Các vấn đề liên quan đến thiết kế

  • Khởi xướng Hugolina
  • Ngày gửi
L

lestrong

Guest
1. Về việc phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

Hỏi:
Việc phân cấp công trình đối với công trình hạ tầng kỹ thuật theo Nghị định 209 không áp dụng được cho công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới (san nền, làm kè dọc sông, đường của dự án …)

Trả lời:
Quy định phân cấp công trình đối với công trình hạ tầng kỹ thuật trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP chỉ áp dụng cho công trình cấp thoát nước và công trình xử lý chất thải. Hiện nay, đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong khu đô thị mới chưa có quy định cụ thể về phân loại và phân cấp công trình.
Hiện Bộ Xây dựng đang nghiên cứu hiệu chỉnh, bổ xung và ban hành các quy chuẩn xây dựng, theo đó cấp và loại công trình xây dựng sẽ được điều chỉnh, bổ sung chi tiết.

2. Về việc xin bổ sung ngành nghề kinh doanh

Hỏi:
Đơn vị chúng tôi là Chi nhánh của Công ty Cổ phần NADECO đã được Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số: 4113029525 ngày 22/9/2007. Trong giấy phép đã có mục "Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp" với chứng chỉ hành nghề của giám đốc, kỹ sư xây dựng Trần Hữu Thắng. Tới đầu tháng 12 năm 2007, chúng tôi xin bổ sung ngành nghề và trong Hồ sơ có kèm theo chứng chỉ hành nghề của kiến trúc sư Lê Tuyên Hồng. Như vậy đơn vị chúng tôi có được điều chỉnh lại năng lực hành nghề là "Thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp" hay không?

Trả lời:
Đối với doanh nghiệp hoạt động xây dựng, Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn không quy định về điều kiện để đăng ký kinh doanh mà chỉ quy định điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân khi thực hiện đảm nhận công việc, công trình cụ thể. Như vậy, đối với các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động xây dựng nếu đáp ứng các quy định của Luật Doanh nghiệp thì được đăng ký kinh doanh mà chưa yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề. Do đó khi xin bổ sung ngành nghề kinh doanh Công ty bạn không cần phải bổ sung chứng chỉ hành nghề của cá nhân
 
L

lestrong

Guest
1. Về việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

Hỏi:
Tôi là kỹ sư môi trường, chuyên về thiết kế, thi công công trình xử lý nước thải. Từ khi ra trường cho đến nay (3 năm) tôi làm về giám sát công trình xây dựng nhà cao tầng (xây dựng và hoàn thiện). Như vậy, kỹ sư môi trường như tôi có được lấy chứng chỉ hành nghề giám sát được không? Nếu dược thì tôi cần phải có điều kiện gì?

Trả lời:
Bạn muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thì bạn phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng. Theo đó bạn là kỹ sư môi trường mới có 3 năm kinh nghiệm thì chưa được cấp chứng chỉ giám sát xây dựng, vì theo quy định nêu trên bạn phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.


2. Về việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt xây dựng

Hỏi:
Tại khoản 3, Điều 2 trong Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình kèm theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng, có nêu: “... Cá nhân đang là công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước không được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình theo Quy chế này”. Như vậy ở trường hợp của tôi có được cấp chứng chỉ không? Cụ thể: Trước đây, từ năm 2000 đến hết năm 2005 tôi làm việc giám sát thi công xây dựng công trình (năm 2000 tốt nghiệp trung cấp Xây dựng, năm 2005 tốt nghiệp kỹ sư Xây dựng); Đầu tháng 01/2006 tôi có chuyển công tác về Sở Xây dựng (hợp đồng) đến tháng 03/2007 tôi chính thức là công chức nhà nước (biên chế). Như vậy, trường hợp của tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề không?

Trả lời:
Cán bộ, công chức phải thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 và theo khoản 3 Điều 2 Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng thì công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước không được cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng. Hiện nay bạn đang là công chức nhà nước thì bạn không được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
 
L

lestrong

Guest
1. Về thời gian tồn tại của mẫu bê tông và quy định cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

Hỏi:
1. Thời gian tồn tại cho phép của mẫu bê tông là bao nhiêu ngày? Vì công trình của tôi sau khi lấy mẫu bê tông cho hạng mục cọc khoan (mẫu trụ 150x150x150mm) thì ngưng thi công gần 06 tháng và đơn vị thi công không đem đi thí nghiệm ở tuổi 27 ngày theo quy định. Nay phía đơn vị thi công yêu cầu lấy mẫu bê tông trên (đã 06 tháng tuổi) để đi nén thí nghiệm như vậy có chấp nhận được không?
2. Tôi xin hỏi thêm về qui định cấp chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công. Tôi đã tốt nghiệp kỹ sư xây dựng chuyên ngành Vật Liệu Xây Dựng tại trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và tôi đang hành nghề giám sát thi công công trình cao tầng, vậy nếu đủ thời gian 05 năm thì tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công không? Và tôi có đủ pháp nhân để hành nghề với vai trò giám sát trưởng không?

