- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.650
- Điểm tích cực
- 6.776
- Điểm thành tích
- 113
Mở đầu. Các kiến thức toán học cần thiết khi hành nghề kỹ sư định giá
Khi tìm tài liệu tham khảo để soạn thảo bài giảng cho lớp học Kỹ sư định giá về: Định mức, đơn giá, dự toán, đo bóc tiên lượng, lập dự toán... TA đã đọc và tham khảo các tài liệu đào tạo trực tuyến của hai tổ chức:
- The association for the advancement of cost engineering (AACE) - Hiệp hội phát triển kỹ sư định giá (tạm dịch)
- American Society of Professional Estimators (ASPE) - Hội dự toán nhà nghề Hoa Kỳ
Khoá học trực tuyến của các tổ chức này cung cấp cho các học viên luôn bắt đầu bằng khoá học bổ sung kỹ năng toán học. Suy ngẫm, TA thấy rằng công tác đo bóc tiên lượng, lập dự toán, tính toán đơn giá, xác định hệ số điều chỉnh có sự liên quan mật thiết đến toán học. Các tổ chức chuyên nghiệp củng cố kiến thức toán học ngay đầu khoá cho học viên là hoàn toàn hợp lý. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để vận dụng tư duy kỹ sư định giá của Hoa Kỳ phù hợp với điều kiện Việt Nam trên Giaxaydung.vn.
Các đặc trưng hình học cơ bản
Các hình và công thức sau đây chúng ta rất hay gặp trong công tác đo bóc tiên lượng. Chắc chắn khi nói ra nhiều người sẽ than "biết rồi, khổ lắm nói mãi", ấy vậy mà người bạn của TA là một chuyên gia rất giỏi về dự toán đã phải mất khá nhiều tiền điện thoại và thời gian gọi đi các nơi để hỏi công thức tính thể tính hình đống cát khi tranh luận với Chủ đầu tư về tính khối lượng một khối hình tương tự.
Chúng ta cùng ôn lại cách tính diện tích và thể tích một số hình. Nếu nắm vững và biết cách ứng dụng cho tốt, chúng ta có thể đọc bản vẽ và tính toán khối lượng thuận lợi hơn rất nhiều:
Khi tìm tài liệu tham khảo để soạn thảo bài giảng cho lớp học Kỹ sư định giá về: Định mức, đơn giá, dự toán, đo bóc tiên lượng, lập dự toán... TA đã đọc và tham khảo các tài liệu đào tạo trực tuyến của hai tổ chức:
- The association for the advancement of cost engineering (AACE) - Hiệp hội phát triển kỹ sư định giá (tạm dịch)
- American Society of Professional Estimators (ASPE) - Hội dự toán nhà nghề Hoa Kỳ
Khoá học trực tuyến của các tổ chức này cung cấp cho các học viên luôn bắt đầu bằng khoá học bổ sung kỹ năng toán học. Suy ngẫm, TA thấy rằng công tác đo bóc tiên lượng, lập dự toán, tính toán đơn giá, xác định hệ số điều chỉnh có sự liên quan mật thiết đến toán học. Các tổ chức chuyên nghiệp củng cố kiến thức toán học ngay đầu khoá cho học viên là hoàn toàn hợp lý. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để vận dụng tư duy kỹ sư định giá của Hoa Kỳ phù hợp với điều kiện Việt Nam trên Giaxaydung.vn.
Các đặc trưng hình học cơ bản
Các hình và công thức sau đây chúng ta rất hay gặp trong công tác đo bóc tiên lượng. Chắc chắn khi nói ra nhiều người sẽ than "biết rồi, khổ lắm nói mãi", ấy vậy mà người bạn của TA là một chuyên gia rất giỏi về dự toán đã phải mất khá nhiều tiền điện thoại và thời gian gọi đi các nơi để hỏi công thức tính thể tính hình đống cát khi tranh luận với Chủ đầu tư về tính khối lượng một khối hình tương tự.
Chúng ta cùng ôn lại cách tính diện tích và thể tích một số hình. Nếu nắm vững và biết cách ứng dụng cho tốt, chúng ta có thể đọc bản vẽ và tính toán khối lượng thuận lợi hơn rất nhiều:


Chúng ta hãy cùng xem một ví dụ cụ thể, đo bóc tiên lượng một hình phức tạp bằng cách tách ra thành các hình cơ bản bên trên để tính khối lượng:
Chúng ta có một móng đơn như sau:
Chúng ta sẽ tách hình vẽ đó ra để tính khối lượng đào đất, khối lượng bê tông như sau:
Đây chính là hình đống cát lật ngược, chúng ta tính được khối lượng đào đất:
Tách ra thành 3 hình thuộc vào 2 loại hình cơ bản (hình hộp và hình đống cát) chúng ta tính được khối lượng bê tông:
Chúng ta có một móng đơn như sau:

Chúng ta sẽ tách hình vẽ đó ra để tính khối lượng đào đất, khối lượng bê tông như sau:
Đây chính là hình đống cát lật ngược, chúng ta tính được khối lượng đào đất:

Tách ra thành 3 hình thuộc vào 2 loại hình cơ bản (hình hộp và hình đống cát) chúng ta tính được khối lượng bê tông:

Rõ ràng đọc bản vẽ và tính toán khối lượng chẳng có gì là cao siêu cả, bạn chắc chắn đã học toán học thời phổ thông rồi. Hãy bình tĩnh áp dụng kiến thức của chính bạn và nói rằng I CAN DO IT.
Trong các bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cách tính toán từng kết cấu cụ thể của công trình Dân dụng, từ móng đến mái... và nếu điều kiện cho phép chúng ta sẽ nghiên cứu việc đo bóc khối lượng một số kết cấu của công trình cầu đường và đo bóc khối lượng công trình điện, nước...
Trong các bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cách tính toán từng kết cấu cụ thể của công trình Dân dụng, từ móng đến mái... và nếu điều kiện cho phép chúng ta sẽ nghiên cứu việc đo bóc khối lượng một số kết cấu của công trình cầu đường và đo bóc khối lượng công trình điện, nước...