Bổ sung giá gói thầu theo thông tư 09/2008

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Cho em hỏi là trong TT09 thì tại Điều 5: "Chủ đầu tư điều chỉnh giá gói thầu bằng cách cộng giá trúng thầu đã được phê duyệt với dự toán chi phí xây dựng bổ sung".
Khi mình cộng giá trúng thầu với dự toán bổ sung thì mình có tính % chênh lệch giá trúng thầu và giá gói thầu để giảm trừ vào phần dự toán bổ sung ko?
VD: Khi giá trúng thầu giảm 6% so với giá gói thầu thì ta có lấy dự toán bổ sung trừ cho 6% giá dự toán bổ sung ko?
 
L

lestrong

Guest
Cho em hỏi là trong TT09 thì tại Điều 5: "Chủ đầu tư điều chỉnh giá gói thầu bằng cách cộng giá trúng thầu đã được phê duyệt với dự toán chi phí xây dựng bổ sung".
Khi mình cộng giá trúng thầu với dự toán bổ sung thì mình có tính % chênh lệch giá trúng thầu và giá gói thầu để giảm trừ vào phần dự toán bổ sung ko?
VD: Khi giá trúng thầu giảm 6% so với giá gói thầu thì ta có lấy dự toán bổ sung trừ cho 6% giá dự toán bổ sung ko?

Ở 1 số tỉnh thành mình thấy họ có Văn bản rất rõ về việc có tính tỷ lệ giảm giá vào dự toán điều chỉnh, cái tỷ lệ giảm giá đó họ gọi là "tỷ lệ tiết kiệm".
Theo đó, giá gói thầu sau khi điều chỉnh sẽ bằng giá trúng thầu (có giảm giá) + dự toán bổ sung (có tính tỷ lệ giảm giá).
Tuy nhiên, với những khối lượng phát sinh ngoài HSMT thì phần giảm giá này không được tính vào. Chỉ tính cho phần khối lượng theo HSMT.

Bạn có thể tham khảo Văn bản của tỉnh Khánh Hòa này nhé:
 

File đính kèm

  • Huong dan TT09.doc
    71,5 KB · Đọc: 381

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Ở 1 số tỉnh thành mình thấy họ có Văn bản rất rõ về việc có tính tỷ lệ giảm giá vào dự toán điều chỉnh, cái tỷ lệ giảm giá đó họ gọi là "tỷ lệ tiết kiệm".
Theo đó, giá gói thầu sau khi điều chỉnh sẽ bằng giá trúng thầu (có giảm giá) + dự toán bổ sung (có tính tỷ lệ giảm giá).
Tuy nhiên, với những khối lượng phát sinh ngoài HSMT thì phần giảm giá này không được tính vào. Chỉ tính cho phần khối lượng theo HSMT.

Bạn có thể tham khảo Văn bản của tỉnh Khánh Hòa này nhé:

Trong mục 3.3 ở tài liệu Bác đưa:
3.3. Đối với các gói thầu, hạng mục công trình, công trình đã phê duyệt giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu nhưng chưa phát hành hồ sơ mời thầu thì chủ đầu tư tiến hành điều chỉnh dự toán xây dựng công trình như mục 3.1.
Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh được duyệt sau khi trừ tỷ lệ tiết kiệm theo quy định hiện hành sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt; trong trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh do chủ đầu tư phê duyệt sau khi trừ tỷ lệ tiết kiệm theo quy định hiện hành cao hơn giá gói thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư phải bảo đảm tổng giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt, trường hợp vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định.
Em vẫn chưa hiểu là tỷ lệ tiết kiệm này lấy ở đâu ra khi chưa đấu thầu?
 
L

lestrong

Guest
Trong mục 3.3 ở tài liệu Bác đưa:

Em vẫn chưa hiểu là tỷ lệ tiết kiệm này lấy ở đâu ra khi chưa đấu thầu?

Nói thật, tớ cũng chưa hiểu cái ý nghĩa của cụm từ này :D
Mình đưa cái văn bản này lên nhằm các bạn tham khảo thêm về hướng dẫn của TT09/2008-Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng.

Tình huống của bạn nêu mình đã có ý kiến:
giá gói thầu sau khi điều chỉnh sẽ bằng giá trúng thầu (có giảm giá) + dự toán bổ sung (có tính tỷ lệ giảm giá).
Tuy nhiên, với những khối lượng phát sinh ngoài HSMT thì phần giảm giá này không được tính vào. Chỉ tính cho phần khối lượng theo HSMT.