Trả lời:
1- Về thời gian tồn tại cho phép của mẫu bê tông:
Thời gian tồn tại của mẫu bê tông do tư vấn thiết kế quy định, về nguyên tắc cường độ bê tông được xác định ở tuổi 3, 7, 14, 28, 90, 180 ngày… (không có quy định mẫu bê tông ở tuổi 27 ngày). Trong trường hợp nhà thầu thi công không nén mẫu bê tông 28 ngày mà đã để lưu mẫu qua 6 tháng thì mẫu bê tông đó được sử dụng để xác định cường độ ở tuổi 6 tháng; để đánh giá sự phù hợp của cường độ bê tông so với yêu cầu của thiết kế thì phải quy đổi giá trị của cường độ về tuổi 28 ngày (phương pháp tính quy đổi không có độ chính xác và tính pháp lý cao) hoặc phải tiến hành khoan lấy mẫu để xác định cường độ thực tế của kết cấu.
2- Về quy định cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
Việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng thực hiện theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Việc bạn thực hiện giám sát thi công xây dựng trong khi không có chứng chỉ hành nghề giám sát là sai với quy định. Trường hợp bạn có đủ thời gian tham gia hoạt động xây dựng theo quy định, để được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng bạn cần làm đơn và lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7 của QĐ số 12/2005/QĐ-BXD kể trên


2. Bộ Xây dựng trả lời về việc xác định cấp công trình xây dựng

Hỏi:
“Hiện tôi đang thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện Đa Khoa cấp tỉnh (hạng 2) có quy mô:

+ Tổng diện tích sàn: 36.100m2

+ Tổng mức 620 tỷ đồng (bao gồm trang thiết bị)

+ Chiều cao tối đa: 7 tầng

+ Dự án gồm nhiều tòa nhà trên cùng một mặt bằng và có liên kết bằng nhà cấu nối. Trong đó khối lớn nhất là 900 m2 cao 7 tầng.

Hiện nay chúng tôi đang tiến hành lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát địa chất phục vụ công tác thiết kế kĩ thuật nhưng chưa xác định được cấp công trình để lựa chọn nhà thầu đủ năng lực. Có hai ý kiến liên quan đến vấn đề như sau:

- Ý kiến 1 cho rằng dự án này thuộc cấp đặc biệt vì có tổng diện tích sàn >= 15000m2

- Ý kiến 2 cho rằng dự án này thuộc cấp II vì nó gồm nhiều khối nhà trong đó khối nhà lớn nhất cao < 9 tầng và diện tích sàn < 10.000 m2”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
Tại phụ lục 1 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chớnh phủ về quản lý CLCTXD đã quy định cụ thể về việc phân loại và cấp cho các công trình công cộng, trong đó có công trình y tế. Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh được đề cập có tổng diện tích sàn 36.100 m2, tuy nhiên Dự án gồm nhiều toà nhà liên kết bằng nhà cầu, trong đó khối nhà lớn nhất chỉ cao 7 tầng và có diện tích sàn 900 m2. Chiểu theo quy định tại phụ lục này thì cấp công trình của Dự án nói trên thuộc cấp III.
 
L

lestrong

Guest
1. Về chi phí thiết kế bổ sung, điều chỉnh

Hỏi:
Trong quá trình tổ chức thi công một số hạng mục công trình, do yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư đã yêu cầu cơ quan tư vấn thiết kế chúng tôi thiết kế điều chỉnh, bổ sung nhưng không thanh toán chi phí và giải thích là do hợp đồng tư vấn là hợp đồng tính theo tỷ lệ phần trăm, dự toán điều chỉnh không tăng so với dự toán ban đầu thì không được tính thêm chi phí thiết kế. Vì vậy, nội dung công tác tư vấn chúng tôi phải làm thêm trên có được tính chi phí không? Nếu được tính chi phí thì sẽ tính theo văn bản quy định nào?

Trả lời:
Ngày 25/7/2007 Bộ Xây dựng đã có Thông tư số 06/2007/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Trên cơ sở hướng dẫn của Thông tư, nội dung hợp đồng đã được ký kết để các bên thực hiện việc thanh toán hợp đồng theo quy định. Trường hợp cơ quan tư vấn thiết kế phải thực hiện công việc thiết kế điều chỉnh, bổ sung ngoài nội dung, phạm vi công việc của hợp đồng đã được các bên ký kết thì những công việc này các bên phải thoả thuận và ký hợp đồng bổ sung hoặc ký phụ lục của hợp đồng để làm cơ sở cho việc thanh toán; Chi phí để thực hiện công việc thiết kế nêu trên, các bên căn cứ nội dung, yêu cầu công việc cụ thể để xác định chi phí bằng cách lập dự toán hoặc theo hướng dẫn tại Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình cho phù hợp;


2. Về việc xác định chi phí thiết kế

Hỏi:
Chúng tôi đang chuẩn bị nhận gói thầu Điều chỉnh thiết kế kỹ thuật thi công. Đây là một gói thầu nhỏ trong cả dự án lớn. Xin hướng dẫn tôi xác định chi phí thiết kế mà Công ty tôi sẽ được nhận khi ký hợp đồng làm gói thầu này. Chi phí thiết kế này sẽ được tính trên giá trị xây lắp của gói thầu hay theo quy định riêng?

Trả lời:
Việc xác định chi phí thiết kế điều chỉnh thiết kế kỹ thuật thi công xây dựng công trình, các bên căn cứ nội dung, yêu cầu công việc cụ thể để xác định chi phí bằng cách lập dự toán hoặc theo hướng dẫn tại Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình cho phù hợp;
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về việc xác định sức chịu tải giới hạn của cọc thử theo tiêu chuẩn TCXDVN 269:2002

Hỏi:
“1. Theo qui định tại mục E.2 phục lục E của tiêu chuẩn TCXDVN 269: 2002 thì sức chịu tải giới hạn được xác định trên hình dạng đường cong quan hệ tải trọng - chuyển vị S = f(P), LogS = f(LogP), trong nhiều trường hợp cần kết hợp với các đường cong khác như S = f(Logt), P = f(S/logt)… Vậy:

- Biểu đồ thứ 2, 3, 4 trong phục lục B tiêu chuẩn TCXDVN 269 : 2002 có cần vẽ để xác định tải trọng giới hạn theo qui định trên không?

