Chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình và kiểm định về chất lượng công trình

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Tôi thấy có rất nhiều điểm mới, các anh đã đưa lên và trao đổi nhiều.
Nhưng có vấn đề về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình không thấy nhắc đến.
Điều này có đồng nghĩa là bỏ về quy định cấp giấy chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình không?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Chứng nhận sự phù hợp chất lượng

Tôi thấy có rất nhiều điểm mới, các anh đã đưa lên và trao đổi nhiều.
Nhưng có vấn đề về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình không thấy nhắc đến.
Điều này có đồng nghĩa là bỏ về quy định cấp giấy chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình không?
Chắc là bỏ thôi, giờ cơ quan QLNN thẩm tra thiết kế, kiểm tra cả việc nghiệm thu công trình rồi thì chứng nhận sự phù hợp chất lượng làm gì?
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Chắc là bỏ thôi, giờ cơ quan QLNN thẩm tra thiết kế, kiểm tra cả việc nghiệm thu công trình rồi thì chứng nhận sự phù hợp chất lượng làm gì?
Một cái là trước khi thi công, một cái là sau khi thi công. 2 vấn đề khác nhau nên không việc gì phải bỏ. có ai đảm bảo anh thi công đạt chất lượng 100%???
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Chứng nhận sự phù hợp chất lượng

Một cái là trước khi thi công, một cái là sau khi thi công. 2 vấn đề khác nhau nên không việc gì phải bỏ. có ai đảm bảo anh thi công đạt chất lượng 100%???
Bỏ thật rồi bạn ạ, bạn xem điều khoản chuyển tiếp sẽ rõ.
Chứng nhận sự phù hợp chất lượng và chứng nhận an toàn chịu lực chỉ quy định trong Nghị định 209 và Nghị định 49, nay Nghị định mới không có quy định, chỉ yêu cầu công trình đang làm thì làm nốt cho xong. tức là công trình mới không phải làm.
Thứ 2, Cơ quan QLNN về XD đã tham gia kiểm tra nghiệm thu công trình, công trình không đảm bảo chất lượng liệu họ có cho đưa vào sử dụng không? Văn bản kiểm tra có vai trò gì?
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Chứng nhận sự phù hợp chất lượng

Tôi xin trích bài viết của tác giả Minh Châu: Về lí do bãi bỏ cấp giấy chứng nhận chất lượng.

Về Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng.
Nghị định số 49/CP quy định chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng( viết tắt là sự chứng nhận chất lượng)được thực hiện bởi một tổ chức tư vấn độc lập với chủ đầu tư và các nhà thầu cũng là nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng công trình vì lợi ích của cộng đồng, vì lợi ích của bên thứ 3 có liên quan. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện quy định này đã nảy sinh nhiều vấn đề cần xem xét, cụ thể là:

- Sự độc lập, khách quan của tổ chức chứng nhận là không đảm bảo.

Hiện tại tổ chức chứng nhận thực hiện dịch vụ chứng nhận thông qua những cam kết nêu tại hợp đồng được thỏa thuận với chủ đầu tư.Ngay điều này đã khẳng định rằng, chẳng thể có một tổ chức tư vấn nào do chính chủ đầu tư lựa chọn, thuê, trả tiền lại có thể độc lập và khách quan được? Không lẽ chủ đầu tư bỏ tiền ra để thuê tư vấn chứng nhận chê họ và chê luôn cả chất lượng công trình?

- Năng lực của nhiều tổ chức chứng nhận còn chưa bằng năng lực của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình.

Cho dù Thông tư số 03/2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 của Bộ Xây dựng "Hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng" có quy định về năng lực của tổ chức chứng nhận nhưng thực tế có thể thấy năng lực của nhiều tổ chức chứng nhận còn chưa bằng năng lực của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình.

- Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Mọi công việc đã được kiểm soát trong quá trình xây dựng.

Do trong quá trình sản xuất hàng hóa không có một tổ chức giám sát độc lập nên cần có sự chứng hợp quy, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng. Công trình xây dựng khác với các loại hàng hóa thông thường khác chính là ở chỗ mọi công việc đã được kiểm soát bởi: giám sát khảo sát xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, thí nghiệm và kiểm định chất lượng ( nếu cần). Rõ ràng thấy chứng nhận sự phù hợp chất lượng là hoạt động chồng chéo với sự kiểm soát nêu trên, do đó không cần thiết phải có sự chứng nhận chất lượng.

