Báo cáo kinh tế kỹ thuật

hanh1982

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/12/07
Bài viết
87
Điểm tích cực
1
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Các anh cho em hỏi nếu công trình sửa chữa có tổng mức là 200tr thì có phải làm báo cáo kinh tế kỹ thuật không ạ?
 
Luật Xây dựng quy định :
1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập dự án để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này. Việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất và nguồn vốn đầu tư. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình được lập phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án.
3. Những công trình xây dựng sau đây chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
a) Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và các công trình khác do Chính phủ quy định.
4. Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.
5. Khi đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư xây dựng công trình không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, trừ những công trình được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 62 của Luật này.

Tuy nhiên bạn có thể không phải xin Giấy phép XD nếu là công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.
 
Last edited by a moderator:
Như vậy theo trả lời thì phải lập BCKTKT rồi.
Tuy nhiên , các bác cho em hỏi :
Bên em là cơ quan 1 Bộ, hiện đang phải sửa chữa cải tạo 1 căn nhà trụ sở làm việc rất nhỏ, chủ yếu cảo tạo lặt vặt: phá dỡ, sơn sửa, lắp thêm vài cánh cửa, sửa trần... nhưng dự toán có thể lên hơn 200tr và sử dụng nguồn vốn ngân sách chi thường xuyên cho việc sửa chữa. Vậy trong trường hợp này, có cần lập BCKTKT va thực hiện chỉ định thầu hay không? vì nếu làm đủ các bươc thì sẽ rất lâu (khoảng 1 tháng mới băt đầu thi công) mà bên em lại đang rất muốn thi công ngay.
Em nghĩ là thật khó cho chủ đầu tư nếu cứ phải thực hiện các dự án qui mô nhỏ kiểu này vì tìm các đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm định rất khó vì giá trị họ được hưởng là quá nhỏ mà vẫn phải đầy đủ các thủ tục

Thk các bác nhiều.
 
Như vậy theo trả lời thì phải lập BCKTKT rồi.
Tuy nhiên , các bác cho em hỏi :
Bên em là cơ quan 1 Bộ, hiện đang phải sửa chữa cải tạo 1 căn nhà trụ sở làm việc rất nhỏ, chủ yếu cảo tạo lặt vặt: phá dỡ, sơn sửa, lắp thêm vài cánh cửa, sửa trần... nhưng dự toán có thể lên hơn 200tr và sử dụng nguồn vốn ngân sách chi thường xuyên cho việc sửa chữa. Vậy trong trường hợp này, có cần lập BCKTKT va thực hiện chỉ định thầu hay không? vì nếu làm đủ các bươc thì sẽ rất lâu (khoảng 1 tháng mới băt đầu thi công) mà bên em lại đang rất muốn thi công ngay.
Em nghĩ là thật khó cho chủ đầu tư nếu cứ phải thực hiện các dự án qui mô nhỏ kiểu này vì tìm các đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm định rất khó vì giá trị họ được hưởng là quá nhỏ mà vẫn phải đầy đủ các thủ tục

Thk các bác nhiều.
Theo mình thì bạn vẫn phải làm tất cả thủ tục từ:
- Xin chủ trương đầu tư.
- Chỉ định thầu tư vấn KSTK lập báo cáo KTKT.
- Nghiệm thu hồ sơ TK, gửi thẩm tra và trình phê duyệt.
- Làm thủ tục chỉ định thầu thi công.
Để rút ngắn thời gian thì phải thực hiện các mục trên thật nhanh. Cần liên hệ với tư vấn nào nhanh nhẹn, chịu khó làm công việc như vậy. Thực ra với xu thế của thị trường cạnh tranh, các tư vấn cũng ko đến nỗi kén chọn lắm đâu bạn ạ.
Chúc bạn thành công.
 
Cám ơn bác rất nhiều .
Vì tiến độ gấp , Có Bác nào gặp trường hợp tương tự, xin tư vấn cách thực hiện nhanh, như bỏ qua 1 số giai đoạn chẳng hạn .
 
Bạn có thể tham khảo áp dụng hình thức chỉ định chìa khóa trao tay cho 1 nhà thầu (trọn bộ từ lập khảo sát, Báo cáo KTKT, thi công xây dựng) :-?
 
Cám ơn bác rất nhiều .
Vì tiến độ gấp , Có Bác nào gặp trường hợp tương tự, xin tư vấn cách thực hiện nhanh, như bỏ qua 1 số giai đoạn chẳng hạn .
Về lý thì không được. Tuy nhiên, nếu quá gấp bạn có thể báo với lãnh đạo để cho phép triển khai sớm các hạng mục. Ví dụ có thể rút gọn:
- Khảo sát thiết kế->thẩm tra->phê duyệt
- Thi công xây lắp.
Trong thời gian triển khai các mục trên bạn làm luôn các thủ tục: chủ trương, chỉ định thầu...Tất nhiên là ngày và số các văn bản phải theo đúng trình tự triển khai như mình đã nói. Đến khi hòan thành bạn phải có đủ hồ sơ, các thủ tục như quy định
 
thks các bác rất nhiều. Có lẽ phải làm thủ tục song song các bác nhỉ.
Còn nếu em muốn sử dụng hình thức EPC thì có được không với trường hợp này?
 
Áp dụng hình thức EPC thì có được không với trường hợp này?

Bác nào trả lời giúp em cái .

Thkssssss
 
Mẫu Báo C cáo KTKT của năm nay có gì thay đổi không ạ? Ai đó có thể cho xin các chương mục trong Báo Cáo KTKT không? Xin cám ơn nhiều!!!
 
Thắc mắc nhỏ?
Anh em cho mình hỏi:
Thông tin dự án: Công trình 14 tỷ, công trình cấp 3.
Theo QD 957/2009. Khi thiết kế 01 bước, như vậy Chi phí Báo cáo kinh tế kỹ thuật bao gồm cả chi phí thiết kế là 399 triệu.
Nhưng khi thiết kế 02 bước thì nội suy tính chi phí thiết kế 02 bước là: 417,5 triệu.
Như vậy chi phí thiết kế lúc này tính 2 lần: Thiết kế 02 bước và Trong BC KTKT?
Như vậy sai hay đúng?
Trường hợp tách thì tách ra như thế nào
Anh em cho ý kiến nhé!

:((
 
Chi phí xây dựng và thiết bị dười 15 tỷ theo QĐ 957/QĐ-BXD là Lập BCKTKT, tức thiết kế một bước nên tính chi phí tư vấn theo cách 1 là đúng (399 triệu), ko thể tính theo cách 2.
 
công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng thì không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình,
Theo Quyết định 957 thì định mức chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đã bao gồm chi phí thuyết minh, chi phí lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình. Nếu tách riêng từng phần thì việc xác định tỷ trọng chi phí để thực hiện phần thuyết minh và thiết kế bản vẽ thi công trong chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thì do các bên giao nhận thầu thực hiện các công việc trên quyết định
 
Post thêm một ví dụ cho a e nào mới vào nghề và gặp trường hợp này, sau khi có chủ trương thì các bưới tiếp theo trình tự như sau: (ngày tháng mình ghi là ví dụ thôi)
 

File đính kèm

Mau BCKTKT

moi cac anh em tham khao mau BCKTKT . day la mau bao cao tui moi lap va ho so da duoc phe duyet ( Trung tam dang kiem xe co gioi 8801s - Vinh Phuc )
 

File đính kèm

Back
Top