Chúng ta cùng thảo luận về tình huống của bạn nhé!
 
K

khanhme01

Guest
lestrong, Capcon: những nội dung bạn nêu ra:" Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh được duyệt sau khi trừ tỷ lệ tiết kiệm theo quy định hiện hành sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu" là do quy định riêng của địa phương nhưng hiện nay đã trái và không còn phù hợp với các quy định hiện hành. Tôi cũng đã tham gia dự án của một số tỉnh từ những năm 90 của thế kỷ trước người ta có sử dụng kiểu giảm trừ tỷ lệ tiết kiệm 03% so với giá dự toán được phê duyệt và lấy đó làm giá gói thầu. Nhưng vào thế kỷ 21 thì họ thấy rằng điều đó không còn đúng nữa nên đã hủy bỏ quy định này. nhất là khi nền kinh tế nước nhà đã và đang hội nhập WTO thì cái kiểu "một vùng trời riêng" này tưởng như là một "sáng kiến hay" càng cần được dỡ bỏ.
 
M

minhtuong

Guest
Cho em hỏi là trong TT09 thì tại Điều 5: "Chủ đầu tư điều chỉnh giá gói thầu bằng cách cộng giá trúng thầu đã được phê duyệt với dự toán chi phí xây dựng bổ sung".
Khi mình cộng giá trúng thầu với dự toán bổ sung thì mình có tính % chênh lệch giá trúng thầu và giá gói thầu để giảm trừ vào phần dự toán bổ sung ko?
VD: Khi giá trúng thầu giảm 6% so với giá gói thầu thì ta có lấy dự toán bổ sung trừ cho 6% giá dự toán bổ sung ko?

Thông tư 09 của Bộ xây dựng không yêu cầu giảm giá theo tỉ lệ đấu thầu đối với dự toán bổ sung do biến động giá.
Nhưng có địa phương yêu cầu và cung có địa phương không yêu cầu giảm giá theo tỉ lệ đối với dự toán bổ sung.
Mình cho rằng việc yêu cầu giảm giá phần bù do biến động giá là không hợp lý và không rõ căn cứ trên cơ sở pháp luật nao?.
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Thông tư 09 của Bộ xây dựng không yêu cầu giảm giá theo tỉ lệ đấu thầu đối với dự toán bổ sung do biến động giá.
Nhưng có địa phương yêu cầu và cung có địa phương không yêu cầu giảm giá theo tỉ lệ đối với dự toán bổ sung.
Mình cho rằng việc yêu cầu giảm giá phần bù do biến động giá là không hợp lý và không rõ căn cứ trên cơ sở pháp luật nao?.

Tại vì cứ nghỉ là trong đấu thầu giảm được phần chênh lệch đối với dự toán chừng nào thì khi bổ sung cũng có khả năng giảm được chừng ấy. Miễn sao đảm bảo mức lợi nhuận của nhà thầu vừa phải theo hướng có lợi cho đôi bên :D.
Nói thì nói thế nhưng ko biết là có quy định nào ko :-?
 
L

lestrong

Guest
Em vẫn cho rằng khi lập dự toán bổ sung cho nhà thầu thì phần tỷ lệ giảm giá do nhà thầu đề xuất trong HSDT vẫn phải có hiệu lực đối với phần dự toán bổ sung theo TT09/2008-Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng.
Bản chất của của TT09/2008 là nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu khi giá nguyên nhiên vật liệu tăng ngoài tầm kiểm soát của nhà thầu và Chủ đầu tư. Ở đây, phần khối lượng trúng thầu là cố định, chỉ thay đổi về đơn giá dự thầu do nguyên nhiên vật liệu tăng cao.
Về nguyên tắc khi giảm giá chính là giảm về đơn giá dự thầu (điều này là hiển nhiên vì khối lượng mời thầu là cố định, nếu nhà thầu giảm về khối lượng chắc chắn sẽ bị hiệu chỉnh về cùng khối lượng mời thầu). Mặt khác, khi hiệu chỉnh theo TT09/2008 cũng chỉ hiệu chỉnh về đơn giá, do đó, nếu nhà thầu đã có thư giảm giá thì thư giảm giá này cũng có hiệu lực đối với phần dự toán bổ sung này.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình thi công làm phát sinh khối lượng thì phần dự toán do khối lượng phát sinh này không thể chịu anh hưởng bởi thư giảm giá ban đầu (do khi lập HSDT nhà thầu chỉ giảm giá trong phạm vi khối lượng của HSMT).
 

