Các vấn đề liên quan đến thiết kế

  • Khởi xướng Khởi xướng Hugolina
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

Hugolina

Guest
Về việc phê duyệt Thiết kế Bản vẽ thi công - Tổng dự toán công trình trong Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật
Hỏi :
Theo Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng, sau khi Chủ đầu tư thẩm định Thiết kế Bản vẽ thi công - Tổng dự toán công trình trong Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật và đã được Người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật thì Chủ đầu tư có cần phải phê duyệt Thiết kế Bản vẽ thi công - Tổng dự toán công trình trong Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật một lần nữa hay không?
Trả lời
Sau khi Chủ đầu tư thẩm định Thiết kế Bản vẽ thi công - Tổng dự toán công trình trong Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật và đã được Người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật thì Chủ đầu tư không cần phải phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - Tổng dự toán.

 
Một số vấn đề liên quan đến thẩm định thiết kế cơ sở, phân loại thiết bị vật liệu, cấp công trình, thiết kế phí…

1. Về thẩm định thiết kế cơ sở:
- Khoản 5, Điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã quy định: “Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Sở quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên quan để thẩm định thiết kế cơ sở”. Như vậy, Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Sở quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản. Các văn bản góp ý kiến được gửi về Sở chủ trì thẩm định tổng hợp để ban hành kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.
- Việc thu, nộp lệ phí thẩm định thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Về phân loại thiết bị, vật liệu:
Thông tư số 17/2000/TT-BXD ngày 29/12/2000 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình xây dựng” được ban hành để hướng dẫn Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Hiện nay, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã thay thế các quy định về hoạt động xây dựng theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ. Do đó, Thông tư số 17/2000/TT-BXD ngày 29/12/2000 cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Trong khi Thông tư số 17/2000/TT-BXD ngày 29/12/2000 chưa được điều chỉnh, bổ sung thì việc phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình xây dựng vẫn thực hiện theo Thông tư này.

3. Về phân loại, phân cấp công trình chiếu sáng đô thị và xác định nhóm lương nhân công xây dựng công trình chiếu sáng đô thị
- Trong Phụ lục 1 “Phân cấp, phân loại công trình xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng không có quy định phân cấp công trình chiếu sáng đô thị. Tuy nhiên, tiêu chuẩn TCXDVN 259 : 2001 “Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường đô thị” đã phân cấp chiếu sáng thành 4 cấp A, B, C, D tương ứng với cấp của đường phố, quảng trường đô thị được chiếu sáng. Vì vậy, có thể vận dụng phân cấp theo tiêu chuẩn TCXDVN 259 : 2001 để thực hiện bảo hành, bảo trì và xác định chi phí thiết kế công trình chiếu sáng đô thị. Cụ thể, công trình có cấp chiếu sáng loại A tương đương công trình chiếu sáng cấp 1; công trình có cấp chiếu sáng loại B tương đương công trình chiếu sáng cấp 2; công trình có cấp chiếu sáng loại C tương đương công trình chiếu sáng cấp 3; công trình có cấp chiếu sáng loại D tương đương công trình chiếu sáng cấp 4.
- Khi lập dự toán công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng theo Định mức dự toán duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BXD ngày 02/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì áp dụng bảng lương theo ngành công trình đô thị tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

4. Về việc áp dụng chi phí thiết kế đối với hạng mục công trình:
Mục 3, Phần I Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình đã quy định: “Định mức chi phí áp dụng là hạng mục công trình chỉ khi có yêu cầu thiết kế riêng hạng mục công trình hoặc hạng mục có công năng riêng, độc lập trong công trình”. Như vậy, nếu hạng mục công trình là cấp điện nguồn (từ trạm biến thế đến lưới điện của khu vực) hoặc hệ thống chiếu sáng của khu đô thị hoặc của khu công nghiệp thì chỉ khi có yêu cầu thiết kế riêng mới được áp dụng định mức chi phí như đối với công trình độc lập, phù hợp với loại và cấp công trình đã nêu tại Quyết định 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

5. Về việc xác định đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 120/2003/TT-BXD ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính:
Thông tư 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 do Bộ Tài chính ban hành. Vì vậy, trường hợp có vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Thông tư, đề nghị liên hệ với Bộ Tài chính để được hướng dẫn.

 
Về việc áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình trường học, mẫu giáo

Hỏi:
Việc áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình trường học, mẫu giáo
Trả lời:

Theo các văn bản Thông tư số 58/2003/TT-BTC ngày 18/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Công văn số 10559/KHTC ngày 29/11/2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo thì việc lựa chọn, áp dụng thiết kế mẫu thiết kế điển hình thuộc thẩm quyền quyết định của người quyết định đầu tư. Khi người quyết định đầu tư quyết định áp dụng thiết kế điển hình thì định mức chi chí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình tuân theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng.

