Em có trường hợp liên quan đến Chỉ định thầu rút gọn như thế này, các bác tư vấn giúp em nhé:
Có 1 gói thầu mua sắm hàng hóa có giá dưới 500tr, sử dụng là vốn tự có.
Sau khi xem xét năng lực cũng như kinh nghiệm của 1 số đơn vị, đã lựa chọn được đơn vị A là đạt yêu cầu cả về năng lực, kinh nghiệm cũng như giá cả.
Theo như bình thường thì sẽ gửi Dự thảo hợp đồng cho đơn vị A này, sau đó tiến hành Thương thảo, đàm phán hợp đồng rồi trình Chủ đầu tư phê duyệt Chỉ định thầu. Sau khi có quyết định phê duyệt Chỉ định thầu thì mới tiến hành Ký hợp đồng.
Nói chung trình tư như trên là ok. Vấn đề đặt ra bây giờ là đơn vị A này chỉ là đơn vị phân phối sản phẩm (kiểu dạng đại lý), đơn vị A yêu cầu khi ký hợp đồng thì Chủ đầu tư sẽ ký kết hợp đồng thẳng với Nhà cung cấp ở bên nước ngoài.
Như vậy:
- Tại quyết định phê duyệt Chỉ định thầu thì Đơn vị được trúng chỉ định thầu sẽ là Đơn vị A
- Khi ký kết hợp đồng thì Nhà cung cấp chính sẽ đứng ra ký hợp đồng
Các bác góp ý giúp em xem là trường hợp trên có đúng luật không ạ.
Thân./.
Tôi tham gia thế này:
1. Nếu bạn chỉ nói "sử dụng là vốn tự có" thì khó thảo luận vì vốn tự có của tư nhân khác, vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước khác, vốn tự có của một ông Tàu nào đó khác, ...
2. Nếu gói thầu này không thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên thì thông qua ông Ta (A) chủ đầu tư biết được ông Tây (Nhà cung cấp ở bên nước ngoài) và chủ đầu tư có thể sang Tây hoặc mời Tây sang ta để thương thảo và ký hợp đồng với Tây (tất nhiên phải trả tiền "môi giới" cho ông Ta (A). Ông Tây khí cung cấp hàng hóa theo hợp đồng có thể thoả thuận với chủ đầu tư để A giao hàng và phải trả tiền "môi giới" cho A (nếu chủ đầu tư đồng ý). Tất nhiên, chủ đầu tư vẫn phải xem xét xem ông Tây này có đủ điều kiện năng lực hay không trước khi quyết định ký hợp đồng để tránh những rủi ro đáng tiếc.
3. Nếu gói thầu này thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước thì không được phép làm như thế vì quy định pháp luật về hợp đồng hiện hành (NĐ 48/2010) quy định:
1.
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.
2.
Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
3.
Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
Nghĩa là, nếu BGT là chủ đầu tư thì BNT phải là nhà thầu chính hoặc tổng thầu. Điều này cũng có nghĩa là nếu chủ đầu tư ký hợp đồng với ông Tây thì ông Tây được xem là nhà thầu chính. Muốn ký được hợp đồng với ông Tây này thì phải thoả mãn nguyên tắc sau: "
Điều 4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Hợp đồng xây dựng được ký kết
sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.". Trong tình huống nêu ra không đảm bảo nguyên tắc này!