Theo quy định tại Thông tư số 03/BXD, nội dung kiểm tra, chứng nhận (kiểm tra công tác quản lý chất lượng, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chất lượng thi công xây dựng) là những công việc mà những chủ thể khác đã làm bao gồm: chủ đầu tư, ban/tư vấn quản lý dự án, nhà thầu thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, nhà thầu thí nghiệm, nhà thầu kiểm định chất lượng xây dựng và bản thân sự tự kiểm soát chất lượng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng. Tổ chức chứng nhận chỉ còn làm mỗi động tác là " đếm hồ sơ hoàn thành công trình" theo danh mục nêu tại Phụ lục số 7 Thông tư số 27/BXD.

Trước đây, theo Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì công việc này là do Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Sở Xây dựng và các Sở Xây dựng chuyên ngành đảm nhận mà không mất một đồng lệ phí.

- Tổ chức chứng nhận chịu trách nhiệm gì trước cộng đồng khi công trình xảy ra sự cố?

Trong thực tế của ta, nếu chất lượng thực phẩm hoặc chất lượng dược phẩm không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cộng đồng thì cơ quản quản lý nhà nước phụ trách về hai loại hàng hóa này kiểm tra và kiểm soát. Thế thì tại sao công trình xây dựng là một loại hàng hóa đặc biệt liên quan đến an toàn của cộng đồng thì lại giao cho một tổ chức tư vấn không độc lập thực hiện? Các tổ chức chứng nhận thuộc đủ mọi thành phần kinh tế thực hiện chứng nhận chất lượng cho loại công trình mà khi sự cố xảy ra gây thảm họa cho xã hội thì liệu có yên tâm không? Tại sao chính quyền hoặc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng không thực hiện việc này? Cần nghiên cứu thay thế việc chứng nhận chất lượng của tổ chức chứng nhận bằng việc chính quyền hoặc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trực tiếp kiểm tra cho phép đưa công trình vào sử dụng như đang thực hiện tại Trung Quốc.

- Gây tốn kém mà không không làm cho chất lượng công trình được tốt hơn.

Tuy chi phí cho việc chứng nhận an toàn chịu lực hoặc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng không nhiều nhưng gây tốn kém cho chủ đầu tư và cho xã hội vì phải chi trả cho những việc đã thực hiện trong quá trình xây dựng nhưng không làm cho chất lượng công trình được tốt hơn.
Nguồn: http://www.baoxaydung.com.vn
 

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
An toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình

1. Đành rằng Đ48 có bảo Bộ sẽ hướng dẫn nội dung thẩm tra của cơ quan QLNN tuy thế nhưng ưu tư gớm về nội dung thẩm tra mức độ an toàn chịu lực công trình và các yêu cầu về an toàn khác không hiểu sẽ thẩm tra đến mức nào?
Theo tôi thì thẩm tra sự phù hợp của giải pháp kết cấu thì hợp lý hơn chứ. Mức độ an toàn thì nói như thế nào ấy nhỉ, đến ông thiết kế còn hồi hộp đến phát zun lên đừng nói đến ông thẩm định, chỉ có vài ngày nghiên kíu hồ sơ dẫu có là Thầy thì cũng chạy, chả dại nói nó an toàn. Mình hỏi thật các anh tư vấn nhé, cứ chê các Đ/c QLNN dở vậy có anh nào trước đây thẩm tra mà lại nói như đinh là công trình an toàn không?
2. Đối với các công trình có cấp thấp hơn quy định tại Đ21 thì quản lý như tế nào không hiểu nhỉ? Hay là lúc ấy địa phương sẽ phân cấp về cho cấp huyện làm? Trong NĐ15 chi thấy nhắc đến Sở thôi chứ ko nhắc đến Quận, huyện.
3. Nếu được kiến nghị về Thông tư hướng dẫn thì xin kiến nghị TT phân cấp luôn cho cấp huyện hoặc giao cho UBND cấp tỉnh tùy tình hình thực tế mà quyết định phân cấp chứ từ nay đến đó gấp lắm rồi. Địa phương còn phải tập huấn với chả tập trận thì công việc nó tắc đến cổ luôn. Khi ấy thì các "thế lực" phản đối NĐ15 được dịp sướng.
 