 
Về định mức chi phí thiết kế

Hỏi: Về định mức chi phí thiết kế


Trả lời:

Theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trư­ởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình thì Định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình quy định mức chi phí cho công việc thiết kế của công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước hoặc thiết kế 2 b­ước. Định mức chi phí thiết kế áp dụng là hạng mục công trình khi chỉ có yêu cầu thiết kế riêng hạng mục công trình hoặc hạng mục có công năng riêng, độc lập trong công trình.
 
Về việc phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công - dự toán điều chỉnh


Hỏi:
Sau khi Báo cáo kinh tế kỹ thuật được cấp quyết định đầu tư phê duyệt (chủ đầu tư thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán), chủ đầu tư sẽ triển khai thực hiện công tác thi công mà không phải phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, phát sinh điều chỉnh một số nội dung trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và làm thay đổi cơ cấu dự toán trong tổng mức đầu tư. Như vậy, thẩm quyền phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán điều chỉnh là chủ đầu tư hay cấp quyết định đầu tư và có cần thiết phải phê duyệt lại Báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Trả lời:


Khi điều chỉnh dự án không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư trong dự án đã phê duyệt thì Chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế hoặc vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì Chủ đầu tư phải trình Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.

Riêng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, nếu tổng dự toán được điều chỉnh vượt tổng dự toán đã được phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư phải thẩm định, phê duyệt lại, báo cáo Người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt của mình. Trường hợp tổng dự toán đã được điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì phải được Người quyết định đầu tư cho phép bằng văn bản.

 
Bộ Xây dựng trả lời về một số thủ tục hồ sơ thiết kế công trình

Hỏi:
1. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ có quy định: “Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt”.
Theo quy định này, trường hợp sau có được xem là thay đổi thiết kế cơ sở không: Theo hồ sơ dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mố cầu đóng cọc kiểu chân dê nhưng ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công đơn vị tư vấn thiết kế mố cầu đóng cọc kiểu chữ U và đã được Chủ đầu tư phê duyệt làm tổng mức đầu tư tăng lên khoảng 1.8 tỷ đồng.
2. Theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt của một công trình phần móng cọc được thi công theo phương pháp đóng cọc búa 3.5 tấn, nhưng thực tế đơn vị được chỉ định thầu thi công công trình chuyễn sang phương án thi công theo phương pháp ép cọc và các số liệu tính toán đề thi công theo Tiêu chuẩn TCXDVN 286: 2003. Trường trường hợp này đơn vị thi công có được phép chuyển đổi phương án thi công không hay phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh phương án thi công trước khi thi công công trình".

Trả lời:

1.Với trường hợp bạn nêu: “trong thiết kế cơ sở mố cầu đóng cọc kiểu chân dê, khi thiết kế bản vẽ thi công nhà thầu thiết kế lựa chọn giải pháp mố cầu đóng cọc kiểu chữ U ”.
Thay đổi này không liên quan đến nội dung thẩm định thiết kế cơ sở nhưng dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư nên phải trình người quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt lại tổng mức đầu tư của dự án.
2. Với trường hợp bạn nêu, nhà thầu thi công thay đổi biện pháp thi công móng cọc từ phương pháp đóng cọc (đã được chủ đầu tư phê duyệt) sang phương pháp ép cọc.
Nếu việc thay đổi trên đem lại hiệu quả đầu tư của dự án thì việc thay đổi trên là cần thiết. Tuy nhiên, nhà thầu thi công phải thông báo cho chủ đầu tư trước khi thi công./.
 
Last edited by a moderator:
Về việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, giám sát thi công công trình xây dựng

Hỏi:
Tôi là một kỹ sư điện, tốt nghiệp năm 2005, nhưng tôi đã bắt đầu thiết kế các công trình điện từ năm 2001 tại trung tâm thiết kế của trường với vai trò tham gia thực hiện các bản vẽ. Sau khi ra trường tôi tiếp tục làm ở trung tâm cho đến nay, vậy tôi có đủ điều kiện 5 năm kinh nghiệm như Bộ Xây dựng quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế hay không? (Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Xây dựng)."

Trả lời:
Điểm c) Khoản 2, Điều 7 Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ Xây dựng quy định người xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư: “Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về nội dung xin đăng ký hành nghề và đã tham gia thiết kế ít nhất 5 công trình;”
Như vậy, nếu bạn tham gia thiết kế các công trình điện từ năm 2001, khi tuy chưa tốt nghiệp đại học nhưng đã tốt nghiệp trung học hoặc cao đẳng chuyên ngành điện và năm 2005 tốt nghiệp kỹ sư điện, thì khi xét cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư thiết kế chuyên ngành điện, điều kiện để xét năm kinh nghiệm và các công trình đã tham gia thực hiện thiết kế được tính từ thời gian bạn tham gia thiết kế năm 2001.
Nếu bạn tham gia thể hiện bản vẽ công trình điện tại trung tâm thiết kế từ năm 2001 khi là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp trung học hoặc cao đẳng chuyên ngành khác thì khi xét cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư thiết kế chuyên ngành điện, điều kiện để xét năm kinh nghiệm và các công trình đã tham gia thực hiện thiết kế được tính từ thời gian bạn tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện năm 2005.