- Ý nghĩa của biểu đồ thứ 2, 3, 4 trong phục lục B tiêu chuẩn TCXDVN 269 : 2002?

2. Theo qui định tại mục E.2 phục lục E của tiêu chuẩn TCXDVN 269 : 2002 thì sức chịu tải giới hạn được xác định trên hình dạng đường cong quan hệ tải trọng - chuyển vị S = f(P), LogS = f(LogP), trong nhiều trường hợp cần kết hợp với các đường cong khác như S = f(Logt), P = f(S/logt)… Tùy thuộc vào hình dạng đường cong quan hệ tải trong - chuyển vị, sức chịu tải giới hạn được xác định: Trường hợp đường cong có điểm uốn rõ ràng: Sức chịu tải giới hạn được xác định trược tiếp trên đường cong, là tải trọng ứng với điểm đường cong bắt đầu thay đổi độ dốc đột ngột hoặc đường cong gần như song song với trục chuyển vị. Vậy:

- Đường cong có điểm uống như thế nào là rõ ràng và không rõ ràng?

- Đường cong được xây dựng là những đường thẳng được nối giữa các điểm lại với nhau hay xây dựng theo hàm số bặc 2, 3…?

3. Thí nghiệm theo hai chu kỳ thì chuyển vị tổng được tính như thế nào? Có phải cộng tất cả chuyển vị của hai chu kỳ lại với nhau? Chuyển vị dư và chuyển vị đàn hồi của cọc được xác định như thế nào?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Khoa học Công nghệ có ý kiến như sau:
- Các biểu đồ trong phụ lục B của tiêu chuẩn TCXDVN 269:2002 thể hiện trực tiếp kết quả ghi chép số liệu thí nghiệm theo quy trình của tiêu chuẩn (duy trì tải trọng tác dụng cho tới khi độ lún đạt ổn định). Khi cọc bị phá hoại ở cấp tải nào đó thì độ lún đầu cọc thường tăng với tốc độ lớn, áp lực kích bị giảm liên tục hoặc giảm nhanh. Cấp tải trọng này tương ứng với tải trọng phá hoại. Hầu hết các thí nghiệm cọc đều theo quy trình duy trì tải trọng nên chỉ xác định sức chịu tải giới hạn theo Mục a, Điều E2, thường không cần dùng tới cách biểu diễn S = f (log P), S = f (log t)… vẫn tìm được điểm phá hoại bằng quan sát và ghi chép số liệu hiện trường. Khi biểu diễn S = f (P) thấy rõ độ dốc của biểu đồ ở cấp bắt đầu phá hoại, nếu duy trì áp lực kích ở cấp này thì độ lún đầu cọc sẽ tăng liên tục, biểu đồ gần song song với trục tung (độ lún). Điểm khởi đầu quá trình không thể duy trì tải trọng có thể xem là cấp tải trọng phá hoại.

- Biểu đồ 2 trong Phụ lục B mô tả quá trình đạt ổn định quy ước của các cấp tải trung gian và ổn định gần thực của cọc tại các cấp tải 100% và cấp tải lớn nhất theo yêu cầu thiết kế (150%, 200%...). Biểu đồ 3 mô tả toàn bộ quá trình tăng giảm tải và thời gian thí nghiệm, cung cấp cho thiết kế diễn biến quá trình thí nghiệm theo đề cương. Biểu đồ 4 mang tính tham khảo. Đường cong trong các Biểu đồ là các đoạn thẳng nối các điểm theo số liệu thực tế ghi chép được ở hiện trường.

- Chuyển vị tổng hay tổng độ lún đầu cọc là giá trị độ lún ở cấp tải trọng cuối cùng có thể giữ được đến ổn định, được biết ngay ở hiện trường khi ghi chép số liệu thí nghiệm và được thể hiện trên hình B1 là trị số độ lún ứng với cấp tải lớn nhất, không phải là cộng tất cả các chuyển vị của hai chu kỳ lại với nhau. Chuyển vị dư là chuyển vị đầu cọc khi giảm tải về 0, giữ theo thời gian quy định. Biến dạng đàn hồi của cọc phụ thuộc vào lực tác dụng, chiều dài và độ cứng của tiết diện (= PL/AE, P- Lực tác dụng, L- chiều dài cọc, E- mô đun đàn hồi của vật liệu cọc, A- diện tích tiết diện cọc).
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề liên quan đến việc hiệu chỉnh trang bị điện

Hỏi:
“Trong quy phạm trang bị điện phần 2 có mục chọn mặt cắt dây dẫn theo độ phát nóng. Điều 1.3.8 dòng điện liên tục cho phép đối với dây dẫn có cách điện cao su hoặc PVC, dây bọc mềm cách điện cao su nêu trong các bảng 1.3.1-1.3.8 được tính theo độ phát nóng của ruột là +65 độ C khi nhiệt độ không khí xung quanh là +25 độ C hoặc khi nhiệt độ trong đất là +15 độ C. Khi nhiệt độ của môi trường không khí > +25 độ C, đất > 15 độ C và số lượng dây trên một máng > 4 dây, để xác định dòng điện liên tục cho phép có cần dùng hệ số hiệu chỉnh K không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường có ý kiến như sau:
Cần phải làm rõ có cần dùng hệ số điều chỉnh K trong 2 trường hợp:

1. Khi nhiệt độ môi trường không khí > +25 0C

2. Khi số lượng dây trên 1 máng > 4 dây.

- Trường hợp 1: Như điều I.3.7 có quy định khi nhiệt độ môi trường khác nhiều với nhiệt độ đã nói ở các điều I.3.8 đến I.3.12 và I.3.19 thì dùng hệ số hiệu chỉnh nêu trong bảng I.3.35.

