Chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế ?!

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Một số tình huống về chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế , xin các bạn cho ý kiến:
1.Công trình được thiết kế sử dụng bê tông M200 thông thường ( Không dùng phụ gia), mời thầu - đấu thầu cũng lập biện pháp thi công theo BT thông thường . Nhưng khi thi công Nhà thầu đề nghị TVGS và CĐT cho dùng phụ gia đông cứng nhanh để rút ngắn thời gian chờ đợi, tiết kiệm ván khuôn. Qua kiểm nghiệm cho thấy chất lượng phụ gia tốt .
- Có chấp nhận cho Nhà thầu sử dụng phụ gia đc không ?
- Nếu chấp nhận, thì thanh toán theo đơn giá trúng thầu ( nhà thầu lợi, CĐT không được gì) , hay phải yêu cầu xây dựng lại đơn giá ( CĐT lợi , Nhà thầu không được gì)?
2. Công trình giao thông : Tư vấn thiết kế khảo sát , lấy mẫu và chỉ định mỏ vật liệu tại A. Mời thầu - đấu thầu cũng lấy theo nguồn tại mỏ A. Khi thi công, Nhà thầu khảo sát lại và tìm được mỏ B có chất lượng tốt hơn, đảm bảo trữ lượng, giá thành hạ hơn vì cự ly gần hơn nhiều.
Nhà thầu trình CĐT và TVGS cho lấy tại B : Nếu chấp thuận và thanh toán cho Nhà thầu theo giá của mỏ B thì Nhà thầu cuối cùng lại bị thiệt vì Chi phí vật liệu giảm -> chi phí theo tỷ lệ % giảm theo.
Nên xử lý như thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi cho Nhà thầu ( đã có công tìm mỏ) và CĐT ( tiết kiệm được chi phí).
 

hongcong

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
4/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
6
Tuổi
46
Một số tình huống về chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế , xin các bạn cho ý kiến:
1.Công trình được thiết kế sử dụng bê tông M200 thông thường ( Không dùng phụ gia), mời thầu - đấu thầu cũng lập biện pháp thi công theo BT thông thường . Nhưng khi thi công Nhà thầu đề nghị TVGS và CĐT cho dùng phụ gia đông cứng nhanh để rút ngắn thời gian chờ đợi, tiết kiệm ván khuôn. Qua kiểm nghiệm cho thấy chất lượng phụ gia tốt .
- Có chấp nhận cho Nhà thầu sử dụng phụ gia đc không ?
- Nếu chấp nhận, thì thanh toán theo đơn giá trúng thầu ( nhà thầu lợi, CĐT không được gì) , hay phải yêu cầu xây dựng lại đơn giá ( CĐT lợi , Nhà thầu không được gì)?
2. Công trình giao thông : Tư vấn thiết kế khảo sát , lấy mẫu và chỉ định mỏ vật liệu tại A. Mời thầu - đấu thầu cũng lấy theo nguồn tại mỏ A. Khi thi công, Nhà thầu khảo sát lại và tìm được mỏ B có chất lượng tốt hơn, đảm bảo trữ lượng, giá thành hạ hơn vì cự ly gần hơn nhiều.
Nhà thầu trình CĐT và TVGS cho lấy tại B : Nếu chấp thuận và thanh toán cho Nhà thầu theo giá của mỏ B thì Nhà thầu cuối cùng lại bị thiệt vì Chi phí vật liệu giảm -> chi phí theo tỷ lệ % giảm theo.
Nên xử lý như thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi cho Nhà thầu ( đã có công tìm mỏ) và CĐT ( tiết kiệm được chi phí).

