72 "phép biến hóa" trong thi công + GSát &...

  • Khởi xướng Khởi xướng AAmylove
  • Ngày gửi Ngày gửi
A

AAmylove

Guest
Trong Thực Tế Luôn đang Tồn Tại 1 Vấn đề Gây Nhức Nhối:
1. Các đơn Vị Thi Công Vì Lợi Nhuận Mà Luôn Có "mưu Mô Chước Quỷ" để thu lợi cao nhất cho mình.
2. Các Giám Sát Viên Vì Tư Hữu Mà Luôn Có "mưu Mô Chước Quỷ" để Moi Tiền Nhà Thầu.
Giữa 2 "đối Tác Này" Lúc Là "bạn" Nhưng Lúc Lại Là "thù". Họ luôn có "72 phép thần thông biến hóa" để trị lẫn nhau.
Bạn Nào Có Kinh Nghiệm Thực Tế Hãy đưa Các Tình Huống Lên để Các Lớp Sau Học Hỏi Nhằm Tránh Trường Hợp "thằng đó Biết Gì Kinh Nghiệm, Tao Qua Mặt Dễ Như Chơi".
 
Last edited by a moderator:
1 Vấn đề hay và rất thiết thực để chúng ta bàn luận.
Tôi có 1 vài suy nghĩ như sau:
1. Về câu " thằng đó biết gì kinh nghiệm, tao qua mặt dễ như chơi "
Cái vấn đề không chỉ là kinh nghiệm mà còn yếu cả về chuyên môn, có những giám sát vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm, chuyên môn ( có những người làm lâu rồi mà vẫn yếu ) chưa vững nên rất dễ bị mấy ông B cáo già qua mặt 1 cách dễ dàng, khi đã qua mặt rồi lại còn chửi thầm " ngu mà đòi đi giám sát " tuy nhiên, cái kim không thể giấu hoài được, khi mà các bác giám sát 1 ngày nào đó khôn ra, hoặc được ai đó chỉ cho các mánh khóe của B thì lúc đó B sẽ rất mệt mỏi, Thù này đâu thể quên, Lúc trước ông qua mặt tui mà không thèm bóp còi xin phép, không đóng lộ phí thì bây gờ tui chơi cho ông chết, lúc trước nếu ông tự giác thì là 1 thôi nhưng giờ phạt thành 10. Lúc này tình thể đổi khác, Trong trường hợp 1 này : giám sát và thi công là thù. Để khác phục tình trạng này , yêu cầu khi A thuê giám sát phải kiểm tra trình độ, kinh nghiệm thực tế của giám sát. Các giám sát khi phát hiện B qua mặt mình phải báo cho A biết để xử lý qua các cuộc họp có sự tham gia của các cơ quan chức năng.
2. Có những ông giám sát chỉ cho thi công làm ... sai ( thông đồng với nhau ) để kiếm lời ( cái này nhiều lắm ) ví dụ như, bỏ bớt 1 số thép đi, làm nhiều cũng vậy thôi, ông bỏ thì có lợi cho ông, rồi chia tui 1 ít, tui vẫn ký nghiệm thu cho ông làm tiếp, A nó không biết đâu, nếu nó biết thì cho nó 1 ít luôn. Đấy, thông đồng rút ruột công trình, Cái này muốn giải quyết được thì phải có A, A thuê giám sát thì A cũng phải giám sát lại người mình thuê để tránh tình trạng này, mà nếu A chung hội thì ôi thôi, huề cả làng. Phải nhờ đến các ông Thanh Tra thôi. Nếu như giám sát giỏi, kinh nghiệm, chỉ cho thi công những biện pháp thi công hay giúp rút ngắn thời gian thi công, tăng chất lượng công trình thì chuyên thi công thưởng cho giám sát là chuyện hay, không có gì phải nói đến ( cái này mà có được thi tuyệt vời.
Đây chỉ là 2 trường hợp mà giám sát với thi công 1 là bạn, 1 là thù mà tôi đưa ra. Mong các bác tiếp tục đóng góp ý kiến
 
