Bồi thường, tranh chấp

  • Khởi xướng Carrot
  • Ngày gửi
C

Carrot

Guest
Công ty tôi là một công ty trong nước, có ký hợp đồng với một công ty nước ngoài để lắp đặt trạm bơm nước cho cảng đóng tàu. Trong quá trình xây dựng, do điều kiện chủ quan, công trình có bị tạm ngưng 1 năm.
Sau khi thi công lại, bên nhà thầu gửi thư yêu cầu chúng tôi bồi thường do:
1. Gián đoạn thời gian, mặc dầu trong hợp đồng không đề cập đến việc bồi thường này.
2. Bồi thường hệ thống van nước đã lắp đặt, nhưng chưa bàn giao, trong thời gian ngưng thi công, nước thải làm hư hỏng hoàn toàn.

Xin hỏi, công ty tôi có thể trả lời là:
1. Do trong hợp đồng không nói gì đến việc bồi thường do gián đoạn, nên chúng tôi không bồi thường.
2. Do chưa bàn giao mặc dầu đã lắp đặt, nên trách nhiệm vẫn thuộc bên nhà thầu.

Trả lời như vậy có ổn không về mặt luật pháp?? có luật quốc tế nào qui định về việc bồi thường như điều 1 không??
Xin cám ơn!!
 

Hoàng Linh

Thành viên năng động
Tham gia
25/9/08
Bài viết
70
Điểm thành tích
8
Bồi thường Hợp đồng

Do bạn không nêu lên các điều khoản cụ thể của HĐ, nên chỉ góp ý với bạn như sau: Trong HĐ phải nêu đủ các điều kiện chung riêng đã thỏa thuận thông qua đàm phán (các HĐ cho gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ thì ghi chung vào HĐ, với các gói thầu lớn, phức tạp thì các nội dung của HĐ phải tách riêng thành các điều kiện chung, điều kiện riêng -ĐK cụ thể của HĐ), trong đó có các điều khoản qui định rõ thời gian , tiến độ thực hiện, thanh toán tạm ứng, tạm ngừng và chấm dứt HĐ...Theo bạn thì việc tạm dừng thi công 1 năm là do điều kiện chủ quan (Tạm dừng thi công có thể do lỗi của bên giao thầu hoặc do bên nhận thầu gây ra; có thể do các điều kiện bất khả kháng; các trường hợp khác ghi trong HĐ...) vậy thì do bên nào (bên giao thầu hay bên nhận thầu) ? và có thuộc các trường hợp khác đã được thỏa thuận ghi trong HĐ không? Có thuộc các rủi ro và trách nhiệm của hai bên không? Việc tạm ngừng thi công phải được đền bù - theo quy định của Luật pháp VN và do 2 bên tự thỏa thuận trong HĐ.Ngoài ra HĐ còn phải ràng buộc bởi các điều Luật của Việt Nam và quốc tế ! Vì vậy bạn phải xem xét kỹ lại nội dung HĐ- Tôi không nghĩ là trong HĐ của bạn (nhất là HĐ với 1 Cty nước ngoài) không có các điều khoản qui định như trên!- để có hướng giải quyết hợp lý và đảm bảo được quyền lợi của các bên thông qua hòa giải! Tránh phải đưa nhau ra nhờ Trọng tài kinh tế hoặc Tòa án giải quyết. Chúc bạn thành công trong công việc.(bạn có thể tham khảo Luật Dân sự, Luật TM, Luật XD, NĐ 16, NĐ 112, Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ XD...)
 
C

Carrot

Guest
Bồi thường hợp đồng

Cám ơn bạn Hoàng Linh đã trả lời câu hỏi.
Tuy nhiên, có lẻ do đọc câu hỏi không kỷ, nên câu trả lời của bạn không đúng trọng tâm.
Điều kiện chủ quan ở đây (do bên công ty chúng tôi là Chủ Đầu Tư) là do từ phía chúng tôi, không phải từ phía nhà thầu hay bất khả kháng.
Hợp đồng ghi rõ thời hạn khởi công và thời hạn hoàn thành, nhưng không qui định khoảng bồi thường nếu vi phạm điều khoản này.
Xin cám ơn bạn một lần nữa, và trông chờ câu trả lời của bạn!!
Thân mến!!
 
Last edited by a moderator:

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Trích: Điều 769 - Luật dân sự số 33: Hợp đồng dân sự

1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.
Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trích: Điều 4 - Luật dân sự số 33: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận

Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.
Như vậy, về vấn đề của bạn, công ty bạn hoàn toàn có thể trả lời:
1. Do trong hợp đồng không nói gì đến việc bồi thường do gián đoạn, nên chúng tôi không bồi thường.
2. Do chưa bàn giao mặc dầu đã lắp đặt, nên trách nhiệm vẫn thuộc bên nhà thầu.

Trong sự việc này, nhà thầu nước ngoài chỉ có thể trách mình đã không lưu tâm đến những vấn đề nhạy cảm. Đó cũng là một kinh nghiệm mà các nhà thầu trong nước phải lưu ý khi đấu thầu quốc tế.

Trong HSMT với gói thầu xây lắp trong nước, có Phần 3: yêu cầu về hợp đồng. Đây là một trong những dữ liệu rất quan trọng trong công tác đấu thầu mà chúng ta rất ít bàn tới, trong khi theo tôi được biết, các nhà thầu nước ngoài rất quan tâm đến vấn đề này! Thậm chí, HSMT đã được phê duyệt thì thế, nhưng sau khi ký hợp đồng thì mẫu và các nội dung đã được thay đổi hoàn toàn! Chúng ta đang chưa thật sự nghiêm túc và không chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện Luật!