NQT991980

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Re

Em vẫn cho rằng khi lập dự toán bổ sung cho nhà thầu thì phần tỷ lệ giảm giá do nhà thầu đề xuất trong HSDT vẫn phải có hiệu lực đối với phần dự toán bổ sung theo TT09/2008-Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng.
Bản chất của của TT09/2008 là nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu khi giá nguyên nhiên vật liệu tăng ngoài tầm kiểm soát của nhà thầu và Chủ đầu tư. Ở đây, phần khối lượng trúng thầu là cố định, chỉ thay đổi về đơn giá dự thầu do nguyên nhiên vật liệu tăng cao.
Về nguyên tắc khi giảm giá chính là giảm về đơn giá dự thầu (điều này là hiển nhiên vì khối lượng mời thầu là cố định, nếu nhà thầu giảm về khối lượng chắc chắn sẽ bị hiệu chỉnh về cùng khối lượng mời thầu). Mặt khác, khi hiệu chỉnh theo TT09/2008 cũng chỉ hiệu chỉnh về đơn giá, do đó, nếu nhà thầu đã có thư giảm giá thì thư giảm giá này cũng có hiệu lực đối với phần dự toán bổ sung này.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình thi công làm phát sinh khối lượng thì phần dự toán do khối lượng phát sinh này không thể chịu anh hưởng bởi thư giảm giá ban đầu (do khi lập HSDT nhà thầu chỉ giảm giá trong phạm vi khối lượng của HSMT).
Mình cũng đang gặp vụ này. Riêng mình có ý kiến như thế này : Khi dự thầu,nhà thầu xem xét các vấn đề về chi phí, giá cả cũng như năng lực của đơn vị mình mà có quyết định về tỉ lệ giảm giá. Khi có biến động về giá "nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu"thì khoảng này làm sao chịu giảm theo tỉ lệ như lúc trước được ( bản thân nhà thầu đâu có muốn giá nhiên vật liệu tăng đâu). Mình ví dụ thế này nhé : Giá dự thầu cho vật tư A là 100 000đ, sau khi xem xét thấy đơn vị có thể giảm 10% = 90 000đ để thi công; vậy nhà thầu mất khoảng giảm là 10 000đ. Thế đột nhiên giá của vật liệu A lên 200 000đ, chẳng lẽ nhà thầu phải mất 20 000đ cho tỉ lệ là 10% sao? Khi đó nếu giá không biến động nhà thầu chỉ mất 10 000đ, giá vật tư lên mất 20 000đ ? Hình như mình thấy nếu giảm theo tỉ lệ cho phần "dự toán chi phí bổ sung do biến động giá" không theo tinh thần của TT09 để hổ trợ nhà thầu.Không biết anh em nào có cao kiến hay có một văn bản hướng dẫn cụ thể hơn không. Mình xin chân thành cảm ơn
 
L

lestrong

Guest
Mình cũng đang gặp vụ này. Riêng mình có ý kiến như thế này : Khi dự thầu,nhà thầu xem xét các vấn đề về chi phí, giá cả cũng như năng lực của đơn vị mình mà có quyết định về tỉ lệ giảm giá. Khi có biến động về giá "nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu"thì khoảng này làm sao chịu giảm theo tỉ lệ như lúc trước được ( bản thân nhà thầu đâu có muốn giá nhiên vật liệu tăng đâu). Mình ví dụ thế này nhé : Giá dự thầu cho vật tư A là 100 000đ, sau khi xem xét thấy đơn vị có thể giảm 10% = 90 000đ để thi công; vậy nhà thầu mất khoảng giảm là 10 000đ. Thế đột nhiên giá của vật liệu A lên 200 000đ, chẳng lẽ nhà thầu phải mất 20 000đ cho tỉ lệ là 10% sao? Khi đó nếu giá không biến động nhà thầu chỉ mất 10 000đ, giá vật tư lên mất 20 000đ ? Hình như mình thấy nếu giảm theo tỉ lệ cho phần "dự toán chi phí bổ sung do biến động giá" không theo tinh thần của TT09 để hổ trợ nhà thầu.Không biết anh em nào có cao kiến hay có một văn bản hướng dẫn cụ thể hơn không. Mình xin chân thành cảm ơn