Bác đưa câu hỏi tương đối hay, cả hai đều thuộc về biện pháp tổ chức và kỹ thuật thi công để giảm chi phí SX của nhà thầu nhưng mấu chốt của câu hỏi lại nằm tại phần thanh toán. Em xin mạo muội có một số ý kiến thế này:
Về phụ gia bê tông: Bác nói phụ gia tốt liệu sản phẩm có tốt hay không? nhà thầu có đảm bảo việc sản phẩm có chất lượng về mặt thời gian lâu dài hay không? Nếu có thí nghiệm đảm bảo thì lúc này bác chấp nhận OK. Việc sử dụng phụ gia phải theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành nhưng phải được sự đồng ý của đơn vị TV thiết kế, lúc này CDT phải đề nghị thiết kế lại cấp phối bê tông có phụ gia đông cứng nhanh, bác phải thanh toán sản phẩm theo hợp đồng một định mức mới rồi (việc thay đổi này chính là việc thay đổi do chủ đầu tư thấy các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn còn gì). Việc thanh toán theo đơn giá mới là hợp lý, CDT được lợi, nhà thầu cũng lợi chứ: Lợi về thời gian, lợi về các chi phí khấu hao luân chuyển ván khuôn (tiết kiệm được chi phí SX còn gì)
Về vấn đề mỏ vật liệu: Bác nên thanh toán cho nhà thầu theo đơn giá trúng thầu, vấn đề này không có luật nào cấm cả. Chất lượng vật liệu tốt hơn, quá trình vận chuyển vật liệu nhanh hơn. CDT có lợi: Chất lượng sản phẩm, tiến độ bàn giao. Nhà thầu có lợi: Giảm chi phí sản xuất đầu vào, vật liệu đầu vào để sản xuất ổn định, tăng năng suất sản xuất Những công việc mà pháp luật không cấm chúng ta nên thực hiện: Hợp tác, tôn trọng (một người SX sản phẩm, một người giám sát SP, một người mua sản phẩm), đôi bên cùng có lợi, chứ không phải vấn đề nào cũng áp đặt ở 2 vị trí: CDT và Nhà thầu cả đúng không bác./.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Công trình thuộc dự án XD nhà ở để bán của doanh nghiệp , không sử dụng vốn nhà nước.
Thiết kế móng băng bê tông cốt thép toàn bộ . Trong điều kiện giá thép tăng vùn vụt thế này, có ý kiến đề xuất thay đổi thành móng cột BTCT kết hợp móng xây đá hộc chịu lực để giảm giá thành .
Trường hợp này, chủ đầu tư chỉ cần thuê thiết kế lại , điều chỉnh dự toán , thẩm định TKKT và trình cấp quyết định đầu tư cho phép là được, nhưng có cần thẩm định lại thiết kế cơ sở không?
Xin ý kiến các bạn !
 

sunyal

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
16/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
18
theo mình, Nhà thầu đề xuất như vậy là nhằm làm giảm giá thành, nhưng về nguyên tắc khi thiết kế phải kiểm về sức chịu tải (căn cứ vào tính chất đất, chiều sâu, sơ đồ chất tải....để từ đó chọn loại móng và kích thước móng).
Do vậy khi thay đổi cơ bản như vậy, xét về kinh tế là có lợi, nhưng phải xét đến kết cấu=> không đảm bảo thì vẫn phải làm theo phương án cũ thôi, => phải đi từ bước cơ sở.
Mọi người trao đổi thêm nhé!
 

hongcong

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
4/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
6
Tuổi
46
Công trình thuộc dự án XD nhà ở để bán của doanh nghiệp , không sử dụng vốn nhà nước.
Thiết kế móng băng bê tông cốt thép toàn bộ . Trong điều kiện giá thép tăng vùn vụt thế này, có ý kiến đề xuất thay đổi thành móng cột BTCT kết hợp móng xây đá hộc chịu lực để giảm giá thành .
Trường hợp này, chủ đầu tư chỉ cần thuê thiết kế lại , điều chỉnh dự toán , thẩm định TKKT và trình cấp quyết định đầu tư cho phép là được, nhưng có cần thẩm định lại thiết kế cơ sở không?
Xin ý kiến các bạn !