- Trường hợp 2: Khi số dây trên 1 máng lớn hơn 4 thì phải nhân với các hệ số giảm. Cụ thể là 0,68 với 5 đến 6 dây; 0,63 với 7 đến 9 dây; 0,6 với 10 đến 12 dây theo điều II.1.8 (Quy phạm trang bị điện phần II).

Như vậy theo câu hỏi của bạn đọc thì cả 2 trường hợp đều phải dùng hệ số điều chỉnh.
 
A

archvanhuong

Guest
1. Về việc phân cấp công trình hạ tầng kỹ thuật

Hỏi:
Việc phân cấp công trình đối với công trình hạ tầng kỹ thuật theo Nghị định 209 không áp dụng được cho công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới (san nền, làm kè dọc sông, đường của dự án …)

Trả lời:
Quy định phân cấp công trình đối với công trình hạ tầng kỹ thuật trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP chỉ áp dụng cho công trình cấp thoát nước và công trình xử lý chất thải. Hiện nay, đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong khu đô thị mới chưa có quy định cụ thể về phân loại và phân cấp công trình.
Hiện Bộ Xây dựng đang nghiên cứu hiệu chỉnh, bổ xung và ban hành các quy chuẩn xây dựng, theo đó cấp và loại công trình xây dựng sẽ được điều chỉnh, bổ sung chi tiết.

2. Về việc xin bổ sung ngành nghề kinh doanh

Hỏi:
Đơn vị chúng tôi là Chi nhánh của Công ty Cổ phần NADECO đã được Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số: 4113029525 ngày 22/9/2007. Trong giấy phép đã có mục "Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp" với chứng chỉ hành nghề của giám đốc, kỹ sư xây dựng Trần Hữu Thắng. Tới đầu tháng 12 năm 2007, chúng tôi xin bổ sung ngành nghề và trong Hồ sơ có kèm theo chứng chỉ hành nghề của kiến trúc sư Lê Tuyên Hồng. Như vậy đơn vị chúng tôi có được điều chỉnh lại năng lực hành nghề là "Thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp" hay không?

Trả lời:
Đối với doanh nghiệp hoạt động xây dựng, Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn không quy định về điều kiện để đăng ký kinh doanh mà chỉ quy định điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân khi thực hiện đảm nhận công việc, công trình cụ thể. Như vậy, đối với các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động xây dựng nếu đáp ứng các quy định của Luật Doanh nghiệp thì được đăng ký kinh doanh mà chưa yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề. Do đó khi xin bổ sung ngành nghề kinh doanh Công ty bạn không cần phải bổ sung chứng chỉ hành nghề của cá nhân


Điều gạch đậm trên đây trả lời sai (chính xác hơn là trả lời thiếu trường hợp). Công ty Cổ phần NADECO hiện nay chỉ mới có ngành nghề Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp" với chứng chỉ hành nghề của giám đốc, kỹ sư xây dựng Trần Hữu Thắng. Do đó khi bổ sung ngành nghề mà đi kèm chứng chỉ hành nghề của KTS Lê Tuyên Hồng thì có nghĩa là cty muốn bổ sung thêm ngành nghề thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp (nếu chứng chỉ hành nghề ghi như vậy), ngành nghề thiết kế quy hoạch (nếu chứng chỉ hành nghề ghi như vậy) hoặc bổ sung cả hai ngành nghề (nếu chứng chỉ hành nghề ghi cả hai loại thiết kế trên).Rõ ràng 2 ngành nghề trên hoàn toàn khác nhau: thiết kế kết cấu và thiết kế kiến trúc. Một chú ý quan trọng nữa, chúng chỉ hành nghề trên của KTS đó được phép bổ sung cho thêm cho ngành nghề mới (thiết kế công trình,QH) khi và chỉ khi KTS có quyết định bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng của công ty (PGĐ, trưởng phòng..). Điều này dặc biệt đúng với Sở KHDT Hà Nội (tỉnh khác thì mình không được rõ, nhưng mình đoán cũng không thể khác được)
 
L

lestrong

Guest
1. Bộ Xây dựng trả lời về việc điều chỉnh dự toán khi thay đổi thiết kế theo trình tự
Hỏi:

Một số vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh dự toán khi thay đổi thiết kế theo trình tự.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

- Khi thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 9/8/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 33/2007/TT-BTC.

- Đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên các quy định của Luật đấu thầu; Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/6/2006 và Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Thông tư hướng dẫn lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.

- Thực hiện điều chỉnh dự toán khi thay đổi thiết kế theo trình tự như vậy là phù hợp với quy định hiện hành.

