cách kiểm tra độ chặt của nền đất

hoàng dương anh hà

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/2/09
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
mọi người cho em hỏi với, em chư có kinh nghiệm:
- khi thi công san lấp mặt bằng, sau mỗi lớp đất đắp phải lu lèn đạt độ chặt K như thiết kế thì mới được đổ lớp tiếp theo. Vậy có cách nào xác định nhanh độ chặt ngoài hiện trường ko? Hay là phải chờ lấy mẫu thí nghiệm, chờ kết quả rồi mới được đổ tiếp. Vì em thấy một số công trình họ dựa vào kinh nghiệm, trực quan.... sau đó mới lấy kết quả thí nghiệm.(công trình em làm yêu cầu độ chặt K=0,9)
- anh chị nào có mẫu bản vẽ hoàn công san nền cho em tham khảo với.
Mọi người giúp em với! em mới vào nghề
 

onthesun

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
40
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Theo em thì chỉ có chờ mẫu thí nghiệm có sự giám sát trực tiếp của bạn trong quá trình nén mẫu thôi. Cách đó là nhanh nhất và chính xác nhất rồi. Ngoài ra bạn có thể quản lý khối lượng đất đắp được vận chuyển đến thực tế tại công trình để có cái nhìn tổng quát hơn về hệ số K.
Giám sát và quản lý chất lượng công tác san lấp theo đúng yêu cầu thiết kế là một việc rất nhạy cảm và nguy hiểm.
 

haiopec

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/3/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Cách tính công xuất máy thi công HP, CV, Kw

Có bạn nào biết cách chuyển công suất máy giữa các đơn vị tính sau không:
Hp, CV, Kw các công suất hày được ghi trên các giấy đăng ký xe máy chuyên dùng như: máy ủi, máy đào, máy lu...
anh em nao biết tra lời giúp
xin cảm ơn!
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
mọi người cho em hỏi với, em chư có kinh nghiệm:
- khi thi công san lấp mặt bằng, sau mỗi lớp đất đắp phải lu lèn đạt độ chặt K như thiết kế thì mới được đổ lớp tiếp theo. Vậy có cách nào xác định nhanh độ chặt ngoài hiện trường ko? Hay là phải chờ lấy mẫu thí nghiệm, chờ kết quả rồi mới được đổ tiếp. Vì em thấy một số công trình họ dựa vào kinh nghiệm, trực quan.... sau đó mới lấy kết quả thí nghiệm.(công trình em làm yêu cầu độ chặt K=0,9)
Bạn có thể dùng phương pháp xác định độ chặt hiện trường bằng phễu rót cát để xác định nhanh độ chặt tại hiện trường để làm căn cứ nghiệm thu cho triển khai thi công lớp tiếp theo tuy nhiên phải được sự đồng ý của chủ đầu tư và tư vấn giám sát.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
H

Hữu Diên

Guest
Kiểm tra nhanh độ chặt nền đường

Ban hoang duong anh ha thân mến! Việc kiểm tra độ chặt nhanh như phương pháp rót cát, ca-va-li ép và nay có dùng máy đo phóng xạ đấy bạn ạ. Phương pháp rót cát như bạn hungvina 16 là kinh tế nhất, còn nhanh và chính xác là máy đo phóng xạ, kiểm tra bằng phương pháp ka va li ép của Nga lâu nay không dùng nữa.
 

daodinhdung

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
21/4/09
Bài viết
246
Điểm thành tích
43
Tuổi
52
mọi người cho em hỏi với, em chư có kinh nghiệm:
- khi thi công san lấp mặt bằng, sau mỗi lớp đất đắp phải lu lèn đạt độ chặt K như thiết kế thì mới được đổ lớp tiếp theo. Vậy có cách nào xác định nhanh độ chặt ngoài hiện trường ko? Hay là phải chờ lấy mẫu thí nghiệm, chờ kết quả rồi mới được đổ tiếp. Vì em thấy một số công trình họ dựa vào kinh nghiệm, trực quan.... sau đó mới lấy kết quả thí nghiệm.(công trình em làm yêu cầu độ chặt K=0,9)
- anh chị nào có mẫu bản vẽ hoàn công san nền cho em tham khảo với.
Mọi người giúp em với! em mới vào nghề

