cách kiểm tra độ chặt của nền đất

tranvanthuyen

Thành viên mới
Tham gia
17/7/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
mình từng Thi công 1 năm san lấp mặt bằng có 2 cách thí nghiệm tại hiện trường là rót cát ( cách này tính toán mệt ) và dùng máy phóng xạ cách này nhanh thuận tiện trong nghiệm thu lắm mà lấy mẫu san lấp thì người ta chi láy mẫu vật liệu đầu vào thôi
 

Ktruongthanh

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
4/5/09
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
anh có thể nói rõ hơn được ko?
vì em mới ra trường, em làm bên chủ đầu tư
Cái này là việc của phòng thí nghiệm mà bạn ơi.
CDT thì chỉ cần tìm chỗ nào không đạt thôi, cái này dễ lắm, chịu khó đi ngắm một vòng kiểu gì cũng tìm được vài điểm không đạt.
 

titeoeoeo

Thành viên mới
Tham gia
11/3/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tôi không rành về bộ môn cầu đường, không biết các bác ai có bảng tra tương đương giữa hệ số dầm chặt k và modul đàn hồi E không ? Xin chỉ giáo.
 

hen_student

Thành viên mới
Tham gia
14/4/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Dear Đạo,

Bạn có thể up giúp mình tiêu chuẩn 22 TCN 02-71?

Cảm ơn trước!
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Tcn22-0271

Của bạn đây nhé. Bạn down về sài nhé! Hữu ích bấm thanks cái! x(
 

File đính kèm

  • 22 TCN 02-71-PL.pdf
    2,1 MB · Đọc: 5.691

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
22TCN 02-71 & QĐ 4313/2001/QĐ-BGTVT cặp này hay đi cùng với nhau. bác nào có quyết định này Không QĐ 4313/2001/QĐ-BGTVT
 

nguyennam1234

Thành viên năng động
Tham gia
15/3/09
Bài viết
51
Điểm thành tích
8
Rủ TVGS đi "vui vẻ" một buổi và đưa cho cầm hộ mình cái phong bì, nhưng đừng dán tem nghen :)) --> cứ thế mà làm tiếp các lớp sau, chẳng cần thí nghiệm chi cho lâu, nhanh hơn nhiều so với phương pháp phóng xạ hiện đại mà không phải nhà thầu thi công nào cũng sẵn sàng sắm nó --> Kinh nghiệm thí nghiệm hiện trường :))
 

hai_30ccd5

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
14/3/10
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Ngoài các phương pháp trên, để kiểm tra độ chặt của đất đắp trực tiếp ngoài hiện trường người ta còn sử dụng phương pháp "dao đai đốt cồn". Đối với phương pháp này, bạn cần thí nghiệm đầm chặt (Proctor) trước ở trong phòng thí nghiệm. Có thể đề nghị đơn vị thí nghiệm thí nghiệm trước để có được khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm tốt nhất.
Cách thực hiện pp dao đai đốt cồn:
* Dụng cụ thí nghiệm:
- Dao đai có thể tích 100-200cm3
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g
- Cồn 90 độ
- Hộp nhôm
- Một số dụng cụ khác
* Cách tiến hành thí nghiệm:
- Cân hộp nhôm được khối lượng m1.
- Ấn dao đai vào đất cho đến khi dao ngập sâu hoàn toàn vào trong đất.
- Dùng dao thẳng gọt phần đất thừa trên và dưới miệng dao.
- Cho mẫu đất vào trong hộp nhôm, cân cả đất và hộp được khối kượng m2 ( KL mẫu đất + KL hộp nhôm).
- Cho cồn vào trong hộp nhôm có đựng mẫu đất rồi tiến hành đốt. Sau khi đốt cháy hết cồn xong, đem cân cả mẫu đất và hộp được khối lượng m3. Việc đốt được tiến hành lập đi lập lại cho đến khi khối lượng của mẫu đất và hộp sau 2 lần đốt liên tiếp không đổi ( giá trị KL trước và sau chênh lệch không quá 1% ). Chúng ta lấy giá trị khối lượng sau cùng để tính toán.
Giả sử ta tìm được giá trị đó là m'
* Tính toán xác định hệ số K:Cảm phiền xem trong hình kèm theo nhé
View attachment 30093