2. Bộ Xây dựng trả lời về việc lắp đặt trạm xử lý nước thải cho công trình

Hỏi:
“Công ty chúng tôi đã được Sở Xây dựng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu căn hộ chung cư tại quận 2, TP. Hồ Chí Minh để bán. Trong giấy chứng nhận đầu tư thì Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố có ghi: “việc thiết kế và công nghệ của trạm xử lý nước thải của dự án phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường TCVN6772-2000…”. Sau khi tham khảo bên Công ty tư vấn thiết kế họ nói là không cần thiết lắp đặt trạm xử lý nước thải vì thiết kế "hầm tự hoại" trong công trình là đủ đạt tiêu chuẩn rồi. Như vậy chúng tôi có cần phải lắp đặt trạm xử lý nước thải hay không? Trường hợp không lắp đặt trạm xử lý nước thải thì sau khi xây dựng xong, công trình có được nghiệm thu và đưa vào hoạt động không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu và căn cứ vào Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường” và Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc “Quản lý chất lượng công trình xây dựng”, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường có ý kiến như sau:

Dự án xây dựng khu căn hộ chung cư tại quận 2, TP. Hồ Chí Minh cần xem đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay bản cam kết bảo vệ môi trường hay chưa. Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định 21/2008/NĐ-CP. Theo đó, các công trình xử lý môi trường sẽ phải tuân thủ xây dựng đúng theo bản báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Theo Điều 81, Luật Bảo vệ môi trường, nước thải của đô thị, khu dân cư tập trung phải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường. Vì vậy, việc xây dựng “bể tự hoại” hay “trạm xử lý nước thải” không căn cứ theo tư vấn thiết kế mà căn cứ vào công trình xử lý môi trường đã được xác định trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt (xem Khoản 3, Điều 14, Nghị định 80/NĐ-CP).

Việc nghiệm thu công trình được quy định trong trong Điều 23, 24, 25 và 26 của Nghị định 209/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đối với công trình xử lý nước thải ngoài việc nghiệm thu xây dựng phải thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường để kiểm tra, xác nhận. Sau khi xây dựng xong các công trình xử lý môi trường phải được vận hành thử nghiệm và phải có văn bản báo cáo và đề nghị xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để xác nhận (mục 4, Khoản 4, Điều 14, Nghị định 80/NĐ-CP).

Trong trường hợp muốn thay đổi loại hình xử lý được ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải có giải trình với cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hay bản cam kết bảo vệ môi trường và phải được sự chấp thuận của cơ quan này (mục b, Khoản 4, Điều 14, Nghị định 80/NĐ-CP).

3. Bộ Xây dựng trả lời về việc phân cấp công trình xây dựng

Hỏi:
”Về phân cấp công trình xây dựng theo Nghị định 209, nhà chung cư có: Chiều cao 9 - 19 tầng hoặc TDTS 5.000 - 10.000 m2 thì là công trình cấp II. Chiều cao 20 - 29 tầng hoặc TDTS 10.000 - 15.000 m2 thì là công trình cấp I. Vậy nhà chung cư cao 22 tầng, TDTS 8.000 m2 thì là công trình cấp mấy?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng thì “Trong thời hạn một năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Bộ Xây dựng phải ban hành quy định cụ thể về loại và cấp công trình trong cc quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng. Trong thời gian chưa ban hành các quy định này, cho phép tiếp tục áp dụng phương pháp phân loại và cấp công trình quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng cho đến khi Bộ Xây dựng ban hành các quy định về loại và cấp công trình trong các quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng”.

Theo phụ lục 1 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, nhà chung cư 22 tầng là công trình cấp I và nếu có quy mô tổng diện tích sàn 8000 m2 thì là công trình cấp II. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì nhà chung cư 22 tầng có tổng diện tích sàn 8000 m2 là công trình cấp I vì “cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất”

4. Bộ Xây dựng trả lời về việc bảo trì công trình xây dựng

Hỏi:
"Tôi nghiên cứu Nghị định của Chính Phủ về quản lý chất lượng thì thấy có quy định: "Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập quy trình bảo trì từng loại công trình xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình xây dựng tương ứng". Vậy:

Nhà thầu thiết kế lập quy trình bảo trì vào thời điểm nào? (cùng với thời điểm thiết kế và bàn giao cho chủ đầu tư cùng vào thời điểm bàn giao hồ sơ thiết kế, hay sau khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng mới lập). Chi phí lập quy trình bảo trì được tính như thế nào? (đã được tính trong định mức chi phí thiết kế hay phải tính riêng ngoài chi phí thiết kế)”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Điều 33 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì nhà thầu thiết kế có trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình xây dựng.

Quy trình bảo trì là tài liệu của hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, do đó việc lập và bàn giao quy trình bảo trì phải cùng thời điểm với việc lập và bàn giao hồ sơ thiết kế thiết kế xây dựng công trình cho chủ đầu tư.

Chi phí lập quy trình bảo trì công trình xây dựng được tính trong chi phí thiết kế xây dựng công trình và được đưa vào mục chi phí chung.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về khung tên bản vẽ thiết kế công trình

Hỏi:

“1. Hiện nay, tại Công ty Tư vấn của tôi dang tranh luận về "khung tên và các chức danh ký tên trong khung tên bản vẽ thiết kế". Như vậy, khung tên và các chức danh ký tên trong khung tên bản vẽ thiết kế, như thế nào là đúng theo quy định của pháp luật? Về khung tên và các chức danh ký tên trong khung tên bản vẽ thiết kế, tôi thấy mỗi công ty mỗi kiểu không theo một quy định nào hết như vậy có vi phạm pháp luật không?

2. Tại Điều 15 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định cụ thể: tại khoản 1. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập. Như vậy, trong khung tên từng bản vẽ người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế có được phép đứng tên cùng một lúc 2 hoặc 3 chức danh trong khung tên bản vẽ không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động XD có ý kiến như sau:

1. Khung tên và các chức danh ký tên trong khung tên bản vẽ thiết kế sẽ do các công ty lựa chọn để phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng của công từng công ty và hình thức hợp đồng của từng công trình. Tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được quy định tại Điều 15 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, theo đó: "Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập." Theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có thể tham khảo một số tiêu chuẩn như: TCVN 5571:1991- Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Bản vẽ xây dựng - Khung tên, TCVN 5896-1995 - Bản vẽ xây dựng- Các phần bố trí hình vẽ, chú thích bằng chữ và khung tên trên bản vẽ.