+ Đầu tiên bạn cần quan tâm về chất lượng đất đắp dùng cho công trình trong suốt quá trình thi công (có thể dùng đến vài vị trí mỏ lấy đất)
- đất đắp cho công trình thường dùng là đất cấp 3, ngưòi ta thường hay chọn đất đắp có chỉ số dẻo Ip = 6 -12%
(vì chỉ số dẻo Ip càng nhỏ thì hàm lượng hạt sét có trong một đơn vị thể tích là ít - khả năng chịu lực tốt )
- độ ẩm đất đắp phải đạt độ ẩm tốt nhất Wo

+ Xác định độ chặt hiện trường bằng phương pháp rót cát
- Xác định độ ẩm của đất (hàm lượng hoh có trong đất) bằng phương pháp đốt cồn thay cho phương pháp sấy.
- Xác định độ rỗng và hệ số độ rỗng từ kết quả tính toán khối lượng thể tích & khối lượng riêng.
- xác định thành phần hạt của đất bằng phương pháp cơ học (dùng sàng)

+ Trong thi công thực tế vẫn dựa vào trực quan, kinh nghiệm thực tế
với độ chặt k90 bạn ốp liên tục ngoài hiện trường
chiều dày thiết kế sau khi lu lèn thường là 30cm/1 lớp với k90
trường hợp1 hoặc 2 lớp dưới có thể 50cm/lớp, phụ thuộc vào chiều cao đất đắp công trình (cái này quy trình không cho phép) làm theo kinh nghiệm.

Mình sẽ gửỉ cho bạn một số tài liệu tham khảo về hoàn công của san nền sau, máy ở cq không có!
 
Last edited by a moderator:

hoàng dương anh hà

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/2/09
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Bạn có thể dùng phương pháp xác định độ chặt hiện trường bằng phễu rót cát để xác định nhanh độ chặt tại hiện trường để làm căn cứ nghiệm thu cho triển khai thi công lớp tiếp theo tuy nhiên phải được sự đồng ý của chủ đầu tư và tư vấn giám sát.
anh có thể nói rõ hơn được ko?
vì em mới ra trường, em làm bên chủ đầu tư
 

hoàng dương anh hà

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/2/09
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
+ Đầu tiên bạn cần quan tâm về chất lượng đất đắp dùng cho công trình trong suốt quá trình thi công (có thể dùng đến vài vị trí mỏ lấy đất)
- đất đắp cho công trình thường dùng là đất cấp 3, ngưòi ta thường hay chọn đất đắp có chỉ số dẻo Ip = 6 -12%
(vì chỉ số dẻo Ip càng nhỏ thì hàm lượng hạt sét có trong một đơn vị thể tích là ít - khả năng chịu lực tốt )
- độ ẩm đất đắp phải đạt độ ẩm tốt nhất Wo

+ Xác định độ chặt hiện trường bằng phương pháp rót cát
- Xác định độ ẩm của đất (hàm lượng hoh có trong đất) bằng phương pháp đốt cồn thay cho phương pháp sấy.
- Xác định độ rỗng và hệ số độ rỗng từ kết quả tính toán khối lượng thể tích & khối lượng riêng.
- xác định thành phần hạt của đất bằng phương pháp cơ học (dùng sàng)

+ Trong thi công thực tế vẫn dựa vào trực quan, kinh nghiệm thực tế
với độ chặt k90 bạn ốp liên tục ngoài hiện trường
chiều dày thiết kế sau khi lu lèn thường là 30cm/1 lớp với k90
trường hợp1 hoặc 2 lớp dưới có thể 50cm/lớp, phụ thuộc vào chiều cao đất đắp công trình (cái này quy trình không cho phép) làm theo kinh nghiệm.