Tinh thần chung của TT09/2008 là nhằm hỗ trợ cho nhà thầu, đây không chỉ là hỗ trợ cho nhà thầu mà đó cũng chính là sự chia sẽ khó khăn giữa nhà thầu và nhà nước.
Ví dụ của bạn không thể nói lên được sự chia sẽ khó khăn đấy.
Mình lấy ví dụ thế này: Công ty A sau khi nghiên cứu HSMT đã quyết định giảm giá 10% cho hạng mục B với lý do là trong kho của nhà thầu A lượng nguyên vật liệu để hoàn thành khối lượng công việc của hạng mục công việc B là đảm bảo, không phải mua thêm ngoài thị trường so với các nhà thầu khác,...
Sau đó, do tình hình giá cá nguyên nhiên vật liệu nhà nước hỗ trợ cho nhà thầu phần nguyên nhiên vật liêu do tăng giá này.
Vậy, nếu không triết giảm theo tỷ lệ giảm giá trong HSDT của nhà thầu liệu nhà nước có thật sự được chia sẽ khó khăn? Bản chất thực của TT09/2008 có thật sự đảm bảo?

Mong mọi người cùng thảo luận!
 

NQT991980

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
RE

Mời các bạn tham khảo thêm Thông tư hướng dẫn TT09/2008 mới của BXD.
Cám ơn bạn, nhưng vẫn chưa thấy nói gì về tỉ lệ giảm thầu với chi phí xây dựng bổ sung.
Theo mình trong thông tư 09 có câu :Chủ đầu tư điều chỉnh giá gói thầu bằng cách cộng giá trúng thầu đã được phê duyệt ( giá đã giảm) với dự toán chi phí xây dựng bổ sung (không nói gì tới) .Vậy là Cp XD bổ sung không giảm.
Còn như cách lập luận của bạn Lestrong thì giống như tạm ứng để trữ vật tư thì đã được đề cập trong văn bản 1551 của BXD. thân chào!

[FONT=&quot][/FONT]
 
M

minhtuong

Guest
Tỉ lệ giảm giá của nhà thầu là đối với khối lượng MT, điều kiện, bản chất của hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu. Không phải lúc nào, trường hợp nào chúng ta cũng sử dụng tỉ lệ giảm giá để áp dụng cho bất cứ dự toán hay khối lượng bổ sung nào. Chính vì vậy mà các qui định về hợp đồng nói rõ là trong hợp đồng phải đưa ra nguyên tắc điều chỉnh, nguyên tắc thanh toán.
Tinh thần của Thông tư 09/2008/TT-BXD của BXD là để bù lỗ cho nhà thầu.Không có qui định nào bắt buộc áp dụng tỉ lệ giảm giá đối với thông tư 09.
Tuy nhiên, việc bù lỗ cũng có thể dựa vào tinh thần hợp tác của đôi bên, nếu thương thảo, thỏa thuận được thì mỗi bên có thể chịu lỗ một tí!!
Được anh, được tôi, được cả đôi ấy mà !!!
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Mình cũng đang gặp vụ này. Riêng mình có ý kiến như thế này : Khi dự thầu,nhà thầu xem xét các vấn đề về chi phí, giá cả cũng như năng lực của đơn vị mình mà có quyết định về tỉ lệ giảm giá. Khi có biến động về giá "nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu"thì khoảng này làm sao chịu giảm theo tỉ lệ như lúc trước được ( bản thân nhà thầu đâu có muốn giá nhiên vật liệu tăng đâu). Mình ví dụ thế này nhé : Giá dự thầu cho vật tư A là 100 000đ, sau khi xem xét thấy đơn vị có thể giảm 10% = 90 000đ để thi công; vậy nhà thầu mất khoảng giảm là 10 000đ. Thế đột nhiên giá của vật liệu A lên 200 000đ, chẳng lẽ nhà thầu phải mất 20 000đ cho tỉ lệ là 10% sao? Khi đó nếu giá không biến động nhà thầu chỉ mất 10 000đ, giá vật tư lên mất 20 000đ ? Hình như mình thấy nếu giảm theo tỉ lệ cho phần "dự toán chi phí bổ sung do biến động giá" không theo tinh thần của TT09 để hổ trợ nhà thầu.Không biết anh em nào có cao kiến hay có một văn bản hướng dẫn cụ thể hơn không. Mình xin chân thành cảm ơn

