Các bài học về lập đơn giá xây dựng công trình

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.650
Điểm tích cực
6.776
Điểm thành tích
113
Với kinh nghiệm có được khi tham gia xây dựng đơn giá của nhiều công trình lớn và đơn giá địa phương. Cùng với kinh nghiệm giảng dạy ở một vài lớp bồi dưỡng nghiệp vụ định giá TA sẽ thảo luận với các bạn về vấn đề đơn giá công trình.

1. Tầm quan trọng của đơn giá xây dựng:

- Bạn vào cửa hàng, cầm một món hàng lên, rất ưng ý về mẫu mã, tính năng, tác dụng, màu sắc trước khi quyết định mua bạn sẽ hỏi chủ cửa hàng: Giá là bao nhiêu? và mặc cả trong khi cân đối với lượng tiền mang theo.

- Chủ đầu tư cũng vậy: Bên cạnh việc lựa chọn phương án kiến trúc, kết cấu... họ rất quan tâm Giá xây dựng là bao nhiêu? thậm chí là quan tâm nhất vì họ phải cân đối túi tiển của họ xem có đủ để làm dự án, công trình đó không ?

- Vấn đề giá xây dựng nói riêng và kinh tế xây dựng nói chung một thời gian dài không được coi trọng và kết quả là: hàng loạt các dự án bị đình trệ, dự toán vượt tổng dự toán, tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư, giá gói thầu vượt dự toán được duyệt ... ách tắc dự án hầu hết diễn ra ở điểm nút này.

Chính vì hiểu rõ tầm quan trọng TA mới chọn tên website là Giaxaydung.vn. Thời gian đầu nó là cái domain rất xấu, chẳng ai mua, chẳng ai để ý vì thế TA mới mua được. Nhưng vì nó có ý nghĩa quan trọng, nhiều người quan tâm, nên tốc độ phát triển mới nhanh đến thế. Các chuyên gia thiết kế website cũng ngạc nhiên là domain xấu vậy mà tốc độ tăng trưởng chẳng khác "cơn lốc" và giờ thì các chuyên gia đánh giá giaxaydung.vn là domain thuộc hàng có giá rất cao ở Việt Nam (tất nhiên thành quả này là của chung tất cả các thành viên đóng góp cho Ngôi nhà xây dựng).

2. Các cơ sở, căn cứ, quy định hiện hành về vấn đề Giá xây dựng:

+ Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư XDCT

Chương IV Định mức và giá xây dựng công trình
Điều 14. Hệ thống giá xây dựng công trình
Điều 15. Lập đơn giá xây dựng công trình
Điều 16. Quản lý giá xây dựng công trình

+ Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư XDCT

Mục 2.2 Quản lý giá xây dựng công trình
Phương pháp lập theo hướng dẫn tại phụ lục số 4

3. Các tư tưởng chính của những quy định hiện hành:

+ Kinh tế thị trường, phân cấp mạnh, Nhà nước không can thiệp quá sâu.
+ Nhấn mạnh yếu tố công trình (lập đơn giá cho công trình, không sử dụng đơn giá địa phương như trước đây nữa).
+ Tăng cường vai trò của Chủ đầu tư.
+ Chuyển đổi mạnh sang công bố và tham khảo.

>> Xu hướng sẽ chuyển sang đơn giá công trình, không dùng đơn giá địa phương nữa.
>> Chủ đầu tư được quyền thuê tư vấn có năng lực để xây dựng đơn giá và quyết định áp dụng cho công trình (điều này trước đây chưa có).
>> Hệ thống đơn giá XD của địa phương chỉ công bố và mang tính tham khảo trong quá trình xác định giá xây dựng công trình.

Câu hỏi 1: Tại sao hệ thống định mức (đơn giá, giá ca máy) hầu hết đã được Công bố và chỉ mang tính chất tham khảo mà vẫn được "ưa chuộng" sử dụng ?
Câu trả lời: Đó là tài sản quý tích lũy nhiều năm mới có được của ngành xây dựng mà không thể bỏ phí và chưa có gì hay hơn thay thế ngay được.

Câu hỏi 2: Bộ Xây dựng có tư tưởng rất mở và đi trước về vấn đề giá và chi phí xây dựng công trình. Tuy nhiên, khâu giá rổ này qua các đơn vị khác như Bộ (Sở) Tài chính vẫn khó "xuôi" lắm.
Câu trả lời: Bộ Tài chính trong trường hợp với ngân sách Nhà nước thì như là thủ môn, nên phải giữ gôn để khỏi thủng lưới. Đừng trách họ, vấn đề đẩy mạnh kinh tế thị trường, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước không dễ gì một sớm một chiều. Không đi thì không đến, chúng ta làm và đóng góp vào việc mở mang nhận thức xã hội nữa.

Ví dụ về quan niệm:

Khi đầu tư xây dựng xong một toà nhà chung cư, Chủ đầu tư hoàn toàn có thể quyết việc bán giá bao nhiêu tiền một m2 (20 triệu, 30 triệu/m2...) và giá trị một căn, toàn bộ dự án là bao nhiêu tỷ?...