  • Like
Các tương tác: naat

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Túm lại có vài cái em thấy thế này:

- Kể từ ngày 15/4/2013 chúng ta được cởi trói khỏi 1 quy định "vớ vẩn" của Nghị định 209: các công trình không cần phải "chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng". Chứng nhận cũng chả làm ctr tốt hơn, mà nhiều ông đi chứng nhận năng lực còn ko bằng một góc ông thi công. chả làm cho công trình đảm bảo hơn mà nhiêu khê rắc rối... tạm thời đội 15 mở tỷ số 1-0

- Tuy nhiên lại bị "trói" thay bởi quy định: trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng phải báo cáo và mời cơ quan quản lý Nhà nước tham gia kiểm tra đồng ý mới được đưa vào sử dụng ---> các bác ở Sở lại chuẩn bị béo múp míp rồi, biết bao dự án mà dự án to to tí là đều phải có ổng tham gia, tha hồ phong bì phong bao rồi lại "hành là chính", đội 209 gỡ hòa 1-1

- Khoản 2 Điều 20 NĐ15 ghi: "Người Quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với Báo cáo Kinh tế-Kỹ thuật xây dựng công trình đối với trường hợp thực hiện thiết kế 1 bước". Còn theo Nghị định 12/2009 thì Báo cáo Kinh tế-Kỹ thuật bao gồm: Thuyết minh, thiết kế BVTC, dự toán. Như vậy có phải là NĐ15 ghi thừa chữ "Thiết kế bản vẽ thi công" không? coi như đội 15 đã phạm lỗi... cầu thủ Điều 20 bị nhắc nhở!

- tại Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm:
+ Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
+ Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn thi công quan trọng của công trình.
2. Trong hợp đồng thi công xây dựng phải quy định rõ về các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; Căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình hoàn thành. Kết quả nghiệm thu, bàn giao phải được lập thành biên bản.
3. Các bộ phận, hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định.

-----> Như vậy, mẫu biên bản và thành phần nghiệm thu giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu là do 2 bên tự toàn quyền quyết định và phải được nêu rõ trong hợp đồng.
Bởi vậy mấy cái "lằng nhằng" "cứng nhắc" về biên bản và thành phần nghiệm thu trước đây của Nghị định 209 đã được xoá bỏ. Mấy cái giấy mời nghiệm thu, rồi biên bản nghiệm thu nội bộ chắc cũng nên vứt bớt cho nó nhẹ giấy tờ vì ko có nêu ra, ko đề cập tới trong 15, bởi thực tế quy định trước đây bắt buộc phải có mấy cái đó nhưng lại chỉ mang ý nghĩa thực tế "hành là chính", nặng hồ sơ.

Biên bản nghiệm thu giữa A-B đã mang tính quyết định rồi ---> Đội 15 vượt lên dẫn trước 2-1

Nhưng nảy sinh trường hợp nếu dự án lớn, gói thầu lớn thì cái phụ lục hợp đồng nêu rõ về vấn đề nghiệm thu kia sẽ rất dày, rất to, rất dài và còn tranh chấp ở khu vực trung tuyến rất quyết liệt!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Túm lại có vài cái em thấy thế này:

- Kể từ ngày 15/4/2013 chúng ta được cởi trói khỏi 1 quy định "vớ vẩn" của Nghị định 209: các công trình không cần phải "chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng". Chứng nhận cũng chả làm ctr tốt hơn, mà nhiều ông đi chứng nhận năng lực còn ko bằng một góc ông thi công. chả làm cho công trình đảm bảo hơn mà nhiêu khê rắc rối... tạm thời đội 15 mở tỷ số 1-0

- Tuy nhiên lại bị "trói" thay bởi quy định: trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng phải báo cáo và mời cơ quan quản lý Nhà nước tham gia kiểm tra đồng ý mới được đưa vào sử dụng ---> các bác ở Sở lại chuẩn bị béo múp míp rồi, biết bao dự án mà dự án to to tí là đều phải có ổng tham gia, tha hồ phong bì phong bao rồi lại "hành là chính", đội 209 gỡ hòa 1-1

- Khoản 2 Điều 20 NĐ15 ghi: "Người Quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với Báo cáo Kinh tế-Kỹ thuật xây dựng công trình đối với trường hợp thực hiện thiết kế 1 bước". Còn theo Nghị định 12/2009 thì Báo cáo Kinh tế-Kỹ thuật bao gồm: Thuyết minh, thiết kế BVTC, dự toán. Như vậy có phải là NĐ15 ghi thừa chữ "Thiết kế bản vẽ thi công" không? coi như đội 15 đã phạm lỗi... cầu thủ Điều 20 bị nhắc nhở!