Về việc "thông đồng" như thế này thì lúc em đi thực tập tốt nghiệp cũng thấy rồi, mà công khai quá nhưng cũng đành chịu, không có quyền cất lên tiếng nói. Đó là: hầu hết các công trình thi công hiện nay, có một số công trình khi thiết kế, nhân viên thiết kế bỏ qua việc tính toán chi tiết để làm lợi cho Chủ đầu tư mà thường hay lấy kết cấu phía dưới, giảm đi một chút để áp cho kết cấu phía trên. Vì vậy, một số Giám sát A hoặc độit hi công lâu năm, nắm được điều này, có thể tính toán lại( hoặc theo kinh nghiệm giám sát) câu kết, thông đồng nhau giảm thép kết cấu trên mái. Khi nghiệm thu em cũng có mặt, tuy nhiên khi hỏi thì không ai trả lời cả. Nhưng cũng không nói được nên đành coi để rút kinh nghiệm cho mình.

Bác nào có kinh nghiệm nhiều, cho anh em một ít đi. Thân chào!!!
 
Tư vấn giám sát!?

Mình cũng xin nêu một số vấn đề đã gặp và đánh giá như sau :

Lẽ thông thường thì TVGS được chủ đầu tư giao cho một số quyền hạn nhất định để "thay mặt chủ đầu tư" giám sát các công việc thực hiện của nhà thầu và có thể kết hợp, hướng dẫn nhà thầu làm các thủ tục khác trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký với CĐT.

Thực trạng hiện nay TVGS làm công tác "giám sát" theo đúng nghĩa thì ít mà tìm cách "bắt tội nhà thầu" thì nhiều (giống hình ảnh chú Công an Giao thông nấp sau cột điện để thấy ai vi phạm luật giao thông thì xông ra bắt ngay). Mình đã trải qua một vài Dự án (có vốn trong và ngoài nước) thì thấy rằng ở đó một số TVSG khi phát hiện nhà thầu có biểu hiện làm sai hay làm không đúng thiết kế lập tức "gây khó khăn, tạo áp lực" cho nhà thầu và để sửa chữa các sai sót đó là các khoản "phong bì" :beer: thế là sai lại thành không có gì, công việc tiến hành bình thường!? Không hề đề cập tới biện pháp giảm thiểu sai sót, khắc phục, sửa chữa. Hồ sơ vẫn đẹp như mơ!!!:eek:

Mọi người cũng đã nêu nhiều vấn đề về TVGS rồi, chung quy lại mình hình dung thế này : "CĐT bỏ tiền ra mua sản phẩm của Nhà thầu, sản phẩm đó thông thường được đưa tới cho CĐT thông qua "người vận chuyển" là TVGS, sản phẩm đó có đảm bảo chất lượng hay không?, có tương ứng với giá trị đồng tiền CĐT đã bỏ ra để mua?, hồ sơ lý lịch có đầy đủ hay không? ... là do TVGS"
Mình bàn hơi lan man, mời các bạn cho ý kiến!:confused:
 
Last edited by a moderator:
1. Các đơn Vị Thi Công Vì Lợi Nhuận Mà Luôn Có "mưu Mô Chước Quỷ" để thu lợi cao nhất cho mình.
Em đi thi công được 3 năm rồi, trước đó em công nhận câu nói này của Anh là đúng. Nhưng 1 năm trở lại đây kể từ khi bước chân vào Công ty hiện tại em đang làm. Em mới thấy điều Anh nói hoàn toàn là không đúng.
Công ty của em từ trên xuống dưới (em là nhân viên giám sát) không bao giờ nghĩ hay không bao giờ có quyền nghĩ về điều anh nói. Đó là tiêu chí của Công ty em.

Các bác có tin không thì tùy nhưng em thì ........... nói thật

Có thể một ngày không xa em sẽ được ra Hà Nội để thi công công trình ngoài đó. Đến lúc đó các bác sẽ thấy lời em nói là thật
Em đang công tác tại Cty Cổ phần xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình
Đc: 135 Võ Thị Sáu - Q1 - TPHCM.
 