2. Trong một công trình, một người có thể đứng tên cùng một lúc 2 hoặc 3 chức danh trong khung tên bản vẽ, nhưng phải tuân thủ các quy định tại Điều 48, 59, 60 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ. Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan, người thiết kế không đứng tên chức danh người kiểm (hoặc quản lý kỹ thuật)./.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về việc phân loại công trình nghĩa trang nhân dân

Hỏi:

“Công ty chúng tôi đang tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang nhân dân bằng nguồn vốn ngân sách, tuy nhiên hiện nay công ty chúng tôi đang gặp trở ngại trong việc lập đề cương dự toán công trình này. Lý do, không thể xác định loại và cấp công trình nghĩa trang theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP, vì không có danh mục công trình Nghĩa trang trong bảng Phân cấp, phân loại công trình xây dựng. Trước đây, theo quyết định 179/2001/QĐ-BXD, nghĩa trang thuộc loại công trình văn hóa - dân dụng. Vậy kính đề nghị Bộ Xây dựng xác định loại công trình và cách phân cấp công trình nghĩa trang để có cơ sở thực hiện đầu tư, phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

- Quyết định số 179/QĐ-BXD ngày 8/2/2001 của Bộ Xây dựng về việc Phê duyệt tổng dự toán dự án Quy hoạch chung tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Bình Phước không có nội dung liên quan đến công trình nghĩa trang cũng như không có nội dung qui định công trình nghĩa trang thuộc loại công trình văn hoá-dân dụng như Quí công dân nêu trong thư điện tử;

- Tại khoản 1 và 2 mục 1 Điều 1 của Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng thì công trình xây dựng được phân thành 5 loại và cấp công trình xây dựng được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào tầm quan trọng và qui mô công trình.

- Hiện nay, Bộ Xây dựng đang dự thảo Qui chuẩn kỹ thuật cụ thể loại và cấp công trình xây dựng. Theo dự thảo thì công trình nghĩa trang bạn hỏi được xếp vào loại công trình hạ tầng kỹ thuật.
 
L

lestrong

Guest
Bộ Xây dựng trả lời về việc thay đổi quy hoạch chi tiết xây dựng

Hỏi:

“Công ty chúng tôi kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Khu dân cư qui mô khoảng 56 hécta. Trong qui hoạch chi tiết được duyệt có phần diện tích xây dựng trung tâm thương mại là 3,5hécta, phần còn lại là công trình công cộng và đất xây dựng nhà ở. Nay do phía đối tác là "Tập đoàn Vinci của Pháp” đề nghị Công ty chúng tôi hợp tác với nhau để xây dựng khu trung tâm thương mại. Tuy nhiên, phía Vinci đề nghị tăng diện tích khu trung tâm thương mại lên khoảng 14 hécta để xây dựng thành Khu đại siêu thị. Như vậy, phía Công ty có được phép điều chỉnh qui hoạch chi tiết để mở rộng Khu trung tâm thương mại từ 3,5 hécta lên thành 14 hécta hay không?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kiến trúc quy hoạch xây dựng có ý kiến như sau:

Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng được quy định tại Điều 29 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/ 01/ 2005 về quy hoạch xây dựng. Việc kinh doanh đầu tư xây dựng khu nhà ở cần phải thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở.

Quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư của Công ty đã được phê duyệt. Nay do yêu cầu khuyến khích thu hút đầu tư cần thay đổi tính chất, chức năng và một số chỉ tiêu của đồ án quy hoạch đã phê duyệt.

- Trong trường hợp này, nếu việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thì lập quy hoạch điều chỉnh và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trong trường hợp việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết không phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thì phải lập điều chỉnh quy hoạch chung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết và trình duyệt theo quy định./.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời quy định về việc xác định công trình sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình

Hỏi:

Nhà thầu tư vấn đã ký hợp đồng với chủ đầu tư về việc khảo sát, thiết kế công trình xây dựng trụ sở cơ quan. Trong nội dung hợp đồng không có điều khoản đề cập đến việc nhà thầu tư vấn phải sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình cho công trình. Căn cứ nhiệm vụ khảo sát, thiết kế được chủ đầu tư chấp thuận, nhà thầu tư vấn đã tiến hành khảo sát, thiết kế công trình và giao nộp hồ sơ cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư đã xem xét nghiệm thu hồ sơ khảo sát, thiết kế và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định đã yêu cầu nhà thầu tư vấn phải sử dụng thiết kế trụ sở của một cơ quan đơn vị khác đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm mẫu thiết kế cho công trình. Để đáp ứng yêu cầu của cơ quan thẩm định, chủ đầu tư đã cung cấp hồ sơ thiết kế trụ cơ quan đơn vị nêu trên cho nhà thầu tư vấn (bản chụp hồ sơ thiết kế). Trên cơ sở bản chụp hồ sơ thiết kế được cung cấp, nhà thầu tư vấn đã tiến hành thiết kế lại theo kiến trúc của công trình đã được phê duyệt. Như vậy, việc thiết kế công trình nêu trên có được coi là sử dụng sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình không? Cơ quan thẩm định áp dụng định mức thiết kế điển hình cho công trình đúng hay sai?