Nói theo bác thì cũng có phần đúng nhưng mình có thể nói rỏ hơn là:
- Khi dự thầu nhà thầu là thấy có thể giảm giá cho phần việc A (như cốt pha, nhân công...) ở 1 mức nào đó nên dẫn đến giảm giá thành của công trình là 5% chẳng hạn.
- Khi xảy ra trượt giá vật liệu thì bổ sung mà ta lại gắn tỉ lệ % giảm giá đó vào trong khi nhà thầu ko giảm giá ở các vật liệu đó.
Mình thấy đây là trường hợp điển hình vì thường nhà thầu giảm giá gói thầu ít khi giảm mấy phần vật liệu sắt, thép, XM, cát, sạn, nhựa đường.... mà ta bổ sung chủ yếu là mấy cái đó.
 
B

Binh

Guest
Cám ơn bạn, nhưng vẫn chưa thấy nói gì về tỉ lệ giảm thầu với chi phí xây dựng bổ sung.
Theo mình trong thông tư 09 có câu :Chủ đầu tư điều chỉnh giá gói thầu bằng cách cộng giá trúng thầu đã được phê duyệt ( giá đã giảm) với dự toán chi phí xây dựng bổ sung (không nói gì tới) .Vậy là Cp XD bổ sung không giảm.
Còn như cách lập luận của bạn Lestrong thì giống như tạm ứng để trữ vật tư thì đã được đề cập trong văn bản 1551 của BXD. thân chào!

Mình đã điều chỉnh theo thông tư 09 và đã được Tổng giám đốc tập đoàn ra quyết định thì dự toán chi phí xây dựng bổ sung không giảm giá. Nhưng các hợp đồng sau khi có TT 09, cho tạm ứng đến 80% thì phải giảm giá (trong ngành mình quy định tối thiểu là 5%, nhưng phần thiết bị thì không giảm giá) và không được điều chỉnh giá.
 
Last edited by a moderator:

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Mình xin copy lại của bạn Khanhme01 văn bản 72/BXD-KTXD bên mục quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Số: 72/BXD-KTXD
V/v: Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2008

Kính gửi: Kho Bạc Nhà nước
Trả lời Văn bản số 957/KBNN-TTVĐT ngày 15/5/2008 của Kho Bạc Nhà nước về một số vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu và được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng và được lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung; Các chi phí tính theo tỷ lệ % của dự toán, như: chi phí thiết kế, chi phí thẩm định dự án… không tính bổ sung vào dự toán chi phí xây dựng điều chỉnh nêu trên;
2. Việc điều chỉnh giá hợp đồng đối với các gói thầu đã thực hiện đấu thầu có giảm giá thì khi lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung của những khối lượng thi công chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng, các bên căn cứ vào nội dung hợp đồng đã được ký kết để thực hiện (nội dung hợp đồng có điều khoản giảm giá thì giá hợp đồng sau khi có dự toán chi phí xây dựng bổ sung nêu trên cũng tính giảm giá).
3. Phụ lục 2 trong Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng là bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng; tuỳ theo từng nội dung của từng loại hợp đồng mà khối lượng thực hiện được xác định theo giai đoạn thanh toán hoặc lần thanh toán được quy định trong hợp đồng của các bên đã ký kết.
4. Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành để hướng dẫn thực hiện quản lý chi phí theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ; Định mức chi phí quản lý dự án theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện quản lý chi phí theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ; Việc xử lý chuyển tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo Điều 36 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
5. Theo tiết 8.10 điểm 8 Thông tư số 09/2008/TT-BXD, đối với các hợp đồng xây dựng đã được thanh toán xong trong năm 2007 thì các khoản bảo hành theo quy định (giá trị bảo hành của hợp đồng nêu trên) không được điều chỉnh giá vật liệu xây dựng.
6. Theo điểm 1.1.4 mục 1 phần II Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được tính trong chi phí quản lý dự án của tổng mức đầu tư và do người quyết định đầu tư phê duyệt.
Căn cứ ý kiến nêu trên, Kho Bạc Nhà nước tổ chức thực hiện theo quy định./.
 