Last edited by a moderator:
@Huynhvanlinh: Chúc mừng công ty của em! Và mong em thành công trong chuyên môn! Nếu vậy với những nhân viên ai cũng được như em, anh tin công ty em sẽ có thương hiệu đấy! (nhưng như em thì hiếm lắm)
Tuy nhiên 1 vấn đề có nhiều mặt. Anh muốn khai thác mặt xấu để ai cũng biết đường mà tránh nó. Em làm tư vấn giám sát thì càng phải biết các chước quỷ này để trị (tất nhiên theo nghĩa tích cực: đảm bảo sphẩm tốt nhất cho CĐT).

Chưa ai đưa ra bài học kinh nghiệm thực tế thì mình đầu tiên vậy. Có lẽ bắt đầu từ công tác bê tông phần móng:
1. Nhà thầu: khi thi công sẽ cố gắng bớt xi măng cao nhất có thể (ví dụ mác yêu cầu phải 7 bao thì dùng 6 bao thôi - bớt 1 bao/1m3 bê tông để đi nhậu).

Chước thứ 1 hay áp dụng: bịt mắt bắt dê.

- Về phía nhà thầu: Đội trưởng cho tiến hành treo bảng cấp phối trộn bê tông trên hiện trường (cát: x xô, đá y xô, xi măng z bao cho 1 mẻ trộn). Cái bảng ấy thật to rõ đẹp. Đồng thời to mồm với giám sát "anh yên tâm đi, đơn vị em là làm ăn uy tín, đàng hoàng, rất quy củ anh thấy đấy". Và ngay lập tức quay sang kỹ thuật hét lớn "này, nhớ làm cận thận theo đúng cấp phối quy định ghi trong bảng đấy. Tôi cấm ông nào làm sai. Sai đuổi ngay".
Giám sát nghe thế an tâm quá rồi còn gì. Đứng đấy nhìn thử 1 hồi thì quả thật rất OK. Nhưng trời nắng, mỏi chân quá, lại khát nước và ông đội trưởng thì luôn chào mời "thôi anh yên tâm, để anh em làm, em quy định rõ vậy rồi không ai dám làm sai đâu, anh đi uống nước với em 1 chút cho mát". Và thế là...đi 1 tý có sao đâu nhỉ. Nhưng đâu ngờ rằng, ông đội trưởng đã bỏ nhỏ cho đàn em: "chúng mày thấy Giám sát xuất hiện thì trộn theo đúng bảng cấp phối nhé, còn nó biến đi rồi thì bớt đi 1 bao cho 1 lần trộn).
- Về phía giám sát: biết là nhà thầu rất dễ gian dối nhưng chẳng lẽ cứ đứng theo dõi hoài (đứng suốt 8 tiếng ai chịu cho nổi). Vậy trong trường hợp này làm thế nào để khỏi bị qua mặt đây mà vẫn có thời gian để thư giãn được?????
 
Last edited by a moderator:
@khong ai ca: Thế này thì chắc chẳng anh nào làm được đâu. Chúng ta làm để vừa đạt chất lượng, vừa đạt doanh thu. Anh Giám sát thì cũng muốn "có ăn" một chút nên mới tạo điều kiện cho anh thi công làm dối. Thử hỏi đôi bên "rắn" với nhau thì chẳng ai dám làm như thế cả. Anh Giám sát làm đúng công việc mình được giao thì chẳng có anh thi công nào dám làm. Chẳng qua anh Giám sát lơ là, đôi khi "chịu nắng" không nổi nên mới xảy ra việc đó thôi. Còn chuyện đôi bên cấu kết nhau thì khỏi phải nói. Thử hỏi làm ăn quản lý từ trên xuống như Vinaconex thì đố có anh nào dám làm, dám ăn như vậy.
 
Kinh nghiệm TVGS!

- Về phía giám sát: biết là nhà thầu rất dễ gian dối nhưng chẳng lẽ cứ đứng theo dõi hoài (đứng suốt 8 tiếng ai chịu cho nổi). Vậy trong trường hợp này làm thế nào để khỏi bị qua mặt đây mà vẫn có thời gian để thư giãn được?????