 
Về việc áp dụng chi phí thiết kế san nền và dự toán san nền

Hỏi:

Công ty chúng tôi đang thực hiện 1 dự án khu du lịch với tổng diện tích 45ha, trong đó có các hạng mục: sân golf, nhà cao tầng, một số biệt thự. Các hạng mục trong dự án sẽ được thực hiện trong từng giai đoạn, dự kiến trong khoảng 5 năm. Hiện nay Công ty triển khai trước phần san nền. Để tính Chi phí thiết kế san nền, Đơn vị thiết kế đã tính bằng 40% định mức chi phí thiết kế Công trình cấp VI của loại công trình giao thông (theo QĐ 11/2005/QĐ-BXD). Tuy nhiên theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP, thì Dự án của Công ty chúng tôi thuộc loại công trình dân dụng.
Vậy kính mong Quý cơ quan giúp đỡ cho Công ty chúng tôi các vấn đề sau:
1. Việc tính chi phí thiết kế san nền bằng 40% định mức chi phí thiết kế Công trình cấp IV của loại công trình giao thông (QĐ 11/2005/QĐ-BXD) theo cách tính của Đơn vị Thiết kế là đã phù hợp theo quy định chưa ?
2. Trường hợp cách tính chi phí thiết kế trên phù hợp quy định, thì chúng tôi sẽ phải lấy giá trị dự toán nào để đưa công trình ra đấu thầu cho phù hợp: Dự toán theo loại Công trình giao thông cấp IV hay công trình dân dụng?

Trả lời:

1. Việc tính chi phí thiết kế san nền bằng 40% định mức chi phí thiết kế công trình cấp IV của loại công trình giao thông (trong QĐ số 11/2005/QĐ-BXB) là phù hợp quy định hiện hành.
2. Khu du lịch là công trình thuộc loại công trình dân dụng, nên dự toán san nền của công trình này được lập theo loại công trình dân dụng.
 
Về kiểm định đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình

Hỏi:
Hiện nay chúng tôi đang tiến hành kiểm định chất lượng bê tông một bể chứa bằng bê tông cốt thép (Mác bê tông thiết kế 300 daN/cm2, cốt liệu chế tạo bê tông là đá dăm có cốt liệu hạt lớn nhất 20mm) và đã có số liệu về cường độ bê tông tại hiện trường sau khi tiến hành khoan lấy mẫu, xử lý mẫu, thí nghiệm và tính toán như sau:
+ Rht = 25.2 N/mm2
+ Rmin = 21.5 N/mm2
Để đưa ra kết luận đánh giá cường độ bê tông hiện trường có đạt yêu cầu theo Mác thiết kế đưa ra thì có rất nhiều kiến nghị đưa ra phương pháp so sánh đánh giá như sau:
+ Đơn vị kiểm định:
Rht > 0.9M = 0.9*30 = 27 N/mm2 và
Rmin > 0.75M = 0.75 * 30 = 22.5 N/mm2
+ Đơn vị chủ đầu tư:
Rht > M = 30 N/mm2
+ Đơn vị cung cấp Bê tông và đơn vị thi công: theo TCXDVN 239-2006
Rht > 0.9 Rye
Rmin > 0.75 Rye
Trong đó Rye = B hoặc 0.778M (Theo cấp hoặc Mác bê tông).
Vì vậy để đánh giá được bê tông có đạt được theo yêu cầu của Mác thiết kế là 300daN/cm2 thì cách so sánh như thế nào là chính xác hoặc có tiêu chuẩn nào khác để đánh giá không?
Trả lời:
- Trường hợp thiết kế kết cấu được thực hiện theo tiêu chuẩn của Việt Nam thì có thể áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 239:2006 để đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình. Khi đó, điều kiện để cường độ bê tông trên kết cấu công trình đạt yêu cầu thiết kế M30 (300 daN/cm2) là:
Rht >= 0,9*0,778M = 21,0 N/mm2
Rmin >= 0,75*0,778M = 17,5 N/mm2
Như vậy, nếu các bước lấy mẫu khoan, thí nghiệm và tính toán mẫu thử theo quy định trong TCXDVN 239:2006, với cường độ hiện trường xác định được là 25,1 N/mm2 và giá trị thấp nhất của một viên mẫu khoan là 21,5 N/mm2 thì kết cấu mà tổ khoan này đại diện có giá trị cường độ bê tông đạt yêu cầu thiết kế M30 (300 daN/cm2).
- Trường hợp thiết kế không thực hiện theo hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và không quy định áp dụng TCXDVN 239:2006 thì cần áp dụng phương pháp thí nghiệm và tính toán kết quả theo tiêu chuẩn khác để đảm bảo tính đồng bộ của việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài như quy quy định trong “Quy chế áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BXD ngày 7/05/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 
Về một số vấn đề liên quan đến Nghị định 112/2006/NĐ-CP


