Cách tính khấu hao

  • Khởi xướng Khởi xướng tandoan
  • Ngày gửi Ngày gửi

tandoan

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
27/11/07
Bài viết
45
Điểm tích cực
3
Điểm thành tích
8
Tuổi
53
Chào các bạn!
Tôi đang kiểm tra cho 1 dự án do 2 nhà thầu TV lập. Có 1 vấn đề mà tôi ko biết xử lý như thế nào về cách tính khấu hao đành gửi cho các bạn:
1. Nhà thầu TV1: Danh mục khấu hao như sau
- Vốn xây lắp.
- Vốn thiết bị.
- Chi phí khác: Tất cả các chi phí kiến thiết cơ bản (CP QLDA; thiết kế; thẩm định.....).
- Chi phí dự phòng.
2. Nhà thầu TV2: Danh mục khấu hao như sau:
- Vốn xây lắp.
- Vốn thiết bị.
- Thiết bị phụ trợ + văn phòng.

Vậy theo các bạn phải tính theo nhà thầu TV nào? Và việc này có phải do chủ đầu tư tự quyết định về cách tính ah?
Mong các bạn góp ý kiến và cùng chia sẽ cho mọi người!
Thanks!
 
Chào các bạn!
Tôi đang kiểm tra cho 1 dự án do 2 nhà thầu TV lập. Có 1 vấn đề mà tôi ko biết xử lý như thế nào về cách tính khấu hao đành gửi cho các bạn:
1. Nhà thầu TV1: Danh mục khấu hao như sau
- Vốn xây lắp.
- Vốn thiết bị.
- Chi phí khác: Tất cả các chi phí kiến thiết cơ bản (CP QLDA; thiết kế; thẩm định.....).
- Chi phí dự phòng.
2. Nhà thầu TV2: Danh mục khấu hao như sau:
- Vốn xây lắp.
- Vốn thiết bị.
- Thiết bị phụ trợ + văn phòng.

Vậy theo các bạn phải tính theo nhà thầu TV nào? Và việc này có phải do chủ đầu tư tự quyết định về cách tính ah?
Mong các bạn góp ý kiến và cùng chia sẽ cho mọi người!
Thanks!

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

  • Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ giảm dần.
  • Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.
Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng.

Trong 2 trường hợp của bạn thì bạn đã nêu sai tên Danh mục khấu hao vì khấu hao là khấu hao nhà cửa kiến trúc, máy móc, thiết bị...chứ không phải khấu hao Vốn xây lắp; Vốn thiết bị; Chi phí khác hay Chi phí dự phòng...Vốn là sự thể hiện giá trị bằng tiền của TS.

Theo ý kiến của LANG DU CA thì danh mục các loại TS được tính khấu hao như sau:

  1. Nhà cửa kiến trúc
  2. Máy móc thiết bị
  3. Các thiết bị phụ trợ được xem là TSCĐ (Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên)
Tính khấu hao không phải do CĐT quyết định tính hay không mà bắt buộc phải tính như vậy.

Mọi người cho thêm ý kiến!
 
Chào các bạn!
Tôi đang kiểm tra cho 1 dự án do 2 nhà thầu TV lập. Có 1 vấn đề mà tôi ko biết xử lý như thế nào về cách tính khấu hao đành gửi cho các bạn:
1. Nhà thầu TV1: Danh mục khấu hao như sau
- Vốn xây lắp.
- Vốn thiết bị.
- Chi phí khác: Tất cả các chi phí kiến thiết cơ bản (CP QLDA; thiết kế; thẩm định.....).
- Chi phí dự phòng.
2. Nhà thầu TV2: Danh mục khấu hao như sau:
- Vốn xây lắp.
- Vốn thiết bị.
- Thiết bị phụ trợ + văn phòng.

Vậy theo các bạn phải tính theo nhà thầu TV nào? Và việc này có phải do chủ đầu tư tự quyết định về cách tính ah?
Mong các bạn góp ý kiến và cùng chia sẽ cho mọi người!
Thanks!
Theo mình, cách tính thứ nhất là sai. Chi tiết về khấu hao bạn xem tại liên kết sau.
http://giaxaydung.vn/diendan/hieu-q...au-hao-vao-dog-tien-de-tinh-npv-va-irr-6.html
Mình có một băn khoăn là không biết là bạn làm việc cho bên nào? Bạn đang kiểm tra cho 1 dự án mà lại do 2 nhà thầu lập, vấn đề này mình chưa từng nghe nói.
 
Theo mình, cách tính thứ nhất là sai. Chi tiết về khấu hao bạn xem tại liên kết sau.
http://giaxaydung.vn/diendan/hieu-q...au-hao-vao-dog-tien-de-tinh-npv-va-irr-6.html
Mình có một băn khoăn là không biết là bạn làm việc cho bên nào? Bạn đang kiểm tra cho 1 dự án mà lại do 2 nhà thầu lập, vấn đề này mình chưa từng nghe nói.