Nếu bạn có mặt ở hiện trường 8/8 tiếng mà bị qua mặt thì mới đáng bàn, còn như bạn nói "có thời gian để thư giãn" trong khi giám sát thì chuyện xảy ra là điều đương nhiên, hihi:D

Theo kinh nghiệm của mình thì ngoài việc lấy mẫu trộn bê tông theo quy trình quy phạm (hay theo điều kiện riêng của công trình) bạn quản lý thật chặt "số bao xi măng" đem ra sử dụng là được, tính toán cân đối số lượng xi măng theo tỷ lệ so với KL bê tông trong ngày hôm đó rồi kiểm soát (kiểm tra ngay khi ngừng giữa giờ nghỉ trong ngày). Tất nhiên không tránh khỏi việc có mặt liên tục trên hiện trường.

Cái gì cũng có giá của nó, thân chào!
 
Last edited by a moderator:
Đồng ý với ý kiếm của td.bitexco!
Mình cũng đi giám sát vài công trình mình thường để ý vật tư sử dụng cho hạng mục. Ví dụ có thể tính ra có bao nhiêu m3 bê tông móng thì sẽ có tương đương bao nhiêu bao xi măng được nhập về.
Chỉ có một điều là mình không tin các mẫu thí nghiệm do nhà thầu đưa đi. Vì các phòng LAP bây giờ gần như là ko cần đem mẫu vẫn có kết quả.
Có một câu hỏi nữa mọi người cùng tham gia nhé cũng trong phần móng!
2. Giả sử nhà thầu mời TVGS đến nghiệm thu phần đổ bê tông móng nhưng vì một lý do nào đó không thể đến được. Đành để nhà thầu đổ BT mà không có mặt của TVGS, đến nơi thì bê tông đã được đổ xong. Làm thế nào để biết thép móng khi đổ BT không bị nhà thầu rút ra.
 
Đơn vị của em không phải là TVGS mà là đơn vị thi công 100%. Bên em vừa thi công xong công trình Nam Hai Resoft và được đơn vị TVGS là người nước ngoài gửi thư khen nữa mà.
Hiện nay đơn vị của em chuẩn bị thi công khu resoft ở Lăng Cô - Huế. Nếu có thời gian bác khongaica cứ ra để khảo sát xem có đúng không...
Em cũng nói thật tư tưởng của em cũng như các giám sát khác được BGD và các cấp trên trực tiếp truyền thụ. Chứ nếu ở đơn vị khác chắc cũng bị dính chưởng quá (em bị rồi mà).
Dù sao em cũng cảm ơn anh đồng hương nhiều lắm.
Chúc anh và các thành viên trên diễn đàn vui vẻ và thành đạt.
 
2. Giả sử nhà thầu mời TVGS đến nghiệm thu phần đổ bê tông móng nhưng vì một lý do nào đó không thể đến được. Đành để nhà thầu đổ BT mà không có mặt của TVGS, đến nơi thì bê tông đã được đổ xong. Làm thế nào để biết thép móng khi đổ BT không bị nhà thầu rút ra.

Theo mình có ý kiến như thế này.
Trước khi đổ bê tông thì những công tác trước đó phải được nghiệm thu như công tác gia công thép, công tác ván khuôn.
Khi đổ bê tông thì nhất thiết phải có TVGS vì đây là phần rất quan trọng, không chỉ kiểm tra chất lượng bê tông, lấy mẫu bê tông mà phải kiểm tra xem nhà thầu đã làm đúng chưa, đổ bê tông có đúng yêu cầu kỹ thuật chưa. Nếu như giám sát không có mặt mà cứ yêu cầu nhà thầu làm thì sau này có chuyện gì giám sát phải chịu trách nhiệm về việc này.
 
Theo mình có ý kiến như thế này.
Trước khi đổ bê tông thì những công tác trước đó phải được nghiệm thu như công tác gia công thép, công tác ván khuôn.
Khi đổ bê tông thì nhất thiết phải có TVGS vì đây là phần rất quan trọng, không chỉ kiểm tra chất lượng bê tông, lấy mẫu bê tông mà phải kiểm tra xem nhà thầu đã làm đúng chưa, đổ bê tông có đúng yêu cầu kỹ thuật chưa. Nếu như giám sát không có mặt mà cứ yêu cầu nhà thầu làm thì sau này có chuyện gì giám sát phải chịu trách nhiệm về việc này.

