Áp dụng chiều cao công trình theo định mức số 1776/BXD-VP

Chutmayman

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
9/10/07
Bài viết
619
Điểm tích cực
703
Điểm thành tích
93
Câu hỏi của bạn Nguyễn Viết Chất Tại hòm thư vietchatsdcc@yahoo.com.vn hỏi :

Tôi được giao lập dự toán công trình xây dựng về nhà ở, khi áp dụng định mức xây dựng công trình ban hành kèm theo công văn số 1776/BXD-VP tôi gặp một số khó khăn sau:

Với một số công tác không quy định chiều cao công trình thì rất dễ áp dụng. Tuy nhiên, đối với một số công tác có quy định chiều cao công trình như công tác xây công tác bê tông, công tác cốt thép, công tác ván khuôn thì em không biết phải áp dụng định mức như thế nào cho phù hợp. Cụ thể:

Đổ bê tông tường có chiều cao 52, chiều dày < 45m thì tính như thế nào:

Cách 1: áp dụng mã AF.22140 (chiều cao >50m) cho cả khối bê tông.

Cách 2: Tách riêng khối lượng với các chiều cao < 4m, từ trên 4m đến < 16m, trên 16 m đến < 50m và trên 50m sau đó tính theo các mã tương ứng là AF.22110, AF.22120, AF. 22130, AF.22140.

Một vấn đề nữa em muốn hỏi là mốc để tính chiều cao công trình là tính từ mặt đất hay chân móng công trình.

Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

- Theo hướng dẫn trong Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng thì chiều cao quy định trong định mức là chiều cao công trình. Mọi khối lượng thi công của toàn công trình mà có chiều cao công trình tương ứng với chiều cao quy định trong định mức nói trên thì sử dụng theo định mức chiều cao đó, không phân tách khối lượng công trình theo các chiều cao để tính khối lượng tương ứng với chiều cao để áp dụng định mức. Vì vậy, công tác đổ bê tông tường có chiều cao 52m sẽ sử dụng mã định mức có chiều cao > 50m.

- Mốc để tính chiều cao công trình là tính từ cốt + 0,00.



 
Viện kinh tế trả lời 1 đường, vụ kinh tế trả lời một nẻo, chẳng biết đường mô mà lần. Thôi thì theo Vụ kinh tế, có sai thì cũng là cơ quan quản lý Nhà nước trả lời. Theo tôi Viện Kinh tế không nên trả lời trực tiếp mà tham mưu cho Bộ trả lời mang tính pháp lý hơn.
 
Tính theo chiều cao của kết cấu cao nhất ctr là đúng rồi. Chiều cao lấy từ cốt +0,0 của ctr. Vì nếu đổ bê tông cột, dầm, sàn mái ở trên 52m thì áp định mức này cho toàn bộ cột, dầm, sàn mái luôn, định mức đã phân bổ trung bình từ 0,1m đến >52m. Quan điểm này rõ ràng vì nếu phân tách tầng 1 là <4m thì hóa ra theo đơn giá mã định mức dùng cẩu tự hành nhỏ à? Việc này là không thực tế vì với 1 cái nhà mà cao hơn 52 m thì bắt đầu làm tầng 1 người ta phải lắp cẩu tháp ngay và phục vụ công việc ngay từ sàn tầng 2 (cốt khoảng 4m).
P/s: Bạn gì bảo vụ 1 đằng viện 1 nẻo là như nào nhỉ, có ví dụ cụ thể ko?
 