Mình sẽ gửỉ cho bạn một số tài liệu tham khảo về hoàn công của san nền sau, máy ở cq không có!
cảm ơn anh nhiều.
anh có tài liệu nào về san nền( thi công, giám sát, nghiệm thu, hoàn công, thanh quyết toán...) thì cho em tham khảo với
mail của em: kyhoangkhac@gmail.com
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
anh có thể nói rõ hơn được ko?
vì em mới ra trường, em làm bên chủ đầu tư
Cách xác định nhanh độ chặt hiện trường bằng phương pháp phễu rót cát:
- Tiến hành lấy mẫu vật liệu tại hiện trường.
- Đo thể tích hố đào bằng rót cát (cm3).
- Cân khối lượng mẫu vật liệu thực tế.
- Dùng cồn đốt khô mẫu vật liệu.
- Cân khối lượng vật liệu sau khi đốt (g).
- Tính khối lượng thể tích khô thực tế của mẫu (g/cm3)
- Tính độ chặt hiện trường K theo khối lượng thể tích khô thực tế của mẫu và khối lượng thể tích khô lớn nhất theo kết quả đầm nén trong phòng thí nghiệm.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
+ Chiều dày thiết kế sau khi lu lèn thường là 30cm/1 lớp với k90
trường hợp1 hoặc 2 lớp dưới có thể 50cm/lớp, phụ thuộc vào chiều cao đất đắp công trình (cái này quy trình không cho phép) làm theo kinh nghiệm.
Mình đã từng đọc một quy trình đắp đất của Nga cho công tác đắp đập, theo đó chiều dày lớp đất đắp cho phép tối đa phụ thuộc vào công suất máy, hệ số đầm lèn, loại đất và cách thức lu lèn. Chiều dày tối đa cho phép (viện dẫn theo tài liệu đó) là 1,4m.
 

phunghiaduong

Thành viên mới
Tham gia
22/5/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Cách xác định độ đầm chặt K tại hiện trường hiện nay dùng phổ biến nhất là phương pháp phễu rót cát. Bạn đọc 22TCN 346-06 sẽ rõ.
 

File đính kèm

  • BCD_22TCN346-06.pdf
    146 KB · Đọc: 9.832

cnktgtvt

Thành viên mới
Tham gia
17/11/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
nhưng t thấy thầy giáo nói những cách các bạn vừa đưa ra chỉ thực hiện khi nghiệm thu thui.còn ở hiện trường muốn kiểm tra luôn còn co cách khác nhanh hơn??bạn nào biết giúp t với.hĩ. giờ sau kiểm tra câu nè.thank trước nhé
 

minhchivodao

Thành viên mới
Tham gia
15/9/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Thí nghiệm K hiện trường!

nhưng t thấy thầy giáo nói những cách các bạn vừa đưa ra chỉ thực hiện khi nghiệm thu thui.còn ở hiện trường muốn kiểm tra luôn còn co cách khác nhanh hơn??bạn nào biết giúp t với.hĩ. giờ sau kiểm tra câu nè.thank trước nhé

Ngoài các phương pháp trên, để kiểm tra độ chặt của đất đắp trực tiếp ngoài hiện trường người ta còn sử dụng phương pháp "dao đai đốt cồn". Đối với phương pháp này, bạn cần thí nghiệm đầm chặt (Proctor) trước ở trong phòng thí nghiệm. Có thể đề nghị đơn vị thí nghiệm thí nghiệm trước để có được khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm tốt nhất.
Cách thực hiện pp dao đai đốt cồn:
* Dụng cụ thí nghiệm:
- Dao đai có thể tích 100-200cm3
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g
- Cồn 90 độ
- Hộp nhôm
- Một số dụng cụ khác
* Cách tiến hành thí nghiệm:
- Cân hộp nhôm được khối lượng m1.
- Ấn dao đai vào đất cho đến khi dao ngập sâu hoàn toàn vào trong đất.
- Dùng dao thẳng gọt phần đất thừa trên và dưới miệng dao.
- Cho mẫu đất vào trong hộp nhôm, cân cả đất và hộp được khối kượng m2 ( KL mẫu đất + KL hộp nhôm).
- Cho cồn vào trong hộp nhôm có đựng mẫu đất rồi tiến hành đốt. Sau khi đốt cháy hết cồn xong, đem cân cả mẫu đất và hộp được khối lượng m3. Việc đốt được tiến hành lập đi lập lại cho đến khi khối lượng của mẫu đất và hộp sau 2 lần đốt liên tiếp không đổi ( giá trị KL trước và sau chênh lệch không quá 1% ). Chúng ta lấy giá trị khối lượng sau cùng để tính toán.
Giả sử ta tìm được giá trị đó là m'
* Tính toán xác định hệ số K:Cảm phiền xem trong hình kèm theo nhé
1.JPG