Đúng như bác malsoni810 đã nói, nhưng em xin bổ sung một số ý kiến như sau:
- Thứ nhất, Các công tác nghiệm thu gia công, lắp đặt cốt thép, ván khuôn bắt buộc phải nghiệm thu trước chứ không phải yêu cầu "được"nghiệm thu trước cả. Vì nếu nghiệm thu không đạt thì chẳng lẽ bêtông chờ àh?
- Thứ hai, Khi đổ bêtông thì bắt buộc phải có Giám sát A tại hiện trường. Nếu giám sát A không có mặt tại hiện trường thì phải có biên bản gửi cho bên A yêu cầu bổ sung giám sát hiện trường. Trước tiên gọi điện thoại yêu cầu và bổ sung văn bản sau này. Nếu không được đáp ứng thì ngừng công tác đổ bêtông lại, và việc tiến độ chậm trễ được giải trình là do bên A không đáp ứng Giám sát tại hiện trường. Không có giám sát tại hiện trường thì cũng chẳng có ông nào dám ký biên bản nghiệm thu cả. Sau này có chuyện gì thì "tong" sao:D.

Không biết ý kiến của em đã chuẩn xác chưa? Mong các bác góp ý thêm. Thân chào!!!
 
Tư vấn giám sát

2. Giả sử nhà thầu mời TVGS đến nghiệm thu phần đổ bê tông móng nhưng vì một lý do nào đó không thể đến được. Đành để nhà thầu đổ BT mà không có mặt của TVGS, đến nơi thì bê tông đã được đổ xong. Làm thế nào để biết thép móng khi đổ BT không bị nhà thầu rút ra.

Cảm ơn bạn đã ủng hộ, mình xin trao đổi thêm về TVGS.
Có thể có những chuyện như bạn nói nhưng theo mình khi lấy mẫu bê tông luôn có xác nhận của TVGS (mình đã từng làm) theo hình thức "dán tem" ghi một số các nội dung cơ bản như: mác BT theo thiết kế, ngày giờ lấy mẫu, tên nhà thầu, TVGS ký xác nhận...
Theo quy định kỹ thuật cho công trình thì đến ngày ép mẫu TVGS cùng với nhà thầu tổ chức ép mẫu, các thông số được ghi chép đầy đủ nên có thể đánh giá về cơ bản chất lượng bê tông đã thi công.
Ý thứ hai bạn trao đổi mình thấy để biết "thép móng khi đổ BT không bị nhà thầu rút ra" hay không thì chỉ chờ xem công trình có lún quá mức cho phép hay sập hay không thôi, nói vui thế thôi, trường hợp này như bạn khoalongvietjsc đã góp ý rất đúng, nếu không thể có mặt tại hiện trường được thì cần có người khác thay thế để tránh công việc bị gián đoạn và vẫn có thể đảm bảo chất lượng. Thân!
 
Vấn đề về TVGS quá rộng và phức tạp lắm, theo đề nghị của mình mọi người nên như ý kiến của khongaica và Haydoiday là đưa ra trường hợp cụ thể để bàn đi.

Câu hỏi của Haydoiday về làm thế nào để biết NT có rút thép ra khỏi BT ko? Mình có ý kiến như thế này: PÓ TAY . Điều này phải trông chờ vào sự trung thực, uy tín của NT thôi nếu ko cứ phải giám sát 24/24. Khi mình còn thi công và hiện nay đang làm tay trái, điều này đôi lúc cũng có xảy ra với một số NT điếc ko sợ súng. Nhưng riêng đối với mình thì tuyệt đối cấm. Khi thi công mình tâm niệm một điều KẾT CẤU THÌ KO BAO GIỜ ĐÙA VÀO. Để tiết kiệm và thi công có lãi sẽ có rất nhiều võ, như ví dụ của khongaica nói là để đổ 6 bao thay vì 7 bao vẫn có thể làm được mà vẫn đảm bảo chất lượng và mác BT, tuy nhiên ko nhiều.