Cảm ơn các bạn đã có ý kiến!
Thú thật là mình dân kỹ thuật ko rỏ lắm về việc này, nhưng do 1 vị trí khiếm khuyết ko tiện nói nên mình kiêm việc kế hoạch.
Còn về dự án mà mình nói về 2 nhà Tư vấn lập là có sự nhầm lần là 2 nhà TV lập cho 2 tiểu dự án cho 1 khu liên hiệp. Việc kiểm tra có vấn đề liên quan nên mới hỏi các bạn. Gửi kèm file cho các bạn tham khảo và có ý kiến về vấn đề tính khấu hao theo cách 1 mà mình nêu trên.
 

File đính kèm

Về cách tính 1 so với QĐ 32/2008/QĐ-BTC

Mình mới tham khảo về Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ở Điều 7 mục b của chế độ kèm theo QĐ số 32 thì cách tính theo nhà thầu TV1 là hợp lý.
Xin các bạn tham khảo QĐ kèm theo và cho ý kiến nhé!
 

File đính kèm

Đúng như vậy, chi phí dự phòng không phải là TSCĐ, nếu bạn hiểu chi phí dự phòng là TSCĐ thì sẽ sai lệch hoàn toàn về bản chất TSCĐ và giá thành của sản phẩm.
 
Khi tính khấu hao TSCĐ phải cần phân biệt được Nguyên giá của tài sản cố định
Đối với TSCĐ được hình thành từ đầu tư xây dựng Nguyên giá là giá trị Tổng quyết toán đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Giá trị Tổng quyết toán bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến vốn đầu tư xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng công trình, đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí di dân, tái định cư.....
 
Hỏi:
Tôi đang lấn cấn ở phần khấu hao chi phí xây dựng cơ bản của cao ốc căn hộ 18 tầng, nhờ mọi người hướng dẫn và xác nhận dùm vấn đề sau:

Căn cứ theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC và 32/2008/QĐ-BTC về khấu hao tài sản cố định hữu hình. Vậy công trình cấp II (9-19 tầng) có thời gian sử dụng tối thiểu 25 năm và tối đa 50 năm, suy ra thời gian khấu hao chi phí xây dựng cơ bản phải từ 25 năm trở lên đúng không?
VD:

Tổng chi phí xây dựng cơ bản (không có thiết bị, máy móc ở đây) là 100 tỉ
Vậy tôi được phép khấu hao chi phí này trong 25 năm (sếp kêu tính 15 năm, tôi cãi).
Tức là 100 tỉ/ 25 năm = 4 tỉ/ năm , đúng không?


Mong được hướng dẫn
Rất cảm ơn mọi người.
 
Theo mình khi lập dự án tính chi phí khấu hao bao gồm cả phần dự phòng vẫn đúng. Vì khi lập dự án, chúng ta xác định tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa của một dự án và theo nghị định 99 và thông tu 05 thì bao gồm 07 mục: Xây dụng, thiết bị, đền bù GPMB, chi quản lý dự án, chi tư vấn đầu tư, chi phí khác, chi phí dự phòng. Khi lập dự án và để thẩm định dự án đó có hiệu quả hay không trên cơ sở dự tính trong tương lai, lúc đó tài sản cố định chưa hình thành, vì vậy chúng ta chưa thể chắc được rằng sau khi đầu tư xong xây dựng, thiết bị của dự án như lúc đầu đã đủ, nhiều khi chúng ta phải lấy cả phần dự phòng để bù đắp tăng phần xây dựng, thiết bị....Vì vậy khi công trình hoàn thành xong, có quyết toán duyệt lúc đó mới là giá trị chuẩn của tài sản cố định ( cũng có thể tăng hơn dự án lập, cũng có thể bằng). Nhưng như mình vẫn thẩm định dự án: Mình phải lường hết trường hợp tài sản cố định tă ng tối đa cả phần dự phòng mà vẫn hiệu quả thì mới đảm bảo. Vì vậy khi lập dự án nên trích khấu hao theo tối đa tổng mức đầu tư trước VAT có thể chia ra: Xây dựng, thiết bị: Trích khấu hao theo QĐ206, các chi phí khác phân bổ theo tỷ lệ XD và TB.
 
Theo tôi cách tính của TV1 la hợp lý hơn bởi vì day tat cả đều là vốn đầu tư của dự án, nhưng cũng có thể không đưa chi phí khác vào khấu hao ma đưa vào phần giá thành sản phẩm của dự án (chi phí chờ phân bổ khoảng mấy năm gì đó)
 
Last edited by a moderator:
Theo tôi cả 2 cách tính trên đều được, neu TV2 khong dung cách tính cả chi phí khác thì họ phai dua vao giá thành sản phảm của dự án
 
Theo mình. cách tính củab TV1 là hợp lý. Do nguyên giá tài sản cố định được cấu thành từ cả các chi phí khác (tư vấn, lãi vay, dự phòng, chi khác...).
Hiện tại, theo thông lệ tính toán chi phí giá thành được sử dụng trong các báo cáo thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của các dự án. Các chi phí TV, QLDA, CPK.. được tính phân bổ vào chi phí xây dựng và thiết bị để trích khấu hao theo thời gian trích khấu hao được Quy định tại Quyết định 2006/2003/QĐ-BTC
 
Back
Top