Last edited by a moderator:
theo mình nghĩ thì phải chia ra từng độ cao một,chứ không thể tính gộp cùng 1 độ cao như vậy được. Vì hao phí mỗi độ cao là khác nhau, ví dụ như: cùng đổ 1 m3 bê tông bằng cẩu tháp nhưng thời gian để đưa BT lên tầng 1 khác với thời gian đưa Bt lên tầng 20( ví dụ thế),rồi cốt thép, ván khuôn cũng vậy; kéo theo chi phí vì vậy cũng khác... I think so that
 
theo mình nghĩ thì phải chia ra từng độ cao một,chứ không thể tính gộp cùng 1 độ cao như vậy được. Vì hao phí mỗi độ cao là khác nhau, ví dụ như: cùng đổ 1 m3 bê tông bằng cẩu tháp nhưng thời gian để đưa BT lên tầng 1 khác với thời gian đưa Bt lên tầng 20( ví dụ thế),rồi cốt thép, ván khuôn cũng vậy; kéo theo chi phí vì vậy cũng khác... I think so that

Chú này ko đọc à. Tầng 1 hay tầng 20, là tính trung bình cho 1 m3 bê tông đổ với chiều cao công tác lớn nhất >50m. Định mức thì cũng là trung bình thôi, tính tương đối nhưng tương đối hợp lý là được.
 
Mình muốn hỏi là có văn bản nào chính thức của VKT hay Bộ xây dựng về vấn đề này không? Mình đi làm việc với chủ đầu tư, các bác ấy cứ đòi pải có văn bản nào chứng minh không, chứ chẳng xem trả lời của VKT trên mạng đâu. Thanks
 
Theo mình nghĩ phải chia khối lượng theo từng cao độ mới phù hợp vì hai lý do:

- Kiểm tra nội dung của định mức thì hao phí thực tế để đổ một khối bê tông hay làm ra một đơn vị ván khuôn ở cao độ khác nhau thì hao phí cũng đã khác nhau tương đối nhiều. Khi xây dựng định mức 1776, tôi nghĩ Bộ Xây dựng cũng đã xem xét tới vấn đề này. Đọc hướng dẫn định mức tôi hiểu là đã có quy định theo độ cao trong một công trình. Cụ thể hơn là Bộ Xây dựng đã có Công văn số 2359/BXD-KTXD ngày 28 tháng 10 năm 2009 do Thứ trưởng Trần Văn Sơn ký có nói về vấn đề này và Quyết định số 788/QĐ-BXD về việc Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình, trong phần phụ lục bảng tính khối lượng cũng đề cập đến độ cao cho các phần khối lượng.

- Lý do thứ hai. Nếu áp dụng như Viện Kinh tế giải thích thì khi xây dựng một công trình có chiều cao 49 m và 51 m giá thành sẽ khác hẳn nhau.

Vì vậy, dù lý luận như thế nào đi chăng nữa thì Tập định mức vẫn phải đảm bảo một mặt bằng như nhau hai công trình có chiều cao 49 m và 51 m về cơ bản là giá thành xây dựng phần thô không chênh lệch nhau lớn.
 
chiều cao công trình có tum mái

Các bạn cho tôi hỏi chút: Nếu công trình của tôi chỉ có một phần tum mái cao hơn 16m thì tất cả các công tác của tôi có được áp theo chiều cao <50m không?
Câu hỏi của bạn Nguyễn Viết Chất Tại hòm thư vietchatsdcc@yahoo.com.vn hỏi :

Tôi được giao lập dự toán công trình xây dựng về nhà ở, khi áp dụng định mức xây dựng công trình ban hành kèm theo công văn số 1776/BXD-VP tôi gặp một số khó khăn sau:

Với một số công tác không quy định chiều cao công trình thì rất dễ áp dụng. Tuy nhiên, đối với một số công tác có quy định chiều cao công trình như công tác xây công tác bê tông, công tác cốt thép, công tác ván khuôn thì em không biết phải áp dụng định mức như thế nào cho phù hợp. Cụ thể:

Đổ bê tông tường có chiều cao 52, chiều dày < 45m thì tính như thế nào:

Cách 1: áp dụng mã AF.22140 (chiều cao >50m) cho cả khối bê tông.

Cách 2: Tách riêng khối lượng với các chiều cao < 4m, từ trên 4m đến < 16m, trên 16 m đến < 50m và trên 50m sau đó tính theo các mã tương ứng là AF.22110, AF.22120, AF. 22130, AF.22140.

Một vấn đề nữa em muốn hỏi là mốc để tính chiều cao công trình là tính từ mặt đất hay chân móng công trình.

Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

- Theo hướng dẫn trong Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng thì chiều cao quy định trong định mức là chiều cao công trình. Mọi khối lượng thi công của toàn công trình mà có chiều cao công trình tương ứng với chiều cao quy định trong định mức nói trên thì sử dụng theo định mức chiều cao đó, không phân tách khối lượng công trình theo các chiều cao để tính khối lượng tương ứng với chiều cao để áp dụng định mức. Vì vậy, công tác đổ bê tông tường có chiều cao 52m sẽ sử dụng mã định mức có chiều cao > 50m.

- Mốc để tính chiều cao công trình là tính từ cốt + 0,00.



 
Các bạn cho tôi hỏi chút: Nếu công trình của tôi chỉ có một phần tum mái cao hơn 16m thì tất cả các công tác của tôi có được áp theo chiều cao <50m không?
Miễn là phần cao nhất của công trình anh đang thực hiện cao trên 16m và nhỏ hơn bằng 50m thì anh sẽ phải áp giá theo chiều cao =<50m.
Tuy nhiên nếu việc vượt quá ở đây chỉ là 1 phần nhỏ của tum thì anh hoàn toàn có thể trao đổi với chủ đầu tư (nếu anh là bên Tư vấn, dự toán ...) để thống nhất áp giá theo mức <=16m hay <=50m. Nếu chủ đầu tư vui vẻ bảo a cứ áp theo quy định thì anh áp <=50m, còn chủ đầu tư yêu cầu anh áp <=16m thì ta cùng thống nhất theo 16m thôi. Vì đây là phần nhạy cảm mà :)
 
Theo mình nghĩ phải chia khối lượng theo từng cao độ mới phù hợp vì hai lý do:

- Kiểm tra nội dung của định mức thì hao phí thực tế để đổ một khối bê tông hay làm ra một đơn vị ván khuôn ở cao độ khác nhau thì hao phí cũng đã khác nhau tương đối nhiều. Khi xây dựng định mức 1776, tôi nghĩ Bộ Xây dựng cũng đã xem xét tới vấn đề này. Đọc hướng dẫn định mức tôi hiểu là đã có quy định theo độ cao trong một công trình. Cụ thể hơn là Bộ Xây dựng đã có Công văn số 2359/BXD-KTXD ngày 28 tháng 10 năm 2009 do Thứ trưởng Trần Văn Sơn ký có nói về vấn đề này và Quyết định số 788/QĐ-BXD về việc Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình, trong phần phụ lục bảng tính khối lượng cũng đề cập đến độ cao cho các phần khối lượng.

- Lý do thứ hai. Nếu áp dụng như Viện Kinh tế giải thích thì khi xây dựng một công trình có chiều cao 49 m và 51 m giá thành sẽ khác hẳn nhau.

Vì vậy, dù lý luận như thế nào đi chăng nữa thì Tập định mức vẫn phải đảm bảo một mặt bằng như nhau hai công trình có chiều cao 49 m và 51 m về cơ bản là giá thành xây dựng phần thô không chênh lệch nhau lớn.
Về mặt bản chất thì bạn nói là đúng, thi công ở các cao độ khác nhau thì mức hao phí nhân công, máy thi công sẽ khác nhau. Như cách làm trước đây khi thi công từ tầng 6 trở lên thì mỗi tầng được tăng thêm 5% (hệ số cao tầng). Tuy nhiên, theo cách làm hiện nay thì người lập định mức đã tính trung bình cho toàn bộ chiều cao công trình. Cácj làm này đơn giản hơn cho người dùng. Mà tôi thấy Viện kinh tế là đơn vị giúp Bộ XD thực hiện lập bộ ĐM 24 (sau công bố bằng 1776, 1777, 1779) nên công văn trả lời của Viện chúng ta có thể tin tưởng áp dụng. Còn khi làm việc chủ đầu tư mà không tin tưởng thì đó là việc của CĐT, bộ ĐM chỉ là công bố còn áp dụng hay không thì tùy nhé. Mong các bạn trao đổi thêm.
 
Back
Top