Trả lời:

Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo giải trình của Công ty NADECO việc thiết kế công trình trụ sở cơ quan trên cơ sở bản mẫu chụp thiết kế của một công trình khác do chủ đầu tư cung cấp theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, nhà thầu tư vấn thiết kế đã tiến hành thiết kế lại. Như vậy thiết kế công trình trên không coi là thiết kế theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình mà bản mẫu chụp thiết kế chỉ là tài liêu tham khảo; thiết khế mẫu, thiết kế điển hình phải là thiết kế được cơ quan có thẩm quyền theo quy định của nhà nước ban hành áp dụng chung toàn quốc. Khi thực hiện thiết kế như trên, nhà thầu thiết kế vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng của toàn bộ nội dung thiết kế.

Việc áp dụng định mức chi phí thiết kế điển hình cho trường hợp thiết kế công trình trên là không phù hợp.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời về tính pháp lý của nhà thầu tư vấn thiết kế

Hỏi:

Tôi đang thẩm tra các hồ sơ thiết kế, đơn vị Tư vấn thiết kế TNHH A có ông B là một nhân viên hợp đồng dài hạn (không thời hạn) của một Ban Quản lý dự án trực thuộc một UBND cấp thành. Ông B này lại đứng tên thiết kế hoặc Chủ trì thiết kế bản vẽ của đơn vị Tư vấn thiết kế A có được không? Các hồ sơ thiết kế này là của các Ban Quản lý khác quản lý được không?

Trả lời:

Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng có ý kiến như sau:

Điều kiện đối với cá nhân thực hiện thiết kế xây dựng công trình được Điều 56 Luật Xây dựng quy định: "...Các nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình". Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại điều 60 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ.

Về quy định cá nhân đảm nhận các chức danh chủ nhiệm, chủ trì... chỉ được ký hợp đồng dài hạn với một tổ chức tại khoản 4 Điều 48 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1520/BXD-VP ngày 31/7/2008 hướng dẫn như sau: Việc quy định những cá nhân chủ nhiệm, chủ trì phải ký hợp đồng dài hạn thực chất là ký hợp đồng có thời hạn đủ điều kiện để thực hiện công việc mà cá nhân đó làm chủ nhiệm hoặc chủ trì, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời gắn trách nhiệm của họ với sản phẩm đó, tránh tình trạng chỉ có ghi danh mà không trực tiếp thực hiện.

Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 2 Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư, Kỹ sư hoạt động xây dựng "Cá nhân là công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước thì không được cấp chứng chỉ hành nghề theo Quy chế này; trường hợp những cá nhân này trước đây đã được cấp chứng chỉ hành nghề thì trong thời gian làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước không được sử dụng chứng chỉ hành nghề đó".

Do vậy, ngoài các yêu cầu về điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế, anh A cần xem xét lại các điều kiện của mình theo các quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ Xây dựng trước khi ký hợp đồng tham gia chủ trì thiết kế.
 

taquangthuc

Thành viên mới
Tham gia
23/9/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
61
tính móng trụ đèn cao 12m , nền cát san lấp như thế nào, nhờ các bạn giải dùm , xin cảm ơn
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Bộ Xây dựng trả lời về việc thiết kế bản vẽ thi công

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Lê Văn Quang, địa chỉ Email (levanquang1976@yahoo.com) hỏi: “Đơn vị tư vấn lập thiết kế kỹ thuật có được phép tham gia làm thầu phụ để lập thiết kế bản vẽ thi công không? Sau khi tham gia đấu thầu Đơn vị trúng thầu có được phép thuê Đơn vị lập thiết kế kỹ thuật trước đây để lập Thiết kế thi công không?”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng có ý kiến như sau:

Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn thực hiện không quy định tư vấn lập thiết kế kỹ thuật không được lập thiết kế bản vẽ thi công. Vì vậy đối với công trình thiết kế 3 bước, tư vấn lập thiết kế kỹ thuật được phép tham gia thầu phụ để lập thiết kế bản vẽ thi công và đơn vị trúng thầu được phép thuê tư vấn lập thiết kế kỹ thuật trước đây để lập thiết kế bản vẽ thi công.

Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng
 
H

Hugolina

Guest
Hình thức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

Hỏi :

Nếu công trình thuộc cấp 1 trở lên (theo phân cấp trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP) là nguồn vốn doanh nghiệp có vốn nhà nước tham gia trên 30% hoặc là nguồn vốn tư nhân thì Chủ đầu tư được phép chọn một số đơn vị để mời tham gia thi tuyển (không ít hơn 3 đơn vị) mà năng lực và uy tín đã được Chủ đầu tư kiểm nghiệm thông qua nhiều công trình mà các đơn vị này đã thực hiện

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại mục 4 Phần I Thông tư số 05/TT-BXD ngày 12/4/2005 của Bộ Xây dựng về thi tuyển kiến trúc công trình xây dựng:

"Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, điều kiện về thời gian, khả năng tài chính và các điều kiện khác, có thể lựa chọn các hình thức thi tuyển sau:

- Thi tuyển hạn chế.

- Thi tuyển rộng rãi.

Thi tuyển hạn chế (kể cả thi tuyển có yếu tố người nước ngoài tham gia) là hình thức thi tuyển mà Chủ đầu tư hoặc Ban tổ chức thi tuyển mời một số tổ chức, cá nhân (không ít hơn 3 tổ chức, cá nhân) có đủ năng lực tham gia thi tuyển. Các công trình được thi tuyển hạn chế bao gồm trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp huyện và công trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị từ loại 2 trở lên nêu tại mục 3.a không thuộc quy mô cấp I, cấp đặc biệt.