Còn về TVGS nói chung theo mình nghĩ thì cũng có người này người kia nhưng lỗi lớn là của Ông Nhà thầu, nếu ko gian dối thì TVGS cũng chẳng làm gì được. Khi còn thi công, mình biết rất nhiều TVGS đã bị đuổi do gây khó dễ với NT. Hiện nay là CĐT thì việc TVGS gây khó khăn cho NT đã được mình đưa hẳn vào HĐ như là điều khoản loại bỏ và thay thế Nhân sự TVGS tại công trường.
Giải pháp để triệt để các vấn đề tiêu cực của TVGS đó là mức lương, sự thưởng phạt phải rõ ràng và đáp ứng được cuộc sống chứ không mang tính hình thức như hiện nay.
 
Góp ý thêm cho bác khoalongvietjsc:

Đúng như bác malsoni810 đã nói, nhưng em xin bổ sung một số ý kiến như sau:
- Thứ nhất, Các công tác nghiệm thu gia công, lắp đặt cốt thép, ván khuôn bắt buộc phải nghiệm thu trước chứ không phải yêu cầu "được"nghiệm thu trước cả. Vì nếu nghiệm thu không đạt thì chẳng lẽ bêtông chờ àh?
- Thứ hai, Khi đổ bêtông thì bắt buộc phải có Giám sát A tại hiện trường. Nếu giám sát A không có mặt tại hiện trường thì phải có biên bản gửi cho bên A yêu cầu bổ sung giám sát hiện trường. Trước tiên gọi điện thoại yêu cầu và bổ sung văn bản sau này. Nếu không được đáp ứng thì ngừng công tác đổ bêtông lại, và việc tiến độ chậm trễ được giải trình là do bên A không đáp ứng Giám sát tại hiện trường. Không có giám sát tại hiện trường thì cũng chẳng có ông nào dám ký biên bản nghiệm thu cả. Sau này có chuyện gì thì "tong" sao:D.

Không biết ý kiến của em đã chuẩn xác chưa? Mong các bác góp ý thêm. Thân chào!!!
- Góp ý thêm cho bác khoalongvietjsc: không phải Khi đổ bêtông thì mới bắt buộc phải có Giám sát A tại hiện trường; Mà Công tác giám sát phải bảo đảm yêu cầu “thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng” theo quy định tại Khoản 2, Điều 88, Luật Xây dựng. Do đó cá nhân giám sát thi công xây dựng không được đồng thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong cùng một thời gian theo quy định tại khoản 4 Điều 48, Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ.
- Chẳng lẽ chủ đầu tư bỏ tiền thuê ông về làm TVGS đễ ông đi chơi sao? do đó ông TVGS có mặt thi đơn vi thi công làm đúng, còn không có mặt thì sao? (có trời mới biết.......)
 
Tất nhiên sự cố xảy ra thì ko thể tránh được, vấn đề là xử lý như thế nào.
Trong trường hợp này thì chúng ta có thể kiểm tra cốt thép trong bê tông bằng phương pháp điện từ.
Thực hiện thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCXD 240 : 2000 Kết cấu BTCT- Phương pháp này cho phép xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông (các chú thi công khỏi cãi nhá ). Đây là phương pháp dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ khi đầu dò tiếp cận với vùng bê tông có cốt thép. Thiết bị được dùng có tên là PROFORMETER và COVERMASTER-CM 52. Em thấy cái máy này lần đầu tiên ở trong phòng thí nghiệm của trường DHXD đặt trong khuôn viên trường DH bách khoa .:D
Tuy nhiên vấn đề là kiếm cái máy này ở đâu ? :D.
 
V/v giám sát của chủ đầu tư không đến nghiệm thu...

Đúng như bác malsoni810 đã nói, nhưng em xin bổ sung một số ý kiến như sau:
- Thứ nhất, Các công tác nghiệm thu gia công, lắp đặt cốt thép, ván khuôn bắt buộc phải nghiệm thu trước chứ không phải yêu cầu "được"nghiệm thu trước cả. Vì nếu nghiệm thu không đạt thì chẳng lẽ bêtông chờ àh?
- Thứ hai, Khi đổ bêtông thì bắt buộc phải có Giám sát A tại hiện trường. Nếu giám sát A không có mặt tại hiện trường thì phải có biên bản gửi cho bên A yêu cầu bổ sung giám sát hiện trường. Trước tiên gọi điện thoại yêu cầu và bổ sung văn bản sau này. Nếu không được đáp ứng thì ngừng công tác đổ bêtông lại, và việc tiến độ chậm trễ được giải trình là do bên A không đáp ứng Giám sát tại hiện trường. Không có giám sát tại hiện trường thì cũng chẳng có ông nào dám ký biên bản nghiệm thu cả. Sau này có chuyện gì thì "tong" sao:D.

