CĐT thực hiện bảo hành công trình khi nhà thầu không thực hiện bảo hành công trình!!!

deathofwar

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/8/08
Bài viết
140
Điểm thành tích
28
Theo hợp đồng được ký kết giữa CĐT và nhà thầu thi công, sau khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng, CĐT giữ lại 5% giá trị hợp đồng để thực hiện bảo hành công trình.
Tuy nhiên, trong thời gian bảo hành, công trình có xảy ra một số vấn đề cần phải khắc phục, CĐT đã gửi văn bản cho NT yêu cầu thực hiện bảo hành công trình, nhưng nhà thầu không thực hiện.
Chủ đầu tư căn cứ theo điều khoản trong hợp đồng đã thuê đơn vị khác đến khắc phục các sự cố trên.
Cho em hỏi một số vấn đề sau:
- Có ký hợp đồng với đơn vị thi công đã khắc phục các sự cố không?
- Chi phí sửa chữa các sự cố trên có cần phải lập dự toán không?
- Nếu thuê đơn vị tư vấn lập dự toán thì lấy chi phí ở đâu để trả cho đơn vị tư vấn?
- Nếu lập dự toán có cần phải thẩm tra không?
Em xin cám ơn.
Mong hồi âm của các bác.
 
Last edited by a moderator:

hhh

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
4/5/10
Bài viết
413
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
-Các công tác trong xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn nhà nước vẫn phải tuân thủ theo quy định hiện hành.
- TRong trường hợp này bạn phải thuê 1 đơn vị tư vấn kiểm định, khảo sát mức độ hư hỏng.
- Phải lập dự toán vì xem nó có vượt 5% giá trị HĐ bảo hành đó không.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Theo Điều 20, thông tư 27/2009/TT-BXD quy định Giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng:
1. Tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng xảy ra khi có ý kiến đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm, chất lượng bộ phận công trình và chất lượng công trình xây dựng.Tranh chấp về chất lượng có thể xảy ra giữa các chủ thể tham gia xây dựng công trình và giữa các chủ thể này với chủ sở hữu, chủ quản lý, chủ sử dụng các công trình xây dựng lân cận và các bên có liên quan khác. 2. Trình tự giải quyết tranh chấp về chất lượngViệc giải quyết tranh chấp về chất lượng được tiến hành theo trình tự từng bước như sau:a) Tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp. b) Thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tiến hành kiểm định chất lượng công trình xây dựng.c) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp đánh giá, kết luận về chất lượng hoặc đề nghị cơ quan này tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng.
d) Khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua toà án. Thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo mình nếu lỗi thuộc về nhà thâf thì toàn bộ chi phí nhà thầu sẽ chịu.
Thân
 

deathofwar

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/8/08
Bài viết
140
Điểm thành tích
28
Cám ơn 2 bác hhhCE114-04, công trình này chỉ yêu cầu nhà thầu sửa lỗi thấm dột ở sàn bê tông mái, gây hư hỏng phần thạch cao phía dưới, thấm tường.
Như thế phải làm dự toán+thẩm tra và ký hợp đồng thi công với nhà thầu đã khắc phục phải không các bác.
Và các chi phí trên đều lấy ở 5% bảo hành phải không?
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Theo hợp đồng được ký kết giữa CĐT và nhà thầu thi công, sau khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng, CĐT giữ lại 5% giá trị hợp đồng để thực hiện bảo hành công trình.
Tuy nhiên, trong thời gian bảo hành, công trình có xảy ra một số vấn đề cần phải khắc phục, CĐT đã gửi văn bản cho NT yêu cầu thực hiện bảo hành công trình, nhưng nhà thầu không thực hiện.
Chủ đầu tư căn cứ theo điều khoản trong hợp đồng đã thuê đơn vị khác đến khắc phục các sự cố trên.
Cho em hỏi một số vấn đề sau:
- Có ký hợp đồng với đơn vị thi công đã khắc phục các sự cố không?
- Chi phí sửa chữa các sự cố trên có cần phải lập dự toán không?
- Nếu thuê đơn vị tư vấn lập dự toán thì lấy chi phí ở đâu để trả cho đơn vị tư vấn?
- Nếu lập dự toán có cần phải thẩm tra không?
Em xin cám ơn.
Mong hồi âm của các bác.
Chỗ em bôi đỏ bác nói rõ được, trong thời gian bảo hành xảy ra lỗi như thế nào, em nói ví dụ trong HĐ là thế nhưng cái mà CĐT bắt họ làm lại không có trongHĐ thì sao. Ví dụ như 1 công trình thủy lợi trên miền núi như em chẳng hạn do mưa lũ phá thì cái đó do bên bảo hiểm làm chứ không thể do bên ĐVTC. Hoặc cố hữu đó là lỗi của ông ĐVTC thì ông mới phải chịu trách nhiệm.
Đôi chút ý kiến.
 