Thi tuyển rộng rãi (kể cả thi tuyển có yếu tố người nước ngoài tham gia) là hình thức thi tuyển không hạn chế số lượng tổ chức, cá nhân tham gia và được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước. Các công trình được thi tuyển rộng rãi bao gồm công trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị từ loại 2 trở lên nêu tại mục 3.a quy mô cấp I, cấp đặc biệt; công trình văn hóa, thể thao và các công trình công cộng khác quy mô cấp I, cấp đặc biệt"


(Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng)
 
H

Hugolina

Guest
Nghi ngờ về cường độ đất nền không đạt được như số liệu của tư vấn thiết kế

Hỏi:
Tôi đang tư vấn quản lý điều hành dự án cho một cho chủ đầu tư, hiện nay công trình đang thi công đóng cọc tràm (đúng theo thiết kế được duyệt), trong quá trình thi công đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng nghi ngờ về cường độ đất nền không đạt được như số liệu của tư vấn thiết kế là 6 tấn/m2 và đề nghị tạm ngưng thi công chờ ý kiến của đơn vị tư vấn thiết kế. Sau khi có ý kiến của đơn vị tư vấn giám sdát thi công xây dựng, chủ đầu tư phát hành văn bản gửi đến tư vấn thiết kế đề nghị tư vấn thiết kế xem xét cho ý kiến: tiếp thục thi công theo thiết kế được duyệt hay phải sử lý ra sao? (công trình này đơn vị tư vấn thiết kế vừa thực hiện khảo sát địa chất và lập thiết kế).
Sau khi nhận được văn bản của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế trả lời: “Khi tính toán móng chúng tôi có căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất công trình và tải trọng của công trình. Tuy nhiên tài liệu địa chất trên mang tính chất đại diện có thể sai khác so với tình hình địa chất tại vị trí móng đang thi công. Vì vậy chúng tôi đề nghị chủ đầu tư thuê đơn vị kiểm định độc lập tiến hành thử tải tĩnh tại hiện trường, khi có kết qủa số liệu đất nền sẽ có hướng xử lý tiếp”. Tôi xin hỏi Bộ Xây dựng 2 nội dung:

- Việc thuê đơn vị kiểm định độc lập tiến hành thử tải tĩnh tại hiện trường là nhiệm vụ của chủ đầu tư hay của đơn vị tư vấn thiết kế và chi phí này ai chịu? Trong khi đơn vị thiết kế vừa khảo sát địa chất, vừa lập thiết kế bản vẽ thi công.

- Việc tạm ngưng thi công để chờ kết quả thử tải tĩnh và hướng xử lý tiếp theo đề nghị của tư vấn thiết kế, thì tổn thất của nhà thầu do các khoản chi phí phát sinh trong thời gian tạm ngưng thi công theo yêu cầu của đơn vị tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế ai chịu trách nhiệm? Trong khi đó lỗi này không phải của nhà thầu thi công xây dựng, cũng không phải của chủ đầu tư”.
Trả lời:

Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 51 Luật Xây dựng: Nhà thầu khảo sát xây dựng có nghĩa vụ "Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do việc khảo sát sai thực tế, sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng không phù hợp và các hành vi khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra".

Tương tự, theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 58 Luật Xây dựng: Nhà thầu thiết kế xây dựng có nghĩa vụ "Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và các hành vi khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra".

Như vậy, tại công trình bạn đang làm tư vấn quản lý dự án, trong quá trình thi công, nhà thầu giám sát thi công nghi ngờ về cường độ đất nền, đề nghị ngừng thi công để xin ý kiến của nhà thầu thiết kế. Nhà thầu thiết kế bảo lưu thiết kế và đề nghị chủ đầu tư thuê đơn vị kiểm định độc lập thử tải tĩnh tại hiện trường, khi có kết quả số liệu đất nền sẽ có hướng xử lý tiếp.

Trường hợp kết quả thử tĩnh tại hiện trường phù hợp với số liệu tính toán của nhà thầu thiết kế, đảm bảo an toàn cho công trình, thì chi phí thuê đơn vị kiểm định độc lập và chi phí phát sinh do ngừng thi công do chủ đầu tư và nhà thầu giám sát thi công chịu trách nhiệm.

Trường hợp, kết quả thử tĩnh tại hiện trường không phù hợp với số liệu tính toán của nhà thầu thiết kế, dẫn đến phải xử lý để đảm bảo an toàn cho công trình, cần xem xét nếu thực sự là lỗi do nhà thầu khảo sát thiết kế gây ra thì nhà thầu khảo sát thiết kế phải chịu trách nhiệm chi phí thuê đơn vị kiểm định độc lập và chi phí phát sinh do ngừng thi công.

(Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng)
 
H

Hugolina

Guest
Điều chỉnh công trình theo quy định mới

Hỏi:

Theo tôi được biết thì Bộ vừa ban hành quy chuẩn xây dựng và quy hoạch Việt Nam (QCXDVN 01:2008/BXD) ngày 03 tháng 04 năm 2008 bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình lập và thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng. Theo mục 2.8.5 có quy định khoảng lùi tối thiểu đối với công trình có chiều cao >=28m và lộ giới đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình 24m thì khoảng lùi cho phép là 6m. Như vậy tôi muốn hỏi nếu như công trình của tôi được thiết kế dựa theo tỷ lệ 1/500 được duyệt (năm 2006) như vậy có phải điều chỉnh theo quy định mới không? Công trình của tôi đang trong quá trình thoả thuận kiến trúc.

Trả lời:
Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng” thì QCXDVN 01:2008/BXD có hiệu lực từ ngày 3/4/2008 sẽ thay thế Phần II - Tập 1 của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996.
Vì vậy, đối với công trình được duyệt thiết kế từ năm 2006 sẽ phải tuân thủ quy định tại mục “7.1.6. Khoảng lùi” tại Phần II - Tập 1 của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996.
(Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường)
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top