Hỏi:

Kiểm tra về điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn và cá nhân lập thiết kế cơ sở bao gồm những nội dung gì? Chỉ cần kiểm tra tổ chức có đăng ký kinh doanh phù hợp với công việc thực hiện và các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế có chứng chỉ hành nghề phù hợp được không? Có yêu cầu phải kiểm tra hạng của tổ chức tư vấn, hạng của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế không? Có yêu cầu phải kiểm tra người chủ nhiệm, chủ trì thiết kế chỉ được ký hợp đồng lao động dài hạn với 01 tổ chức hay không? Nếu kiểm tra thì thực hiện bằng cách nào vì khi kiểm tra các nội dung này rất khó khăn, trong khi yêu cầu danh mục hồ sơ trình thẩm định thiết kế cơ sở không có các nội dung này? Nếu không kiểm tra thì ai sẽ thực hiện kiểm tra các nội dung này?


Trả lời:


Theo quy định tại mục c điểm 2 khoản 6 Điều 1 Nghị định số 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì việc kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, cá nhân lập thiết kế cơ sở do cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở kiểm tra.
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định tại Chương V Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư hoạt động xây dựng, theo đó năng lực của tổ chức căn cứ vào năng lực hành nghề của cá nhân trong tổ chức bao gồm chủ nhiệm, các chủ trì bộ môn và kinh nghiệm của tổ chức. Việc kiểm tra căn cứ vào hồ sơ kê khai, nếu có nghi vấn thì có thể kiểm tra để xác minh.

 
Last edited by a moderator:
Về một số vấn đề liên quan đến Nghị định 112/2006/NĐ-CP (tiếp)

Hỏi:

Theo khoản 2, điểm 6, điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-CP quy định nội dung thẩm định thiết kế cơ sở bao gồm:
a. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng; Sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào;
b. Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ;
c. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
Xin được hỏi Bộ Xây dựng như sau:
- Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn nghĩa là gì? Có yêu cầu phải thực hiện đúng các nội dung đó quy định trong tiêu chuẩn hiện hành hay chỉ cần nêu đã dựng tiêu chuẩn Việt Nam hay nước ngoài là được.
- Hiện nay Bộ Xây dựng đã có danh mục các tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài nào được phép áp dụng mà không phải thực hiện theo Quyết định 09/2005/QĐ-BXD hay không? Áp dụng Tiêu chuẩn Anh BS 8111, BS 8007 có yêu cầu phải tuân theo Quyết định 09/2005/QĐ-BXD không?

Trả lời:


- Khoản 2, điểm 6, điều 1 của Nghị định 112/2006/NĐ-CP quy định nội dung thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền về việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án được qui định ở mục d, khoản 3, điểm 3, điều 1 của Nghị định. Theo đó, phần thuyết minh thiết kế cơ sở có nội dung: Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng. Các nội dung khác của thiết kế cơ sở phải được thực hiện đúng theo quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đã nêu trong danh mục.

- Việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng cấp quốc gia của nước ngoài phải tuân theo Quy chế áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BXD ngày 07/04/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 
Về thực hiện định mức chi phí thiết kế san nền

Hỏi:
Dự án san lấp mặt bằng để làm khu công nghiệp hoặc dự án san lấp mặt bằng để bán đấu giá quyền sử dụng đất chỉ có các công tác chủ yếu là san lấp, san nền… Các dự án trên sử dụng nguồn vốn ngân sách, được phê duyệt thành các dự án độc lập và chỉ dừng lại ở các công việc san lấp tạo mặt bằng, còn quá trình triển khai tiếp trên khu đất đã được san lấp do các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân… thực hiện tiếp theo bằng các nguồn vốn khác. Như vậy các công tác san lấp mặt bằng, san nền nêu trên được gọi là công trình hay hạng mục công trình.
Tại điểm 8.6 Phần I Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng quy định Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí các công việc trong chi phí quản lý dự án (một số các công việc nêu trong điểm 2 Phần I).
Tại mục VII Phần II Thông tư 98/2003/TT-BTC ngày 14/10/2003 của Bộ Tài chính quy định cơ quan Tài chính các cấp phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án của các Chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý.
Cả 2 văn bản của nêu trên đến nay đều có hiệu lực. Như vậy việc phê duyệt dự toán các các khoản chi phí trên là do áp dụng theo văn bản nào? Cơ quan Tài chính phê duyệt hay Chủ đầu tư?
Trả lời:

1. Công tác san nền:
San nền là công việc thực hiện để tạo mặt bằng xây dựng công trình. Công tác san nền có thể được coi là công trình khi thực hiện riêng độc lập (như dự án san lấp để tạo mặt bằng đấu thầu quyền sử dụng đất). Do đó, công tác san nền có thể được coi là một hạng mục công trình hoặc là công trình.
2. Về chi phí ban quản lý:
Hiện nay Bộ Tài chính đang tiến hành sửa đổi thông tư 98/2003/TT-BTC ngày 14/10/2003 cho phù hợp với các quy định của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 và Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo nội dung tinh thần của các nghị định trên là: Chủ đầu tư là người phê duyệt Chi phí quản lý dự án (trong đó có chi phí Ban quản lý dự án).
 
Về thẩm định thiết kế

Hỏi

1. Nếu khi thẩm định, đơn vị thẩm định đã có góp ý về thiết kế với đơn vị tư vấn về các giải pháp thiết kế nhưng đơn vị tư vấn thiết kế không thực hiện theo góp ý đó thì xử lý ra sao?

2. Việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trong các công trình chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật của đơn vị thẩm định là các Sở chuyên ngành (không phải là đơn vị đầu mối) tại địa phương thực hiện như thế nào? Các Sở chuyên ngành có được thẩm định dự toán công trình không?

Trả lời:

1. Chỉ thẩm định giải pháp thiết kế trong giai đoạn thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) do chủ đầu tư tổ chức. Khi tư vấn thẩm tra (giúp chủ đầu tư thẩm định) có góp ý về giải pháp thiết kế, chủ đầu tư cần nghiên cứu các góp ý đó. Nếu giải pháp thiết kế không hợp lý làm tăng chi phí xây dựng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, thì chủ đầu tư phải yêu cầu tư vấn thiết kế sửa đổi. Nếu dự án không sử dụng vốn ngân sách, công trình vẫn đảm bảo an toàn, tuân thủ quy chuẩn tiêu chuẩn áp dụng, thì chủ đầu tư quyết định việc tiếp thu ý kiến của tư vấn thẩm tra.

2. Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Nhà nước quản lý việc xây dựng công trình trong quá trình thực hiện cấp phép xây dựng.

 
Về cách tính chi phí thiết kế xây dựng


Hỏi:
Theo quy định của Nghị định 209 - Dự án chúng tôi thuộc loại: Công trình công nghiệp vật liệu xây dựng - ngành nghề là Trạm nghiền clinker.


Dự án của chúng tôi có nhiều gói thầu và trong các gói thầu có rất nhiều hạng mục công trình thuộc nhiều loại công trình khác nhau như: Đường bãi nội bộ Nhà máy, hệ thống thoát nước mặt bằng nhà máy, Nhà làm việc, tường rào,...


Hiện nay chúng tôi đang tổ chức nghiệm thu, thanh toán chi phí thiết kế với đơn vị tư vấn thiết kế (chi phí thiết kế áp dụng theo QĐ 11/BXD).
Xin hỏi:
1. Trong một gói thầu có nhiều hạng mục công trình thì tỷ lệ định mức chi phí thiết kế được tính cho dự toán gói thầu được duyệt hay áp dụng cho dự toán từng hạng mục công trình.


2. Khi tính chi phí thiết kế và quyết toán chi phí thiết kế với đơn vị tư vấn thiết kế, chúng tôi áp dụng tỷ lệ định mức chi phí thiết kế theo loại công trình nào? Nếu áp dụng định mức chi phí thiết kế loại công trình công nghiệp cho toàn bộ các hạng mục công trình thuộc dự án có được không?


3. Thiết kế, dự toán do đơn vị tư vấn lập (đã được thuê thẩm tra) là 8 tỷ đồng, tuy nhiên khi phê duyệt dự toán, Chủ đầu tư chỉ phê duyệt 5,5 tỷ đồng (lý do: do Chủ đầu tư tự cắt giảm). Xin hỏi chi phí thiết kế và thẩm tra thiết kế được trả cho đơn vị tư vấn theo 8 tỷ hay 5,5 tỷ đồng?

Trả lời:


1. Theo quy định tại mục 3 phần I Quy định áp dụng của Quyết định 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, định mức chi phí thiết kế được xác định cho công việc thiết kế của công trình. Định mức chi phí thiết kế áp dụng là hạng mục công trình khi chỉ có yêu cầu thiết kế riêng hạng mục công trình hoặc hạng mục có công năng riêng độc lập trong công trình.