* Chú ý:
- PP thí nghiệm này có độ chính xác không cao vì còn ảnh hưởng nhiều yếu tố. Nhưng để kiểm tra trực tiếp ngoài hiện trường thì pp này là nhanh nhất.
- Vị trí tiến hành thí nghiệm cần được che kín gió để giảm sai số trong khi cân.
*
Bạn có thể tham khảo thêm PP này trong phụ lục của tiêu chuẩn 22TCN 02-71 .

Đôi dòng cùng ban.
Có gì sai sót mong các ban đóng góp cho nhé. :D


bạn ơi cho mình hỏi lại , theo bảng tính của bạn thì phuơng pháp này dữ liệu m3 không cần thiết phải ko ak, và còn gama- max thì pải thí nghiệm truớc - vậy truớc ở đây là khi đơn vị thi công đưa đất đắp về công truờng là cần pải đem mẫu về phòng tn pải ko bạn nhỉ
 

dacota0102

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/12/11
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Hà Nội
Rủ TVGS đi "vui vẻ" một buổi và đưa cho cầm hộ mình cái phong bì, nhưng đừng dán tem nghen :)) --> cứ thế mà làm tiếp các lớp sau, chẳng cần thí nghiệm chi cho lâu, nhanh hơn nhiều so với phương pháp phóng xạ hiện đại mà không phải nhà thầu thi công nào cũng sẵn sàng sắm nó --> Kinh nghiệm thí nghiệm hiện trường :))
Bây giờ vẫn làm được kiểu "lày" hả bạn? Có nguy hiểm quá không?
 

huyhoang0903

Thành viên năng động
Tham gia
13/7/12
Bài viết
53
Điểm thành tích
8
Rủ TVGS đi "vui vẻ" một buổi và đưa cho cầm hộ mình cái phong bì, nhưng đừng dán tem nghen :)) --> cứ thế mà làm tiếp các lớp sau, chẳng cần thí nghiệm chi cho lâu, nhanh hơn nhiều so với phương pháp phóng xạ hiện đại mà không phải nhà thầu thi công nào cũng sẵn sàng sắm nó --> Kinh nghiệm thí nghiệm hiện trường :))

Làm như bác rồi tới lúc công trình mà có sự cố chi ra gấp trăm lần vui vẻ với "giám sát" để mà sửa chữa :))
 

anhtuan_ban7@yahoo.com.vn

Thành viên mới
Tham gia
24/6/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Xin cho hoi ban nao co duong link ve 22TCN 02-71 Quy trình kiểm tra và nghiệm thu độ chặt của nền đất trong ngành GTVT. cho minh xin nhe, thanks.
 

chieu1

Thành viên mới
Tham gia
4/5/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
- Chào các anh chị trong diễn đàn, em có câu hỏi về thí nghiệm độ đầm chặt của đất:
+ Em có công trình san nền, tiến hành chi 18 lớp theo biện pháp thi công. Yêu cầu độ chặt là k = 0,95. Thí nghiệm độ chặt tại hiện trường bằng pp rót cát. Tuy nhiên lại nảy sinh 1 vấn đề là các anh tư vấn giám sát yêu cầu 1 mẫu thí nghiệm phải có 2 thí nghiệm, vừa thí nghiệm tại hiện trường, vừa thí nghiệm tại phòng thí nghiệm. Em có giải thích là thí nghiệm tại phòng thí nghiệm chỉ có thí nghiệm độ chặt tiêu chuẩn và chỉ phải làm 1 lần đầu thôi. Nhưng các anh ấy lại yêu cầu là mỗi 1 mẫu phải có cả thí nghiệm độ chặt trong phòng thí nghiệm và thí nghiệm hiện trường. Vậy phải làm thế nào? .Mong các anh chị tư vấn.
 

Top