Em rất thích những câu hỏi của của bác rất thực tế và hữu ích có gì mong được bác đáng góp ý kiến thêm để em ngày một hoàn thiện hơn trong công tác chuyên môn cũng như trong công tác thực hiện nhiệm vụ đại diện cho chủ đầu tư của mình. Câu hỏi của bác em có 2 ý kiến:
* Nếu nhà xây để bán mà đơn vị kinh doanh đã ký hợp đồng với khách hàng (những người mua nhà), lúc này người mua nhà đã là chủ đầu tư, đơn vị lại trở thành nhà thầu, việc thay đổi phải theo các điều khoản của hợp đồng và có sự chấp thuận của chủ đầu tư (khách hàng).
* Khi đơn vị đang là chủ đầu tư, xây nhà xong mới giao bán (cũng như tình huống đã ký hợp đồng và khách hàng đã đồng ý việc thay đổi KC móng): Việc điều chỉnh móng băng BTCT >>> móng cột BTCT kết hợp tường chịu lực đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án là phù hợp với quy định tại Khoản 1, Điều 17 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng: “Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án” được phép thay đổi thiết kế xây dựng công trình.
Theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Cho nên, chủ đầu tư có quyền phê duyệt thay đổi TK phần móng và tính toán lại kết cấu đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định. Việc thay đổi thiết kế trên đã làm thay đổi thiết kế KC móng ( móng băng thành móng cột chịu lực), cho nên, đã làm thay đổi giải pháp thiết kế cơ sở đã được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm định, doanh nghiệp phải thẩm định lại TKCS .
 

sunyal

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
16/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
18
tuy không được phép cảm ơn bằng bài viết nhưng em xin được gửi lời cảm ơn đến Bác hungvina và Bác hongcong, câu hỏi rất sát thực, câu trả lời rất chặt chẽ và kinh nghiệm.
Rất mong các Bác chung tay xây dựng Ngôi nhà Xây dựng vững mạnh và phát triển.
:D
 
M

minhtuong

Guest
Công trình thuộc dự án XD nhà ở để bán của doanh nghiệp , không sử dụng vốn nhà nước.
Thiết kế móng băng bê tông cốt thép toàn bộ . Trong điều kiện giá thép tăng vùn vụt thế này, có ý kiến đề xuất thay đổi thành móng cột BTCT kết hợp móng xây đá hộc chịu lực để giảm giá thành .
Trường hợp này, chủ đầu tư chỉ cần thuê thiết kế lại , điều chỉnh dự toán , thẩm định TKKT và trình cấp quyết định đầu tư cho phép là được, nhưng có cần thẩm định lại thiết kế cơ sở không?
Xin ý kiến các bạn !

Theo tôi thì việc thay đổi từ móng băng sang móng cột nhưng không thay đổi về kiến trúc thì không xem là thay đổi về thiết kế cơ sở. Chủ đầu tư có thể tự thẩm định, phê duyệt và tự chịu trách nhiệm về việc thay đổi này. Nếu việc thay đổi này làm vượt tổng mức đầu tư thì phải đựoc người quyết định đầu tư xem xét quyết định.

Theo Luật xây dựng thì thiết kế cơ sở là tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Như vậy, thiết kế cơ sở của dự án bạn không nhất thiết phải có chi tiết kết cấu móng (vẫn đủ cơ sở để lập tổng mức đầu tư, chẳng hạn dựa vào suất đầu tư trên mỗi m2 nhà). Với dự án như của bạn, đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật (nếu có) hay bản vẽ thi công mới xác định là móng băng, móng cột hay móng cọc,...
 
Last edited by a moderator:

hongcong

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
4/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
6
Tuổi
46
@minhtuong: Trước đây tại nghị định 16 đã quy định rất kỹ về bộ hồ sơ TKCS, sau đó đã vướng mắc ở chỗ: Các đơn vị kêu quá nhiều về nội dung TKCS, sau đó nghị định 112 ra đời tháo gỡ như sau:
Em đưa vào nội dung và diễn giả ý bác minhtuong luôn nhé
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
"Điều 7. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án
1. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ, bảo đảm thể hiện được các phương án thiết kế, là căn cứ để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Cái này đúng là ý của bác rồi, nhưng ta xem tiếp
2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
b) Kết cấu chịu lực chính của công trình;: (Ngày xưa em học cơ học đất nền móng công trình thực sự gặp khó khăn khi tính móng băng trên nền wincle, móng cột tính quá đơn giản, bọn em chỉ làm bài tập lớn tính lún cho móng cột, vài công thức tính P chọc thủng, công thức tính nội lực.... Việc thay đổi từ móng băng trên nền đàn hồi sang móng đơn trên nền thiên nhiên (hoặc gia cố) có làm thay đổi kết cấu chịu lực chính không? Sự thay đổi KC móng có làm thay đổi KC của CT không: Đây đang là đề tài được viết rất nhiều của các bác XD đấy, em còn nhớ thầy Vũ Công Ngữ nói một câu: ngay đến tôi cũng đang tiếp tục nghiên cứu để tính ra một bài toán và công thức sự làm việc chung của công trình và móng, những năm sau em không rõ nhưng hình như có đề tài tính đồng thời sự làm việc của KC móng và công trình, bài toán phần tử hữu hạn của thầy nào em cũng không nhớ rõ lắm.... Nói tóm lại thay đổi từ móng băng sang móng cột là thay đổi Kết cấu chịu lực chính của công trình: Trước đây TKCS: Móng băng giao nhau kết hợp khung chịu lực, bây giờ: Móng cột Kết hợp KC mới của CĐT là thay đổi phải trình duyệt lại TKCS ) phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào;
c) Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình;
d) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu, bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
c) Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
d) Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình."
 