Nhưng trước kia trong quá trình thi công toà nhà đó, nếu sử dụng định mức để xây dựng đơn giá đóng cọc chẳng hạn, nếu thực tế sử dụng búa đóng cọc 3,5T khác so với định mức Nhà nước ban hành dùng búa 2,5T. Thế là lại phải trình, không dám quyết, một quy trình dài hơi với nhiều thủ tục nhiều khâu xin phê duyệt cho áp dụng định mức mới để có căn cứ xây dựng đơn giá.

Giá trị một m2 sàn, một căn nhà, cả dự án là lớn thì quyết được, trong khi vấn đề rất nhỏ là đơn giá đóng cọc (để hình thành lên được cái lớn) thì không dám quyết và cũng không được quyền quyết.

Hiện nay chủ đầu tư hoàn toàn có thể và có quyền quyết định sử dụng định mức, đơn giá nào cho công trình của mình và có 3 lựa chọn cầm trong tay một đơn giá xây dựng:

- Phù hợp thì chọn để áp dụng tuyệt đối.
- Gần phù hợp (gần gần giống) thì điều chỉnh cho phù hợp để áp dụng.
- Không phù hợp thì tổ chức xây dựng mới để áp dụng.
 
Trong loạt bài này chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về:

1. Đơn giá chi tiết
2. Đơn giá tổng hợp
3. Đơn giá chi tiết đầy đủ
4. Đơn giá tổng hợp đầy đủ

Chúng ta sẽ sử dụng các ví dụ minh hoạ và bảng tính Excel để làm rõ: các bài toán xác định giá vật liệu đến hiện trường xây dựng, bảng tính nhân công, giá ca máy, cách áp đơn giá vật tư vào định mức...
Và cùng thảo luận về vấn đề phê duyệt để áp dụng đơn giá.

1. Đơn giá chi tiết
- Thế nào là đơn giá chi tiết
- Sử dụng ở giai đoạn nào của dự án
- Mức độ chính xác khi sử dụng để xác định giá trị công trình
- Ví dụ tính toán, hình ảnh minh hoạ

2. Đơn giá tổng hợp
- Thế nào là đơn giá tổng hợp
- Sử dụng ở công đoạn nào
- Mức độ chính xác khi sử dụng để xác định giá trị công trình
- Ví dụ tính toán, hình ảnh minh hoạ

4. Đơn giá chi tiết đầy đủ, đơn giá chi tiết tổng hợp
- Phân biệt đơn giá đầy đủ
- Sử dụng ở công đoạn nào
- Mức độ chính xác khi sử dụng để xác định giá trị công trình
- Ví dụ tính toán, hình ảnh minh hoạ

5. Trình bày đơn giá để áp dụng vào dự toán
- Cách trình bày truyền thống
- Cách trình bày mới để tận dụng hàm Vlookup

4. Bài toán tính giá vật liệu đến hiện trường

5. Bảng tính xác định bảng lương nhân công

6. Bài toán xác định giá ca máy


7. Các tình huống về người phê duyệt và thẩm quyền phê duyệt

8. Một số ý kiến về việc áp dụng những đơn giá khó khăn

- Cách sử dụng các hệ số - Tầm quan trọng của chú ý, thành phần công việc, thuyết minh đơn giá
- Một số ý cụ thể như: Khi nào áp dụng cẩu bánh hơi, khi nào áp dụng cẩu bánh xích...
- Nghiên cứu đơn giá các công trình: Điện, nhà máy (công nghiệp), Giao thông, Thuỷ lợi...

Để liền mạch, các bài thảo luận sẽ được dich chuyển sang một chủ đề khác.
 
xin dia chi

anh ơi bài viết rất bổ ích.anh chuyên đên mục nào xin cho em biết
 
Cảm ơn Thế Anh vì bài viết rất bổ ích này nhưng cho mình hỏi thêm khi lấy giá vật liệu từ các nhà cung cấp có phải yêu cầu có từ 3 báo giá cho 1 vật liệu và phải lấy giá thấp nhất trong 3 báo gia đó ko?
 
Cảm ơn Thế Anh vì bài viết rất bổ ích này nhưng cho mình hỏi thêm khi lấy giá vật liệu từ các nhà cung cấp có phải yêu cầu có từ 3 báo giá cho 1 vật liệu và phải lấy giá thấp nhất trong 3 báo gia đó ko?

Bạn nên biết rằng, báo giá thấp nhất chưa chắc khi đến chân công trình đã là nhỏ nhất. Khi tính đến công trình cấn phải tính đến chi phí vận chuyển vì vậy khi làm hoặc tính toán đơn giá phải lưư ý cự ly vận chuyển, cung đường, cấp đường. Trong trường hợp cùng tính năng kỹ thuật, cùng cung đường vận chuyển thì giá của nhà cung cấp nào rẻ nhất thì chấp nhận.
 
Anh Thế Anh ơi, em đọc bài viết ngày 14-6-2008 nói về các bài học đơn giá chi tiết, đơn giá tổng hợp..., em thấy hay quá nhưng em chỉ thấy các tiêu đề mà không thấy cụ thể hóa các vấn đề này ở mục nào, anh chỉ giúp em với. Em cảm ơn anh nhiều
 
Back
Top