nhau). Khi tính cốt thep móng chân vịt này phải tính như thế nào? Có cần kiểm tra lại kích thước đáy móng (theo cường độ - biến dạng) không?
Việc kiểm tra kích thước đáy mong vần tiến hành bình thường nhưng cần lưu ý là tải trọng (N0, M0) dùng để xác định ptx phải dời về trọng tâm đáy móng theo nguyên tắc của sức bền vật liệu.
Cốt thép được tính trên cơ sở mô men uốn do phản lực đất lên đáy móng gây ra như những trường hợp khác.
Câu 7: Khi dự báo sức chịu tải của cọc theo thí nghiệm SPT thì Ni lấy theo N hay N60 vì nền đất có cả đất dính và đất rời.
Về nguyên tắc, tất cả các giá trị của N phải chuyển đổi về N60 trước khi áp dụng vào phân tích, tính toán. Tuy vậy, nếu công thức áp dụng được viết cho N thì không phải chuyển đổi. Có thể nói các phương tiện (công thức) áp dụng hai giá trị kể trên hiện nhiều tương đương nhau do ngưới ta phát hiện ra sự cần thiết phải qui đổi về N60 hơi muộn nhưng về lâu dài có lẽ nó sẽ chiêm ưu thế. Một khi có đủ kinh nghiệm để áp dụng N60 cho mọi phân tích thì giá trị ban đầu N sẽ trở thành điểm xuất phát theo đúng nghĩa của nó.
Câu 8: Tính thực tế và khả năng áp dụng của Đồ án vào thực tế?
Nội dung của Đồ án và các tình huống thiết kế đều có thể áp dụng vào thực tế vì bản thân nó được lấy từ các công trình thực sau khi giản lược bớt điều kiện địa chất để phương án nền và móng trở nên rõ ràng hơn mà thôi. Đồ án là một cơ hội tập dượt thiết kế trong đó ngoài yêu cầu tập hợp các kiến thức liên quan có trong sách vở từ nhiều môn học khác nhau là khả năng tỏ chức công việc, khả năng trình bày vấn đề và bảo vệ quan điểm của mình. Tất cả các nội dung/yêu cầu đó đều xuất phát từ thực tê và cho thực tế sau này.
Câu 9: Khi so sánh p ≤ [p] và pmax ≤ 1.2 [p] để kiểm tra kích thước đáy móng với sai số >10% có được không? bao nhiêu là thỏa mãn.
Kích thước đáy móng được xác định/lựa chọn theo nhiều yêu cầu khác nhau của các trạng thái giới hạn và hiệu quả kinh tế. Các nọi dung liên quan đến p và pmax chỉ là một phần nhỏ; sai số 5 hay 10% chỉ có tính chất ước định vì bản thân bài toán hiệu quả kinh tế còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn khả năng thi công; khả năng tận dụng thời tiết...Về kỹ thuật, sai số cần hạn chế trước hết để thể hiện tư tưởng tiết kiệm ngay từ thiết kế và trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng (có thể gọi đó là một bài toán hàm nhiều biến) thì việc lựa chọn yêu tố ưu tiên là khâu quan trọng nhất, các yếu tố khác không cần mà cũng không thể quá ngặt nghèo.
Trong Đồ án môn học, thống nhất hạn chế dưới 10% .
Câu 10: Khi tính toán 2 móng đơn của một công trình, độ lún của 2 móng lệch nhau > 3cm có được không?
Được hay không phụ thuộc chính vào khoảng cách giữa hai móng đó và sự chênh lệch đó có gây ra ứng suất phụ thêm cho kết cấu hay không; ứng suất đó là bao nhiêu và có nguy hiểm cho công trình hay không; có làm thay đổi cốt công trình tại các vị trí liên quan hay không và sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến sử dụng công trình hay không...mới là vấn đề cần quan tâm. Tóm lại là lún/chênh lệch lún gây ra hậu quả gì? có chịu đựng được không? có được phép như vậy không? mới là vấn đề.