- tại Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm:
+ Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
+ Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn thi công quan trọng của công trình.
2. Trong hợp đồng thi công xây dựng phải quy định rõ về các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; Căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình hoàn thành. Kết quả nghiệm thu, bàn giao phải được lập thành biên bản.
3. Các bộ phận, hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định.

-----> Như vậy, mẫu biên bản và thành phần nghiệm thu giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu là do 2 bên tự toàn quyền quyết định và phải được nêu rõ trong hợp đồng.
Bởi vậy mấy cái "lằng nhằng" "cứng nhắc" về biên bản và thành phần nghiệm thu trước đây của Nghị định 209 đã được xoá bỏ. Mấy cái giấy mời nghiệm thu, rồi biên bản nghiệm thu nội bộ chắc cũng nên vứt bớt cho nó nhẹ giấy tờ vì ko có nêu ra, ko đề cập tới trong 15, bởi thực tế quy định trước đây bắt buộc phải có mấy cái đó nhưng lại chỉ mang ý nghĩa thực tế "hành là chính", nặng hồ sơ.

Biên bản nghiệm thu giữa A-B đã mang tính quyết định rồi ---> Đội 15 vượt lên dẫn trước 2-1

Nhưng nảy sinh trường hợp nếu dự án lớn, gói thầu lớn thì cái phụ lục hợp đồng nêu rõ về vấn đề nghiệm thu kia sẽ rất dày, rất to, rất dài và còn tranh chấp ở khu vực trung tuyến rất quyết liệt!
Bạn tường thuật thế này thì là hiệp 2 mất rồi, phải quay lại hiệp 1 đã: từ các khái niệm, rồi quản lý chất lượng khâu khảo sát, thiết kế đã
 

tho_cofec

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
15/10/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình

Tôi thấy có rất nhiều điểm mới, các anh đã đưa lên và trao đổi nhiều.
Nhưng có vấn đề về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình không thấy nhắc đến.
Điều này có đồng nghĩa là bỏ về quy định cấp giấy chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình không?

Khoản 3 điều 47 có nói tới. Các côngtrình đã thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phùhợp về chất lượng công trình xây dựng trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực theo quy định tạiNghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lýchất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm2008 của Chính phủ về sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì tiếp tục thựchiện cho đến khi hoàn thành công trình.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Tôi cũng có ý kiến thắc mắc giống như bạn cuongden37, khi Nghị định 15/CP ra đời, mời mọi người thảo luận thêm về việc "Các công trình đã thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm2008 của Chính phủ về sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành công trình" . Như vậy còn sau này thì việc thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng sẽ phải như thế nào?:confused:
việc đó thích thì làm thôi, chứ ai quan tâm nữa mà lo. Chắc chắn là sẽ bỏ quy định vì nếu NN tham gia kiểm tra nghiệm thu công trình mà công trình chất lượng thấp vẫn đồng ý thì phải chịu trách nhiệm thôi.
Ngày xưa chứng nhận phù hợp chất lượng xong thì gửi lại cho cơ quan QLNN để kiểm tra lại, nay ông này kiểm tra trực tiếp rồi thì còn lăn tăn gì nữa
 

ngochungvc9

Thành viên mới
Tham gia
28/12/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