Đối với dự án Trạm nghiền clinker, công việc thiết kế được chia làm nhiều gói thầu tư vấn thiết kế các công trình có công năng riêng, như đường bãi nội bộ - thuộc loại công trình giao thông, hệ thống cấp thoát nước - thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật; Nhà làm việc , tường rào - thuộc lọai công trình dân dụng... Chi phí thiết kế được áp dụng theo định mức quy định đối với từng loại công trình này. Trường hợp Chủ đầu tư có yêu cầu thiết kế riêng hạng mục của từng công trình mà được người quyết định đầu tư cho phép thì chi phí thiết kế được tính theo hạng mục.

2. Theo quy định tại mục 9 phần I Quy định áp dụng của Quyết định 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, giá trị thanh toán của hợp đồng giao nhận thầu thiết kế được tính theo chi phí xây dựng (hoặc chi phí thiết bị) trong tổng dự toán hoặc dự toán được duyệt (theo như câu hỏi thì giá trị dự toán được duyệt là 5,5 tỷ đồng).


 
Về công trình ngầm dưới lòng đất



Hỏi:
Chúng tôi là đơn vị tư vấn thiết kế muốn được hỏi nội dung như sau: Công trình ngầm dưới lòng đất nhưng lại phục vụ cho việc ở, sinh hoạt và làm việc cho con người thì được xếp vào nhóm công trình gì? Cấp công trình nào?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/3/2007 của Chính phủ đã quy định "Công trình ngầm đô thị là những công trình được xây dựng ngầm dưới đất tại đô thị bao gồm công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm; công trình giao thông ngầm; công trình công cộng ngầm và phần ngầm của các công trình xây dựng”. Tuy nhiên, Luật Xây dựng và Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng chưa phân loại và cấp đối với “Công trình ngầm đô thị” trong đó có loại “công trình ngầm dưới lòng đất nhưng lại phục vụ cho việc ở, sinh hoạt và làm việc cho con người".
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang chỉnh sửa, bổ sung Nghị định 209/2004/NĐ-CP để trình Chính phủ ban hành nên “Công trình ngầm đô thị” sẽ được bổ sung trong bảng phân loại và cấp công trình xây dựng mới.
 
Về cách xác định khối lượng bê tông

Hỏi:

Đề nghị cho biết cách xác định khối lượng bê tông, những loại kết cấu nào để lại trong bê tông phải trừ thể tích chiếm chỗ khi tính khối lượng bê tông, cốt thép dự ứng lực trong có phải trừ thể tích không khi tính thể tích vữa bơm lấp ống ghen


Trả lời:
Theo thuyết minh và quy định áp dụng “Công tác bê tông tại chỗ” nêu tại Chương VI của “ Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng” được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì “khối lượng bê tông các kết cấu là khối lượng hình học được xác định theo thiết kế, khi đo bóc khối lượng bê tông không trừ cốt thép trong bê tông”. Bởi vậy thể tích cốt thép trong bê tông cốt thép thường cũng như trong bê tông cốt thép dự ứng lực đều không phải trừ.
 
Về giấy phép hành nghề thiết kế và khảo sát



Hỏi:


Đơn vị tôi là nhà thầu thi công, chúng tôi có tham gia khảo sát và thiết kế bản vẽ thi công công trình đáp ứng mục 2 Điều 7 tại Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005. Vậy chúng tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng ở 03 lĩnh vực khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình và thi công xây dựng công trình không nếu làm đầy đủ thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề


Trả lời:


Theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thì không có chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng loại thi công xây dựng công trình.
Theo quy định của Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/4/2005 của Bộ Xây dựng, nếu bạn có 02 bằng tốt nghiệp đại học trở lên là khảo sát xây dựng và kỹ sư xây dựng, có thời gian ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực hiện 5 nhiệm vụ khảo sát, có thời gian ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực hiện 5 nhiệm vụ thiết kế công trình thì bạn được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư với cả 02 lĩnh vực đó.
 
Về điều kiện xếp hạng năng lực của tổ chức Tư vấn thiết kế xây dựng và Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình

Hỏi:

Xin Quý Bộ vui lòng hướng dẫn tôi một số vấn đề cụ thể liên quan đến việc xếp hạng tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại điều 61 và điều 62 Nghị định 16/2005/NĐ- CP. ngày 07 tháng 02 năm 2005. Công ty tôi có đăng ký kinh doanh tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trong đó gồm các kỹ sư, kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề các chuyên ngành phù hợp sau:

* Tư vấn khảo sát, thiết kế công trình xây dựng DD & CN gồm:
- 01 Cử nhân tài chính kế toán (Đại học tài chính kế toán - chứng chỉ kế toán trưởng)
- 01 Kỹ sư địa chất công trình (Đại học mỏ địa chất - có chứng chỉ hành nghề khảo sát địa chất công trình)
- 01 Kỹ sư cầu đường bộ (Đại học giao thông vận tải - có chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình đường giao thông, cầu đường bộ)
- 01 Kỹ sư điện (Đại học kỹ thuật công nghiệp - có chứnh chỉ hành nghề thiết kế công trình điện)
- 03 Kỹ sư trắc địa (Đại học mỏ địa chất - có chứng chỉ hành nghề khảo sát đại hình các công trình xây dựng DD & CN)
- 02 Kiến trúc sư (Đại học Kiến trúc Hà Nội - Có chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng DD & CN)
- 03 Kỹ sư xây dựng (Đại học Kiến trúc Hà Nội - Có chứng chỉ hành nghề thiết kế kết cấu công trình xây dựng DD & CN)
- 03 Kỹ sư xây dựng (Đại học Kiến trúc Hà Nội - Chưa có chứng chỉ)
+ Những công trình đã thiết kế:
- 05 công trình cấp 3 (theo phân cấp nghị định 209/2005/NĐ - CP)
- 20 công trình cấp 4 ( theo phân cấp nghị định 209/2005/NĐ - CP)
* Tư vấn giám sát thi công công trình xây dựng DD & CN gồm:
- 01 Cử nhân tài chính kế toán (Đại học tài chính kế toán - chứng chỉ kế toán trưởng)
- 01 Kỹ sư địa chất công trình (Đại học mỏ địa chất - có chứng chỉ hành nghề giám sátkhảo sát địa chất công trình)
- 01 Kỹ sư cầu đường bộ (Đại học giao thông vận tải - có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình đường giao thông, cầu đường bộ)
- 02 Kỹ sư điện (Đại học kỹ thuật công nghiệp - có chứnh chỉ hành nghề giám sát thi công công trình điện)
- 07 Kỹ sư xây dựng (Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học XD Hà Nội - Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình xây dựng DD & CN)
- 04 Kỹ sư xây dựng, Kiến trúc sư (Đại học Kiến trúc Hà Nội - Chưa có chứng chỉ)
+ Những công trình đã giám sát:
- 01 công trình cấp 2 (theo phân cấp nghị định 209/2005/NĐ - CP)
- 07 công trình cấp 3 (theo phân cấp nghị định 209/2005/NĐ - CP)
- 50 công trình cấp 4 (theo phân cấp nghị định 209/2005/NĐ - CP)

Trả lời:

1. Về việc xếp hạng năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp:

Theo quy định tại Điều 61 của Nghị định (sau đây gọi tắt là NĐ) số16/2005/NĐ-CP về điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình thì đối với Hạng 2 ở điều kiện đầu, ngoài yêu cầu về 10 kiến trúc sư và kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp cần có người có đủ điều kiện (Điều 59 của NĐ số16/2005/NĐ-CP) làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2; điều kiện thứ 2 quy định có đủ chủ trì thiết kế (Điều 60 của NĐ số16/2005/NĐ-CP) hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại; điều kiện thứ 3 quy định đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại. Tuy nhiên trong văn bản đề nghị giải đáp chỉ có phần liệt kê chung những công trình đã thiết kế, không ghi cụ thể những công trình này thuộc loại công trình nào (?), có mấy công trình cùng loại (?) và do đơn vị tư vấn thiết kế, do người chủ trì thiết kế hay do chủ nhiệm thiết kế thực hiện?
Trong truờng hợp này, nếu trong số các công trình đã liệt kê có it nhất 2 công trình cấp III cùng loại dân dụng & 2 công trình cấp III cùng loại công nghiệp, do chủ nhiệm thiết kếngười chủ trì thiết kế của chính đơn vị tư vấn thực hiện thì tổ chức tư vấn này có đủ điều kiện năng lực để xếp hạng 2 về Tư vấn thiết kế xây dựng dân dụng và công nghiệp.
2. Về việc xếp hạng năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp:
Vấn đề tương tự như đã được giải đáp trên khi đối chiếu với những quy định tại Điều 62 của NĐ số16/2005/NĐ-CP, nếu trong số những công trình đã giám sát có ít nhất 2 công trình cấp III cùng loại dân dụng và 2 công trình cấp III cùng loại công nghiệp thì tổ chức tư vấn này có đủ điều kiện năng lực để xếp hạng 2 về Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.

 
1. Về nhiệm vụ của giám sát tác giả

Hỏi:
Xin cho biết rõ về "quyền và nghĩa vụ" của giám sát tác giả. Trong trường hợp đơn vị tư vấn thiết kế không cử cán bộ xuống công trình để giám sát tác giả thì có được không? Chủ đầu tư có quyền yêu cầu bắt buộc phải giám sát tác giả không?