* Chú ý:
- PP thí nghiệm này có độ chính xác không cao vì còn ảnh hưởng nhiều yếu tố. Nhưng để kiểm tra trực tiếp ngoài hiện trường thì pp này là nhanh nhất.
- Vị trí tiến hành thí nghiệm cần được che kín gió để giảm sai số trong khi cân.
*
Bạn có thể tham khảo thêm PP này trong phụ lục của tiêu chuẩn 22TCN 02-71 .

Đôi dòng cùng ban.
Có gì sai sót mong các ban đóng góp cho nhé. :D
 
Last edited by a moderator:

phuongns

Thành viên mới
Tham gia
5/1/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
công thức tính độ chặt của đất bằng phương pháp rót cát

mọi người cho em hỏi với, em chư có kinh nghiệm:
- khi thi công san lấp mặt bằng, sau mỗi lớp đất đắp phải lu lèn đạt độ chặt K như thiết kế thì mới được đổ lớp tiếp theo. Vậy có cách nào xác định nhanh độ chặt ngoài hiện trường ko? Hay là phải chờ lấy mẫu thí nghiệm, chờ kết quả rồi mới được đổ tiếp. Vì em thấy một số công trình họ dựa vào kinh nghiệm, trực quan.... sau đó mới lấy kết quả thí nghiệm.(công trình em làm yêu cầu độ chặt K=0,9)
- anh chị nào có mẫu bản vẽ hoàn công san nền cho em tham khảo với.
Mọi người giúp em với! em mới vào nghề
 

ta0938

Thành viên mới
Tham gia
31/7/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Xin hỏi bạn minhchivodao là theo phương pháp dao vòng thì số lượng vị trí lấy mẫu như thế nào, trung bình khoảng bao nhiêu m2 hay m3 thì ta lấy 1 mẫu?
 

fx500ms310

Thành viên mới
Tham gia
21/9/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Xin hỏi bạn minhchivodao là theo phương pháp dao vòng thì số lượng vị trí lấy mẫu như thế nào, trung bình khoảng bao nhiêu m2 hay m3 thì ta lấy 1 mẫu?
Vấn đề này bạn có thể dùng 22TCN 304-03 để tham khảo và nội suy ra.
 

tbthanh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
47
Ngoài các phương pháp trên, để kiểm tra độ chặt của đất đắp trực tiếp ngoài hiện trường người ta còn sử dụng phương pháp "dao đai đốt cồn". Đối với phương pháp này, bạn cần thí nghiệm đầm chặt (Proctor) trước ở trong phòng thí nghiệm. Có thể đề nghị đơn vị thí nghiệm thí nghiệm trước để có được khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm tốt nhất.
Cách thực hiện pp dao đai đốt cồn:
* Dụng cụ thí nghiệm:
- Dao đai có thể tích 100-200cm3
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g
- Cồn 90 độ
- Hộp nhôm
- Một số dụng cụ khác
* Cách tiến hành thí nghiệm:
- Cân hộp nhôm được khối lượng m1.
- Ấn dao đai vào đất cho đến khi dao ngập sâu hoàn toàn vào trong đất.
- Dùng dao thẳng gọt phần đất thừa trên và dưới miệng dao.
- Cho mẫu đất vào trong hộp nhôm, cân cả đất và hộp được khối kượng m2 ( KL mẫu đất + KL hộp nhôm).
- Cho cồn vào trong hộp nhôm có đựng mẫu đất rồi tiến hành đốt. Sau khi đốt cháy hết cồn xong, đem cân cả mẫu đất và hộp được khối lượng m3. Việc đốt được tiến hành lập đi lập lại cho đến khi khối lượng của mẫu đất và hộp sau 2 lần đốt liên tiếp không đổi ( giá trị KL trước và sau chênh lệch không quá 1% ). Chúng ta lấy giá trị khối lượng sau cùng để tính toán.
Giả sử ta tìm được giá trị đó là m'
* Tính toán xác định hệ số K:Cảm phiền xem trong hình kèm theo nhé
View attachment 30093