Có lẽ, chúng ta phải cùng thảo luận về các vấn đề nhạy cảm này trong một Topic khác!:D
 
P

PVN

Guest
Nói chung gây thiệt hại là phải bồi thường rồi, dù hợp đồng có ghi hay không. Công ty bạn gây thiệt hại cho nhà thầu thì bạn phải trả thôi. Nhưng nhà thầu muốn đòi được bồi thường thì họ phải chứng minh được thiệt hại, lỗi của Chủ đầu tư, và quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại. Mà nhà thầu nước ngoài thường có records mấy cái này rất tốt, nên mình nghĩ bạn nên mềm mỏng với họ.

Một số quy định nhà thầu có thể vận dụng:

Điều 75 - Luật Xây dựng:
l) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho nhà thầu thi công xây dựng công trình, nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

Hoặc quy định bồi thường của Bộ Luật Dân Sự (điều 300 gì đó).

Tất nhiên, không ai muốn kiện tụng đâu, nên thỏa thuận mức bồi thường hợp lý. Bạn cũng có thể cãi lại Nhà thầu bằng một số "bài":
1. Trường hợp bất khả kháng:
2. Không chứng minh được thiệt hại
3. Không chứng minh được lỗi
4. Không quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại
5. Những thiệt hại đó có thể tránh được, nhưng nhà thầu đã không có biện pháp giảm tránh thiệt hại.
6. Cù nhầy, kéo dài thời gian :D
7. Thuộc phạm vi bảo hiểm
... còn nhiều bài khác nữa, nhưng thuộc phạm trù của luật sư rồi.
 
Last edited by a moderator:
P

PVN

Guest
Bàn thêm với bạn SyncMaster như sau: Hợp đồng là tối thượng (tất nhiên không được trái nguyên tắc giao kết), nhưng đằng sau Hợp đồng còn là cả hệ thống luật pháp. Cái gì Hợp đồng không quy định thì sẽ áp dụng theo luật, cho nên Luật áp dụng là một điều khoản quan trọng của hợp đồng là thế.

Người Việt Nam mình thường ít quan tâm đến các điều khoản liên quan đến trách nhiệm (liability) trong Hợp đồng, nên khi xảy ra vấn đề khá là mệt mỏi, khó né (nếu làm đúng luật).
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Bàn thêm với bạn SyncMaster như sau: Hợp đồng là tối thượng (tất nhiên không được trái nguyên tắc giao kết), nhưng đằng sau Hợp đồng còn là cả hệ thống luật pháp. Cái gì Hợp đồng không quy định thì sẽ áp dụng theo luật, cho nên Luật áp dụng là một điều khoản quan trọng của hợp đồng là thế.

Người Việt Nam mình thường ít quan tâm đến các điều khoản liên quan đến trách nhiệm (liability) trong Hợp đồng, nên khi xảy ra vấn đề khá là mệt mỏi, khó né (nếu làm đúng luật).
Rất đồng tình với bạn là gây thiệt hại cho nhà thầu thì phải đền bù, bản thân tôi cũng là một thành viên của nhà thầu xây dựng. Nhưng đối với dự án đặc thù như trên, chậm tiến độ thi công trong khi không có 1 thỏa thuận nào ràng buộc thì rõ ràng, nhà thầu cũng đã thể hiện sự non kém trong quản lý.

Nhờ bác nghiên cứu giúp anh em xem, trong trường hợp cụ thể nêu trên, điều khoản nào của Luật nào quy định là phạt CĐT và mức phạt là bao nhiêu?

Còn CĐT thì có đủ điều kiện để bác bỏ hoàn toàn trách nhiệm mà họ đã gây ra! Nhưng tốt nhất, hai bên nên thỏa thuận nội bộ trên tinh thần hợp tác, thiện chí, không ảnh hưởng đến lợi ích của mỗi bên. Đó là một nguyên tắc trong Luật dân sự đó!
 
P

PVN

Guest
Post trên mình có trả lời những câu bạn SyncMaster hỏi rồi, nhưng xin được cụ thể hơn như sau:

1. Điều khoản nào:

- Điều 75 Luật XD: l) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho nhà thầu thi công xây dựng công trình, nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

- Điều 305 Bộ luật DS: 1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Và còn nhiều điều khác trong Bộ Luật DS. Tất nhiên, muốn xác định chính xác vận dụng điều nào thì còn phải đọc kỹ hồ sơ. Nhưng như những gì bạn Carrot cho biết, thì tôi tin 99% là Chủ đầu tư chậm thực hiện một nghĩa vụ nào đó, nên mới dẫn đến nhà thầu không thực hiện được, chậm 1 năm; hoặc ít nhất cũng có vi phạm khác, chứ nếu kg thì lỗi đã thuộc về nhà thầu, hoặc bất khả kháng chứ kg phải của CĐT như bạn Carrot nói.

2. Mức phạt là bao nhiêu:
Có lẽ bạn không học luật Dân Sự nên không phân biệt giữa "phạt" và "bồi thường". Đại loại là thế này: Phạt là có mục đích răn đe, còn bồi thường là trả lại cho người ta cái gì người ta đã mất hoặc người ta đáng được hưởng mà không hưởng được do lỗi của mình. Cái mình đề cập ở trên là "bồi thường" chứ không phải "phạt". Nếu có điều khoản về phạt, thì nhà thầu không chỉ đòi "phạt" mà có thể còn đòi được cả "bồi thường".

Câu hỏi của bạn có thể sửa lại là: "mức bồi thường là bao nhiêu?". Mình xin trả lời:
Điều 307 Bộ luật DS: 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Như vậy nhà thầu phải chứng minh thiệt hại đó là bao nhiêu, nếu 2 bên không thỏa thuận mức thiệt hại được thì ra trọng tài/tòa.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top