Mã hiệu định mức AI 633321: Lắp dựng tháo dỡ KC thép hệ khung dàn, sàn đạo dưới nước , phần máy thi công(dưới nước) bao gồm :
Xàlan 200T,
Xàlan 400 T
Ca nô 150CV
Mã hiệu AI.62121: LD dầm thép dưới nước, và một số định mức về công tác dưới nước có sử dụng phao phà, xà lan phần định mức máy có ca nô
Bảng giá ca máy 1260 chỉ có ca nô công suất tối đa 75CV.
Thực tế khi thi công nhà thầu phải sử dụng đầu kéo dưới nước bởi vì nếu đã có xà lan thì phải có đầu kéo để lai dắt xà lan từ bờ ra trụ và giữa các trụ (nước).
Khi lập giá thầu, ở phần này thường người lập dự toán cũng áp dụng đầu kéo dưới nước 150CV. Nhưng hôm trước mình đọc trên giá xây dựng thấy có nói định mức ban hành bắt buộc phải áp dụng (kể cả sai). vì vậy mình thấy vướng mắc khi lập giá đến phần này.
Nếu áp dụng theo định mức -ca nô thì giá ca nô 150CV là giá tham khảo và thấp, không đủ chi phí thực tế thi công, còn nếu áp dụng giá đầu kéo 150CV (dưới nước)thì khi chấm thầu, nếu Chủ đầu tư chấm kỹ thì liệu có chấp nhận đơn giá này? và còn vấn đề sau này khi điều chỉnh thông tư (thường Chủ đầu tư quy về đơn giá gốc của bảng giá ca máy 1260 rồi nhân với hệ số theo quy đinh của thông tư)thì giải quyết như thế nào nếu nhà thầu áp dụng đơn giá cano 150CV?
TA trả lời: đầu kéo 150CV là phù hợp. Nangmai xem lại giá ca máy 1260, máy có STT 423 là Tầu kéo - công suất 150CV, giá ca máy là 775.474đ/ca, dùng luôn máy đó, không phải tham khảo hay vận dụng đâu.
Chắc do công trình của bạn thi công ở thời điểm chưa có bảng giá ca máy mới của địa phương xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư 06 nên vẫn còn dùng 1260?
Trong 1260 cũng quy định (2 trường hợp bạn không có giá ca máy):
+ Đối với những máy và thiết bị thi công chưa có quy định trong bảng gcm1260, kể cả những máy và thiết bị thi công chuyên ngành như xây dựng hầm lò, thủy điện, công trình biển... thì các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các quy định chung của Nhà nước để tính toán và thỏa thuận với Bộ Xây dựng ban hành áp dụng.
Đây là cách giải quyết khi không có giá ca máy còn gì? Bạn phải kêu tới Sở Xây dựng và UBND rồi từ đó thấu tới Bộ chủ quản và Bộ Xây dựng (chết mệt, nhưng may quá thời này xa rồi nhỉ).
+ Đối với một số loại máy và thiết bị thi công mới do các doanh nghiệp tự nhập, phải căn cứ vào những nguyên tắc, phương pháp xác định giá ca máy trong quy định hướng dẫn áp dụng này và phương pháp tính đơn giá cho một đơn vị khối lượng công tác do các máy này thực hiện để đưa vào lập dự toán theo các quy định hiện hành (khi mà 1260 còn có ý nghĩa).
Để các yếu tố trên sang một bên, trong trường hợp đấu thầu, theo kinh tế thị trường Nhà thầu dùng định mức nội bộ và hệ thống cung ứng vật tư, thiết bị của riêng mình... Ông chủ đầu tư nào mà chấm kỹ (soi giá ca máy để cố uốn thực tế cho cong về với đúng quy định của Nhà nước) như bạn nói thì đúng là hâm thật (tiếc là quá khứ đã xảy ra như thế) nhưng với hệ thống các văn bản mới thì chắc không thế nữa.
Thực tế khi TT06 ra đời và gcm1260 hết hiệu lực. Bộ XD có ban hành một văn bản hướng dẫn: những công trình lớn, phức tạp, trải dài theo tuyến... (và gì nữa TA không nhớ hết). Chủ đầu tư kết hợp với Nhà thầu, tư vấn xây dựng giá ca máy theo hướng dẫn tại TT06 trình Bộ Chủ quản (hay UBND) để thỏa thuận với Bộ XD ban hành áp dụng cho công trình, Viện Kinh tế xây dựng sẽ thẩm tra số liệu tính toán giá máy này. TA đã giúp giải quyết khá nhiều việc thẩm tra giá ca máy cho các công trình (hồ chứa nước Cửa Đạt, hạng mục kéo dài đê chắn sóng Tiên Sa, nạo vét luồng Cửa Việt, sông Hàn....) tại thời điểm các địa phương chưa kịp có giá ca máy để phục vụ thi công không bị gián đoạn.