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ được theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 77 của Luật Xây dựng. Cũng theo quy định tại khoản 28 Điều 3 của Luật Xây dựng thì “Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế”, bởi vậy nhà thầu thiết kế không được thuê tổ chức thiết kế khác không trực tiếp thiết kế để thực hiện giám sát tác giả.
2. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 57 của Luật Xây dựng thì khi nhà thầu thiết kế không thực hiện nghĩa vụ giám sát tác giả thì chủ đầu tư có quyền “Yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết”. Nếu nhà thầu thiết kế cũng vẫn không thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư thì căn cứ điểm d khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng mà chủ đầu tư có thể xử lý: hủy bỏ hợp đồng, khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) do không giám sát tác giả...
3. Nhà thầu thiết kế có những quyền hạn và nghĩa vụ khi thực hiện giám sát tác giả được quy định tại Điều 77 của Luật Xây dựng và Điều 22 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và khoản 3.5 mục III của thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng”.
Việc giám sát tác giả không lập báo cáo nhưng kết quả việc thực hiện phải được ghi trong số nhật ký thi công xây dựng để làm cơ sở để cơ quan kho bạc, tài chính thanh toán cho chí phí giám sát tác giả. Và điều cần lưu ý là “Người được nhà thầu thiết kế cử thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giám sát tác giả và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra”.


2.Về việc thiết kế san nền

Hỏi:
Việc thiết kế san nền 50ha trong tổng số 350ha giai đoạn 1 của khu công nghiệp có thể coi là một hạng mục của dự án không?

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Khảo sát, Thiết kế XD có ý kiến như sau:
Thiết kế san nền toàn bộ 350 ha là một hạng mục của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 của khu công nghiệp.
Khi lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 của khu công nghiệp, phải lập thiết kế cơ sở các hạng mục công trình thuộc dự án để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định trước khi phê duyệt dự án.
 
1. Về việc phân loại - cấp công trình xây dựng

Hỏi:
Công trình được xây dựng trong khu đất khu công nghiệp có diện tích 14.950 m2 với các hạng mục chính sau: (01 tầng trệt và 01 tầng lầu với diện tích đất xây dựng khoảng 3.500 m2).
- Diện tích sàn sử dụng Khối chính:
. Hầm : 4.837 m2
. Trệt : 5.104 m2
. Lầu : 4.829 m2
Cộng 14.770 m2
- Diện tích sử dụng khối phụ: 833,4 m2
(Nhà bảo vệ + Khu kỹ thuật + Trạm kiểm định + Nhà xe nhân viên).
Vậy xin hỏi công trình này thuộc loại công trình dân dụng cấp I hay là thuộc loại - cấp công trình nào?

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Điều 14 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình đã nêu: “Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện theo một bước, hai bước hoặc ba bước”.
Khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Luật Xây dựng đã quy định “Mỗi loại công trình được chia thành năm cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng”. Tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã quy định việc phân cấp công trình chủ yếu dựa vào qui mô, tính phức tạp về kỹ thuật của công trình để phân cấp cho mỗi loại công trình. Như vậy, đối tượng phân cấp là công trình chưa không phải “dự án”.
Điều cần nhấn mạnh rằng, việc xác định cấp công trình là dựa theo quy mô của từng công trình thuộc dự án chứ không xác định theo quy mô của dự án. Theo quy mô và tính chất thì dự án đã được phân thành: dự án quan trọng quốc gia, các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C.
2. Do nội dung câu hỏi chưa rõ ràng nên không thể xác định được cấp công trình cho từng hạng mục công trình (công trình thành phần của Dự án). Bởi vậy,cần dựa vào các thông số của từng hạng mục công trình trong từng khối để có cơ sở xác định cấp công trình bao gồm: loại công trình (nhà thí nghiệm, xưởng sản xuất, nhà bảo vệ, trạm kiểm định, nhà để xe …), số tầng, tổng diện tích sàn, kích thước nhịp. Việc xác định cấp công trình theo tổng diện tích sàn của khối chính (14.770 m2) và khối phụ (833,4 m2) là không phù hợp với các quy định đã nêu tại khoản 1 của văn bản này.


2. Bộ Xây dựng trả lời về việc tính chi phí thiết kế, chi phí giám sát thi công

Hỏi:
”Tôi đang làm dự toán cho công trình đường giao thông, công trình này được chia ra làm nhiều gói thầu. Vậy khi tính chi phí cho thiết kế, giám sát thi công... thì tôi phải tính trên giá trị xây lắp của cả công trình hay trên giá trị xây lắp của gói thầu mà tôi đang làm?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:
Theo quy định hiện nay, chi phí thiết kế được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán xây dựng công trình được duyệt. Chi phí giám sát thi công xây dựng tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt.

Như vậy, với công trình của bạn chi phí thiết kế tính trên giá trị dự toán trước thuế của cả công trình, còn chi phí giám sát xây dựng được tính trên giá trị gói thầu được duyệt.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top