Không biết ý kiến của em đã chuẩn xác chưa? Mong các bác góp ý thêm. Thân chào!!!

- Mình xin bổ sung một số ý kiến như sau: tại khoản 3 Điều 24 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 thì công việc xây dựng phải được người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình nghiệm thu. Nếu thiếu một trong hai người này là không được phép.
-Ý thứ 1: Sau khi đã nghiệm thu nội bộ và đã gửi phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu nhưng giám sát của chủ đầu tư không đến, thì nhà thầu thi công có thể yêu cầu chủ đầu tư bồi thường cả về tiến độ nếu do lỗi giám sát của chủ đầu tư chậm nghiệm thu khi phiếu yêu cầu nghiệm thu đã được nhà thầu thi công gửi đúng thời hạn theo qui định.
- Ý thứ 2: Để hạn chế những tổn thất do việc chủ đầu tư không tổ chức nghiệm thu kịp thời thì trong hợp đồng phải nêu rõ về thời gian gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu, cam kết đền bù vật chất do lỗi của chủ đầu tư gây ra do không tổ chức nghiệm thu kịp thời.(Hợp đồng quy định chặt chẻ sẽ có lợi cho cả 2 bên) ok chứ! :)
 
Thấy ở đây vui quá nên tui sẽ từ từ tham gia ý kiến.
Tuy là đề tài hay nhưng mọi người chỉ chủ yếu là "bình loạn", thiết nghỉ phải chỉ ra cái hay - dở, tích cực - tiêu cực,... rõ ràng để mọi người trao đổi và hướng đến điều tốt đẹp hơn.
Tui xin nêu lên kinh nghiệm ít ỏi của mình trong suốt quá trình tham gia thiết kế, giám sát, thi công, quản lý dự án qua một vài trường hợp sau:
-Khi là GS thì không thể thường xuyên đứng tại ctr nên tui thường kiểm tra bất thình lình khi đổ bêtông và lấy mẫu liền lúc đó. Lập luận của tui là tỉ lệ và tần suất của chày đầm so với khuôn mẫu là không tương xứng với đầm và khối lượng bêtông cấu kiện nên tui bắt phải có tỉ lệ hoán đổi kết quả mẫu thử, có thể là 0,8. Nếu không chịu thì từ kết quả mẫu thử tính ra khối lượng ximăng, cát đá và kiểm tra sl đã sử dụng mà có quyết định.
-Còn một số vấn đề khi bô thép dầm-sàn,...sẽ nói lần sau
Mọi người góp thêm nhé. Chào thân ái!
 
Giám sát

Nói chung là tùy Nhà thầu và tùy tính chất công trình mà TVGS có thái độ phù hợp.
Nếu Nhà thầu thi công thật,biết vì thương hiệu thì nhàn quá,nhưng cũng có khi do họ buông lỏng quản lý để bên dưới bớt xén vật tư thì mình cũng phải sát sao hơn.
Tuy nhiên cũng cần tránh tình trạng làm kỹ thuật viên thay cho Nhà thầu mà người TVGS tìm cách làm cho họ thay đổi tư duy,tư vấn về mọi mặt tâm lý, chính trị,xã hội..
Có nhiều Nhà thầu là sân sau của nhiều Sếp to và rất to,họ lại ko biết điều mà cứ cố tình làm ẩu thì lại càng phải khéo léo,vừa được việc của mình vừa không bị trách là gây khó dễ, vòi vĩnh..
 
trả lời

Ông này chưa làm gói thầu quốc tế, nói thế thì anh em TVGS mình hỏng cả rồi sao. Nếu làm thầu quốc tế người ta trả lương cao rồi thì Nhà thầu không mua được mình. Mà làm đúng thì vẫn phải có phong bì mà lo gì.
 
Back
Top