M

minhtuong

Guest
:confused:
@minhtuong: Trước đây tại nghị định 16 đã quy định rất kỹ về bộ hồ sơ TKCS, sau đó đã vướng mắc ở chỗ: Các đơn vị kêu quá nhiều về nội dung TKCS, sau đó nghị định 112 ra đời tháo gỡ như sau:
Em đưa vào nội dung và diễn giả ý bác minhtuong luôn nhé
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
"Điều 7. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án
1. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ, bảo đảm thể hiện được các phương án thiết kế, là căn cứ để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Cái này đúng là ý của bác rồi, nhưng ta xem tiếp
2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
b) Kết cấu chịu lực chính của công trình;: (Ngày xưa em học cơ học đất nền móng công trình thực sự gặp khó khăn khi tính móng băng trên nền wincle, móng cột tính quá đơn giản, bọn em chỉ làm bài tập lớn tính lún cho móng cột, vài công thức tính P chọc thủng, công thức tính nội lực.... Việc thay đổi từ móng băng trên nền đàn hồi sang móng đơn trên nền thiên nhiên (hoặc gia cố) có làm thay đổi kết cấu chịu lực chính không? Sự thay đổi KC móng có làm thay đổi KC của CT không: Đây đang là đề tài được viết rất nhiều của các bác XD đấy, em còn nhớ thầy Vũ Công Ngữ nói một câu: ngay đến tôi cũng đang tiếp tục nghiên cứu để tính ra một bài toán và công thức sự làm việc chung của công trình và móng, những năm sau em không rõ nhưng hình như có đề tài tính đồng thời sự làm việc của KC móng và công trình, bài toán phần tử hữu hạn của thầy nào em cũng không nhớ rõ lắm.... Nói tóm lại thay đổi từ móng băng sang móng cột là thay đổi Kết cấu chịu lực chính của công trình: Trước đây TKCS: Móng băng giao nhau kết hợp khung chịu lực, bây giờ: Móng cột Kết hợp KC mới của CĐT là thay đổi phải trình duyệt lại TKCS ) phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào;
c) Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình;
d) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu, bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
c) Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
d) Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình."

Chúng ta cùng trao đổi thêm nhé.
Bài viết của bạn thể hiện bạn rất am hiểu về kết cấu công trình, thật ra tôi cũng là một kỹ sư xây dựng và hiểu về kết cấu công trình. Nhưng thật sự là qui định pháp luật mà cụ thể là Luật xây dựng, hay cả Nghị định 16 hay 112, đều không định nghĩa một cách chính xác nhất (về mặt kết cấu) thiết kế cơ sở là cái gì:confused:.
Chính vì vậy, thiết kế cơ sở, về mặt chung chung thì như Luật xây dựng và nghị định đã nói, còn về tùy trừng trường hợp cụ thể, nó rất đa dạng. Do vậy, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ của người tư vấn thiết kế (hay bất cứ ai có đủ điều kiện năng lực theo qui định lập TKCS), phương án khảo sát, mức độ chi tiết khi lập dự án,... là rất quan trọng trong việc xác định TKCS là cái gì:p. Theo tôi, đối với dự án nhà ở, đã đưa phương án kết cấu là móng băng vào TKCS, một khi đã được duyệt rồi thì xem như đã bị trói buộc.
Tôi đã từng tư vấn lập TKCS dự án tương tự như vậy, với phương án móng còn để ngỏ (là một trong các phưưong án móng băng/ móng cột,....), chỉ chốt về phương án kết cấu (móng chịu lực, khung dầm sàn BTCT, sơ đồ tính, phương án mặt bằng kiến trúc, số tầng, số đơn nguyên, chiều cao tầng, tổng chiều cao công trình, mặt đứng,...) và đã đựoc phê duyệt. Như vậy , sau này một khi đi vào khảo sát (địa chất,...) chi tiết, tính toán cụ thể (mà ở lúc lập TKCS chưa thể thực hiện), chúng tôi có quyền thay đổi về phương án móng (nhưng không thể thay đổi về kiến trúc).