Tôi đồng tình với việc bỏ quy định về chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình và chứng nhận anh toàn chịu lực (ATCL). Vì việc này quá hình thức và chồng chéo.
Mình làm dự án tại địa phương có xây dựng nhà ở thấp tầng liền kề, theo quy định không bắt buộc phải chứng nhận sự phù hợp. Nhưng quy định vẫn để cửa cho cơ quan quản lý nhà nước địa phương. Khi xây dựng không thấy sở XD yêu cầu phải chứng nhận sự phù hợp nhưng khi đi cấp giấy chứng nhận quyền SD đất và sở hữu nhà thì lại bắt phải có chứng nhận sự phù hợp. Vậy là lại phải "mua" giấy chứng nhận sự phù hợp của tư vấn địa phương mặc dù dân đã vào ở.
Không biết sau 15/4 có phải thực hiện tiếp không?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
(1) Dùng lệnh Ctr+F trong NĐ 209+49 để tìm mãi từ toàn diện trong thuật ngữ “Chủ Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện của Bác Đông Hấu mà không thấy. Nhờ các Bác chỉ giúp em.
(2) Tại Khoản 2. Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, có nói rõ CĐT quy định rõ 1 số vấn đề trong Hợp đồng xây dựng, trong đó có nội dung Thành phần tham gia. Vì vậy, có thể nói có hay không CĐT tham gia nghiệm thu do CĐT quyết định lúc soạn hợp đồng.
Tại điều 32, Dùng thuật ngữ “Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng” là chưa đúng vì là kiểm tra điều kiện để nghiệm thu. Hiện tại, đọc tiêu đề của Điều 32. Rất dễ hiểu nhầm là cơ quan QLNN kiểm tra lại sau khi Chủ đầu tư đã tiến hành nghiệm thu hoàn thành.
Cá nhân mình nghĩ, Về cơ bản bố cục của NĐ 15 mang tính Tổng thể, các vấn đề ở dạng đề cương mang tính cương lĩnh, thông thoáng hơn, xuyên suốt là tinh thần:
+ Trình tự.
+ Trách nhiệm của…
Các vấn đề cụ thể không nêu cụ thể ở đây. Các vấn đề lớn và phủ trùm hơn, ngoại trừ vấn đề về bảo trì đã có Nghị định hướng dẫn riêng thì được lược bỏ, ví dụ:
+ Thành phần nghiệm thu: bộ phận, hạng mục, công trình hoàn thành v…v
+ Nội dung Hồ sơ hoàn công được nâng lên thành Lập và lưu Hồ sơ Lưu trữ (điều 30)
+ Vấn đề Cơ quan QLNN, Hội đồng NTNN, Khen thưởng đã được đưa vào nghị định..

Tóm lại:
Chưa thể nói Chủ đầu tư không bớt quyền đi hay Người QĐ Đt mờ nhạt hơn trước được. Chỉ có điều CĐT trách nhiệm QLCL phải được nâng cao hơn nhờ vì chịu sự kiểm tra của cơ quan QLNN.
Thứ nhất, tại Điều 75 Luật xây dựng, khoản 2 về trách nhiệm CĐT
m) Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; chịu trách nhiệm về việc bảo đảm công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

có sự chơi chữ ở đây giữa bảo đảm công trình đúng tiến độ, chất lượng với việc: CĐT có trách nhiệm tổ chức quản lý chât lượng phù hợp với tính chất, quy mô, nguồn vốn. CĐT có thể lý luận em đã tổ chức quản lý chất lượng rồi nhưng công trình nó vẫn không chất lượng thì sao mà úm
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Thứ nhất, tại Điều 75 Luật xây dựng, khoản 2 về trách nhiệm CĐT
m) Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; chịu trách nhiệm về việc bảo đảm công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

có sự chơi chữ ở đây giữa bảo đảm công trình đúng tiến độ, chất lượng với việc: CĐT có trách nhiệm tổ chức quản lý chât lượng phù hợp với tính chất, quy mô, nguồn vốn. CĐT có thể lý luận em đã tổ chức quản lý chất lượng rồi nhưng công trình nó vẫn không chất lượng thì sao mà úm