NQT991980

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
re

Mình xin copy lại của bạn Khanhme01 văn bản 72/BXD-KTXD bên mục quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Văn bản trên đề cập (nội dung hợp đồng có điều khoản giảm giá thì giá hợp đồng sau khi có dự toán chi phí xây dựng bổ sung nêu trên cũng tính giảm giá), nhưng giá ký hợp đồng là giá trúng thầu, giảm so với hồ sơ dự thầu. Còn hợp đồng không có điều khoản giảm thì tính sao????:confused:
 

Tran Huong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/8/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Giá điều chỉnh khi làm quyết toán

Mình đang làm quyết toán công trình, khi làm việc với kiểm toán thì cách tính của chênh lệch vật liệu kiểm toán là:
- Thành tiền chênh lệch: CL=A-B
A= Khối lượng vật liệu kiểm toán tính x (Giá vật liệu tại thời điểm thi công (kiểm toán)-giá tính bù giá (kiểm toán))
B= Khối lượng vật liệu nhà thầu x (Giá vật liệu tại thời điểm thi công (nhà thầu)-giá dự thầu))
- Trong đó: Giá tính bù giá của kiểm toán= max (giá dự toán gốc theo đơn giá nhà nước, giá dự thầu của nhà thầu và giá thông báo của nhà nước tại thời điểm trúng thầu (do kiểm toán áp lại))
- Theo mình thì kiểm toán không được tính lại giá dự thầu, nhà thầu đã trúng thầu thì coi như giá vật liệu được chấp nhận.Tức là giá tính bù giá của kiểm toán=giá dự thầu
- Vì vậy khi phần khối lượng vật liệu không có chênh lệch và giá vật liệu tại thời điểm thi công do nhà thầu áp=giá vật liệu tại thời điểm thi công của kiểm toán thì không còn chênh lệch tiền vật liệu.
- Kiểm toán lại chỉ dẫn là làm đúng theo TT09/2008.
Vậy mình nhờ các bạn chỉ giúp với, kiểm toán làm như vậy có đúng không?
 

chudinhdung

Thành viên có triển vọng
Tham gia
17/9/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Điều chỉnh theo TT09/2008/TT-BXD

1551 /BXD-KTXD V/v: Hướng dẫn thêm một số nội dung TT 09/2008/TT-BXD.
3. Về thời điểm để tính chênh lệch vật liệu
Thời điểm để tính chênh lệch vật liệu là thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn, có thể theo tháng, quý hoặc giai đoạn qui định trong hợp đồng.
Giá vật liệu tại thời điểm tính chênh lệch để điều chỉnh là giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành do Liên Sở thông báo, công bố hoặc theo hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo qui định của Bộ Tài chính phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình.
Giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng, dự toán gói thầu dược duyệt hoặc giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu (trường hợp đấu thầu) đối với hợp đồng được ký kết từ năm 2007, hoặc giá vật liệu tại thời điểm tháng 12/2006 hoặc quý IV năm 2006 nếu không có giá tại thời điểm tháng 12/2006 đối với hợp đồng được ký kết trước năm 2007. Trường hợp giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng, dự toán gói thầu được duyệt thấp hơn giá vật liệu xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo hoặc công bố tại thời điểm tương ứng thì lấy giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo hoặc công bố.
Chứng từ, hoá đơn hợp lệ là chứng từ, hoá đơn theo qui định của Bộ Tài chính. Nhà thầu chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hoá đơn, chủ đầu tư kiểm tra, áp dụng. Trường hợp không xác định được giá vật liệu trên cơ sở hoá đơn do nhà thầu cung cấp (nhiều mức giá, mua từ trước, tại nhiều thời điểm) thì chủ đầu tư xem xét, quyết định áp dụng mức giá phù hợp với giá thị trường nơi xây dựng công trình tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thì có thể thuê tư vấn thẩm tra để xem xét, quyết định.

Kiểm toán làm như vậy là đúng bạn àh

Giá trị chênh lệch giá vật liệu = giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh - max (giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng, dự toán gói thầu dược duyệt hoặc giá vật liệu xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo hoặc công bố tại thời điểm tương ứng )
 

Top