Hơn nữa, trong thiết kế cơ sở của một dự án quá phức tạp, không ai có thể đưa vào chắc chắn kết cấu móng là cái gì, nếu chưa trải qua bước thiết kế kỹ thuật hay thiết kế BVTC. Chẳng hạn với một nhà máy xi măng, một nhà máy thép lớn (như dự án POSCO ở Vân Phong, Khánh Hòa đang rất nổi tiếng) có lẽ bạn sẽ không tìm thấy kết cấu móng là móng gì trong TKCS (do chưa khảo sát, tính toán được trong giai đoạn TKCS).
Có lẽ vì ý nghĩa như vậy, mà không một văn bản pháp luật nào nói rõ thiết kế cơ sở là thiết kế gì (về mặt kết cấu), mà chủ yếu nhấn mạnh là thiết kế kết cấu chủ yếu đủ để xác định tổng mức đầu tư.
 
Last edited by a moderator:

hongcong

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
4/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
6
Tuổi
46
@minhtuong: Cảm ơn bác đã có những nhận xét, như vậy ở đây các văn bản luật và nghị định vẫn còn chung chung đúng không bác, cụ thể là trường hợp này, Tại sao chúng ta không hỏi lại bác hungvina16 xem TKCS của bác có phương án KC móng không nhỉ? đúng không bác. Còn em hoàn toàn đồng tình với ý kiến của bác, bác tham khảo KQ báo cáo TKCS của dự án nhà này nhé, nếu bác hungvina16 cũng thực hiện như cong trình này, thế thì khi thay đổi TK móng thì sao nhỉ?
 
S

syphuc

Guest
Cảm ơn bác Hungvina đề cập vấn đề này, ý kiến của minh thế này anh em góp ý nhé:

1. Phụ gia: Nếu các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo, Tư vấn TK đồng ý thay đổi thì vấn đề là đơn giản.

- Nếu đơn giá trúng thầu cao so với đơn giá mới sử dụng phụ gia ( do Nhà thầu trình và TVTK, CĐT review lại cùng thống nhất) thì Chủ đầu tư (sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước) phải áp dụng đơn giá mới để thanh toán. Trường hợp này khó có thể nói là CĐT lợi, NT không được gì vì đơn giá mới do NT lập đã được thẩm định, đơn giá này đã bao gồm các chi phí và lãi.
- Nếu đơn giá trúng thầu thấp hơn đơn giá mới thì CĐT phải căn cứ vào các yếu tố kinh tế kỹ thuật, nguồn vốn, tiến độ thi công, việc sớm đưa CT vào khai thác để quyết định, đó là lợi ích của cả CDT và NT.

2. Mỏ vật liệu

- Nếu đơn giá trúng thầu là giá cố định không thay đổi trong thời gian thực hiện HĐ thì chả có gì phải lăn tăn. Lợi chính đáng Nhà thầu đương nhiên đựoc hưởng. Còn trường hợp không phải giá cố định thì chủ quan tôi nghiêng về phía giữ nguyên đơn giá trúng thầu để thanh toán, vì tôi không phải là CDT;)
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Rất cám ơn anh em thành viên của Diễn đàn !
Thiết kế cơ sở của khu nhà đó không nêu rõ giải pháp kết cấu móng mà chỉ có mặt bằng , mặt cắt , mặt đứng và các thông số kỹ thuật chủ yếu : mật độ XD, diện tích XD, diện tích sàn, cơ cấu các phòng.
Tuy nhiên có thể đặt thêm trường hợp là TKCS có đề cập đến giải pháp kết cấu móng để chúng ta cùng thảo luận cho đầy đủ.
Xin các bạn tiếp tục !
 

Top