Đúng rồi đó bác nói về tiến độ, hiệu quả em nhất trí nhưng còn món chất lượng thì có 2 trường hợp:
+/ Nếu CĐT không đủ năng lực thuê ông TVGS vậy thì cái chất lượng này phải đè lên ông TVGS vì ông là người trực tiếp GS mà, CĐT cũng có trách nhiệm GS công trình đó nhưng không = TVGS vì ông CĐT thuê ông TVGS mà CĐT đâu thể 24/24 có mặt trên công trình.
+/ Nếu CĐT đủ năng lực GS, trách nhiệm CĐT càng lớn đây nhé ví dụ ông đầu tư 1 phát 20 công trình nhân lực CĐT chỉ có 5 người vậy quả này khó phân thời gian để quản lý công trình.
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Thứ nhất, tại Điều 75 Luật xây dựng, khoản 2 về trách nhiệm CĐT
m) Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; chịu trách nhiệm về việc bảo đảm công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
CĐT có thể lý luận em đã tổ chức quản lý chất lượng rồi nhưng công trình nó vẫn không chất lượng thì sao mà úm
1. Bác Đông Hấu trích dẫn bài của em mà chẳng thấy đả động đến một vài ý kiến em nêu ra gì cả, là cái thứ nhất.
2. Nếu nhìn câu đầu và câu cuối của bác (em giữ lại ở ngay trên thì làm sao Mà chủ đầu tư cãi được nữa, là cái thứ 2.
3. Cái thứ 3, em lưu ý với các bác rằng, tại điều Điều 24:
.. thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và (iv) các công việc tư vấn xây dựng khác.
8. Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
9. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng."
Và còn nhiều điểm, điều khác nữa,
làm sao có thế Chủ đầu tư nói ngược được.
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
1. Bác Đông Hấu trích dẫn bài của em mà chẳng thấy đả động đến một vài ý kiến em nêu ra gì cả, là cái thứ nhất.
2. Nếu nhìn câu đầu và câu cuối của bác (em giữ lại ở ngay trên thì làm sao Mà chủ đầu tư cãi được nữa, là cái thứ 2.
3. Cái thứ 3, em lưu ý với các bác rằng, tại điều Điều 24:
.. thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và (iv) các công việc tư vấn xây dựng khác.
8. Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
9. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng."
Và còn nhiều điểm, điều khác nữa,
làm sao có thế Chủ đầu tư nói ngược được.
Sao lại không, câu chuyện tổ chức và câu chuyện trực tiếp đứng ra chịu trách nhiệm là 2 việc khác nhau. theo đúng luật định thì việc CĐT bảo đảm chất lượng công trình tức là ông ta phải chịu trách nhiệm về chất lượng của công trình, báo đài có đến phản ánh thì cứ ông này mà giã. Đằng này lại cho ông này về làm điều hành tổ chức thì mất hết trách nhiệm cụ thể rồi còn gì.
Ngày xưa CĐT được coi là đạo diễn, mà đạo diễn là phải chịu trách nhiệm chính, giờ coi ông này là Giám đốc điều hành thì vấn đề chất lượng không còn là trách nhiệm chính của CĐT nữa, cùng lắm thì bị bắt tội điều hành không tốt.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
theo quy định tại khoản 4 điều 30 Luật nhà ở:
4. Dự án phát triển nhà ở phải được thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng khi phê duyệt và phải được kiểm định về chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Quyết định phê duyệt và kết quả kiểm định phải được lưu trữ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để theo dõi, kiểm tra;
Từ trước tới nay việc chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình được coi là đã kiểm định về chất lượng công trình. Nay NĐ 15 không hề đề cập đến vấn đề này. Vậy làm sao để bàn giao nhà được đây? việc kiểm tra nghiệm thu của CQQLNN có thay thế việc kiểm định về chất lượng hay không?
 

canhhungksxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/5/08
Bài viết
41
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Website
www.facebook.com
mà mình thấy các bác cứ quy định các công trình công-tư gì cũng phải mua bảo hiểm xây dựng công trình (như bảo hiểm xe máy, xe ôtô ấy) để các bác bảo hiểm có việc mà làm. Sau này lỡ công trình có k đảm bảo chất lượng thì lấy tiền bảo hiểm ra mà sửa khỏi tốn ngân sách. Cứ để các bác SXD or BXD vào thì thế nào cũng chung chi này nọ, vừa mất thời gian vừa tốn kém.
Các bác ấy cứ lo công trình làm ra k chất lượng, nhưng quan trọng là phải ban hành quy trình theo cơ chế tự vận hành chứ cái kiểu này vẫn còn mang nặng tính xin cho ở đây lắm. Cứ công trình hoàn thành xong bắt buộc phải có chứng chỉ đảm bảo và phù hợp chất lượng công trình do đơn vị Tư vấn độc lập ban hành như trước đây thì có chết thằng Tây nào đâu.
 
L

lestrong

Guest
Nay thì rõ rồi nhé, mời các bạn đọc:
Ngày 06/02/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Theo quy định tại mục 3 điều 47 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng: Các công trình đã thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực theo quy định tại Nghị định số 209 và 49 của Chính phủ về ban hành và sửa đổi quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành công trình.

Theo quy định được nêu ở trên thì từ sau ngày 15/4/2013 khi Nghị định số 15/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì Chủ đầu tư sẽ không còn được thực hiện công tác chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP như vậy có đúng hay không (Câu hỏi của bạn Hoàng Đình Tuấn tại hòm thư tuanbqlnd@gmail.com )?

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Nghị định số 15/2003/NĐ-CP thì các công trình đã thực hiện chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước thời điểm Nghị định số 15/2003/NĐ-CP có hiệu lực sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 cho đến khi hoàn thành công trình.

Đối với các trường hợp còn lại kể từ ngày Nghị định số 15/2003/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 15/4/2013) thì được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, trong đó không có quy định việc thực hiện chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

Theo xaydung.gov.vn

Nguồn: http://www.sgtvt.danang.gov.vn/inde...cht-lng-cong-trinh-&catid=5&Itemid=31&lang=vi
 

Top