Mã hiệu AI.11911 của định mức 1776 thì ai cũng biết rồi, vấn đề là ở chỗ quan điểm. Hiện thời tồn tại các quan điểm như sau:
Quan điểm 1: Một số cán bộ lập dự toán ở Tedi và một số công chức nhà nước ở Cục thì cho rằng: mọi kết cấu thép phục vụ thi công giống nhau, ta chỉ cần sản xuất 1 lần (hệ định hình) sau đó nhấc từ chỗ nọ sang chỗ kia, không hao hụt mất mát gì cả. Do vậy 2%/1tháng + 7% cho toàn bộ các lần luân chuyển là tốt lắm rồi (luật do họ tự nghĩ).
Quan điểm 2: "thường là của các nhà thầu" thì cho rằng: Căn cứ vào mã hiệu AI.11911, khi nhà thầu sử dụng thép hình làm đà giáo, vành đai, khung chống thì cứ sau khi sử dụng 1 lần, nhà thầu lại phải cắt tháo ra, hàn nối lại theo kích thước của hạng mục tiếp theo, vì vậy quy định của định mức 1776 là phù hợp, các hạng mục khác nhau thì không sử dụng lại của nhau được.
Vấn đề cần thảo luận ở đây là quan điểm về cách sử dụng hệ đà giáo này, một bên thì cho rằng chỉ phải sản xuất 1 lần và chuyển sang chỗ khác, không hao hụt, sứt mẻ gì, một bên thì cho rằng phải cắt ra, hàn lại cho hạng mục kế tiếp. Vậy tôi nghĩ các bạn phải nghiên cứu biện pháp thi công để có thể chứng minh đối với hệ kết cấu nào thì phải tháo ra hết, hệ nào thì có thể tháo ra 1 phần rồi chuyển sang chỗ khác. Còn về nguyên tắc, không có kết cấu nào không phải tháo ra vì không thể cẩu được theo tình hình thực tế tại hiện trường đối với 1 kết cấu đà giáo kiểu như vậy.
Mong các bạn tham khảo.
Thân