* Chú ý:
- PP thí nghiệm này có độ chính xác không cao vì còn ảnh hưởng nhiều yếu tố. Nhưng để kiểm tra trực tiếp ngoài hiện trường thì pp này là nhanh nhất.
- Vị trí tiến hành thí nghiệm cần được che kín gió để giảm sai số trong khi cân.
*
Bạn có thể tham khảo thêm PP này trong phụ lục của tiêu chuẩn 22TCN 02-71 .

Đôi dòng cùng ban.
Có gì sai sót mong các ban đóng góp cho nhé. :D

xin hỏi bạn có 22TCN 02-71 ko? gửi cho mình tham khảo
email: tbthanhnd@gmail.com
 

huupha

Thành viên mới
Tham gia
4/4/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
lúc sáng tôi vừa đi kiểm tra hệ số chặt của đất nền cùng mấy ông bên GS công trình đường cao tốc ha nội_ hải phòng..
tui có hỏi mây ông kỷ sư họ củng nói vấn đề của bạn.. khi xác định lấy cát ở địa điểm nào là công ty có xác định mấy chỉ tiêu của cát trước sau đó ra công trình họ sẻ dựa vào kinh nghiệm là nhiều.. ví dụ như trong thể tích cho toàn bộ khu vực dó là m(khối) thì họ tính khối lượng cát là m1(g) thì tránh hao phí khi vận chuyển và lấy về xây nhà cho dân thì họ thương nhân với hệ số 1.4...
ngoài rakinh nghiệm thì thường là 35cm lu lèn còn 30cm dọ chắt k>0.9
các bận tham khảo nhé có gì góp ý
 

doangs

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
17/4/09
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
lúc sáng tôi vừa đi kiểm tra hệ số chặt của đất nền cùng mấy ông bên GS công trình đường cao tốc ha nội_ hải phòng..
tui có hỏi mây ông kỷ sư họ củng nói vấn đề của bạn.. khi xác định lấy cát ở địa điểm nào là công ty có xác định mấy chỉ tiêu của cát trước sau đó ra công trình họ sẻ dựa vào kinh nghiệm là nhiều.. ví dụ như trong thể tích cho toàn bộ khu vực dó là m(khối) thì họ tính khối lượng cát là m1(g) thì tránh hao phí khi vận chuyển và lấy về xây nhà cho dân thì họ thương nhân với hệ số 1.4...
ngoài rakinh nghiệm thì thường là 35cm lu lèn còn 30cm dọ chắt k>0.9
các bận tham khảo nhé có gì góp ý
Bạn nói sai rồi, gói 7 thi công đắp nền đúng chuẩn quy trình luôn bạn ạ. Đắp nền cát thì 20cm một lớp, trước khi san gạt mỗi lớp thì có bộ phận thí nghiệm ra lấy mẫu tần suất về phòng xác định Gmax, và một số chỉ tiêu cơ lý khác, ứng với mỗi lớp có một Gmax riêng. TN hiện trường thì dùng phương pháp dao vòng với lớp đắp trả, còn đắp cát vàng và đắp nền thì dùng rót cát. Cát tiêu chuẩn cũng thường xuyên được kiểm tra lại Gcat, phòng trường hợp khối lượng cát tăng lên do ẩm.
 

Top