deathofwar

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/8/08
Bài viết
140
Điểm thành tích
28
Chỗ em bôi đỏ bác nói rõ được, trong thời gian bảo hành xảy ra lỗi như thế nào, em nói ví dụ trong HĐ là thế nhưng cái mà CĐT bắt họ làm lại không có trongHĐ thì sao. Ví dụ như 1 công trình thủy lợi trên miền núi như em chẳng hạn do mưa lũ phá thì cái đó do bên bảo hiểm làm chứ không thể do bên ĐVTC. Hoặc cố hữu đó là lỗi của ông ĐVTC thì ông mới phải chịu trách nhiệm.
Đôi chút ý kiến.
Cám ơn bqldagnnvbv, công trình này chỉ yêu cầu nhà thầu sửa lỗi thấm dột ở sàn bê tông mái, gây hư hỏng phần thạch cao phía dưới, thấm tường.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Cám ơn bqldagnnvbv, công trình này chỉ yêu cầu nhà thầu sửa lỗi thấm dột ở sàn bê tông mái, gây hư hỏng phần thạch cao phía dưới, thấm tường.
Xử lý theo quy định cụ thể của hợp đồng:

1. Thông báo bằng văn bản với nhà thầu thi công công trình về việc khắc phục, sửa chữa, thay thế mới các bộ phận trong quá trình bảo hành. Trong trường hợp nhà thầu thi công không thực hiện, chủ đầu tư thuê nhà thầu khác (tạm gọi là nhà thầu C) và trực tiếp xác định chi phí sửa chữa. Việc xác định chi phí này có thể dựa theo các quy định hướng dẫn về lập dự toán hoặc xác định khoán gọn. Thông báo một lần nữa bằng văn bản với nhà thầu đã thi công công trình về chi phí sửa chữa.

2. Chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu C để tiến hành sửa chữa. Chi phí lấy từ chi phí giữ lại bảo hành của nhà thầu đã thi công công trình.

3. Có thể lập, thẩm định, phê duyệt dự toán sửa chữa bởi một đơn vị tư vấn. Với vốn Nhà nước, toàn bộ các chi phí có liên quan trong quá trình thực hiện được lấy từ chi phí bảo hành giữ lại của nhà thầu, gói gọn trong 5% giá trị xây lắp đã xác định. Với vốn tư nhân có thể... tùy biến.

4. Thường xuyên gửi văn bản thông báo với nhà thầu đã thi công công trình trong quá trình thực hiện bảo hành. Và đương nhiên là ... cạch mặt nhà thầu này ở các công trình tiếp theo (nếu có).
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Tuy nhiên, trong thời gian bảo hành, công trình có xảy ra một số vấn đề cần phải khắc phục, CĐT đã gửi văn bản cho NT yêu cầu thực hiện bảo hành công trình, nhưng nhà thầu không thực hiện.

Xử lý theo quy định cụ thể của hợp đồng:

1. Thông báo bằng văn bản với nhà thầu thi công công trình về việc khắc phục, sửa chữa, thay thế mới các bộ phận trong quá trình bảo hành. Trong trường hợp nhà thầu thi công không thực hiện, chủ đầu tư thuê nhà thầu khác (tạm gọi là nhà thầu C) và trực tiếp xác định chi phí sửa chữa. Việc xác định chi phí này có thể dựa theo các quy định hướng dẫn về lập dự toán hoặc xác định khoán gọn. Thông báo một lần nữa bằng văn bản với nhà thầu đã thi công công trình về chi phí sửa chữa.

2. Chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu C để tiến hành sửa chữa. Chi phí lấy từ chi phí giữ lại bảo hành của nhà thầu đã thi công công trình.

3. Có thể lập, thẩm định, phê duyệt dự toán sửa chữa bởi một đơn vị tư vấn. Với vốn Nhà nước, toàn bộ các chi phí có liên quan trong quá trình thực hiện được lấy từ chi phí bảo hành giữ lại của nhà thầu, gói gọn trong 5% giá trị xây lắp đã xác định. Với vốn tư nhân có thể... tùy biến.

4. Thường xuyên gửi văn bản thông báo với nhà thầu đã thi công công trình trong quá trình thực hiện bảo hành. Và đương nhiên là ... cạch mặt nhà thầu này ở các công trình tiếp theo (nếu có).
Ý kiến của bác nguyenhuutrinh;326955 em hoàn toàn đồng ý, nhưng còn đối với ông nhà thầu không thực hiện công việc bảo hành và khắc phục lỗi của ông gây ra thì mình dựa vào căn cứ điều khoản về trách nhiệm của nhà thầu ( bảo hành công trình) có biện pháp xử lý
 

Top