Chế độ bảo dưởng, kiểm tra phương tiện chửa cháy

  • Khởi xướng Khởi xướng cat
  • Ngày gửi Ngày gửi
C

cat

Guest
Các bạn ơi! Có bạn nào có tài liệu nói về chế độ bảo dưởng, kiểm tra phương tiện chữa cháy share cho mình vớo
 
Chào bạn,
Việc kiểm tra phương tiện phòng cháy chữa cháy được thực hiện bởi cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Nhằm đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt hiệu quả tối ưu nhất thì hệ thống phải được bảo trì thường xuyên.
Nêu bên bạn cần bảo trì hệ thống PCCC, báo cháy hoặc thêm thông tin gì có thể liên lạc:
Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Hanagashi Việt Nam
22 Lô 3, KĐT Đền Lừ II, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: 04.2121658 - 2120238 - 0912131911; Fax; 04-6346133
Email: vietnamfire@gmail.com
W: longvuongfire.com.vn
 
Quy trình bảo dưỡng

Bên mình sử dụng tiêu chuần NFPA 25. Bạn có thể tìm trên mạng
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI BÌNH DƯƠNG
Số: /KH-BHXH Thủ Dầu Một, ngày tháng 3 năm 2009

KẾ HOẠCH
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ BẢO VỆ CƠ QUAN AN TOÀN

Căn cứ Luật phóng cháy chữa cháy được chủ tịch nước công bố ngày 12/7/2001 và nghị định số: 35/2003/NĐ.CP ngày 04/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy.
Để bảo vệ tài sản cơ quan, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của CBCC, bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ quan, Giám Đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương xây dựng phương án và phân công nhiệm vụ thực hiện phương án phòng chống cháy chữa cháy và bảo vệ cơ quan an toàn cụ thể như sau:
* Trách nhiệm của Lãnh đạo, tổ chức Đảng, Đoàn thể và cá nhân Cán bộ công chức:
1- Lãnh đạo cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên công tác phòng cháy, chữa cháy của ngành từ tỉnh đến huyện, thị xã.
Giám đốc BHXH tỉnh là người chịu trách nhiệm cao nhất trong chỉ đạo xây dựng phương án, tổ chức tập huấn, diễn tập theo các phương án đề ra, xét duyệt kinh phí, mua sắm trang bị phương tiện báo cháy, chữa cháy, tổ chức đội ứng cứu tại chỗ, quyết định biện pháp chữa cháy, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể cá nhân trong ngành.
Trưởng phòng Tổ chức Hành chính chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), kế hoạch tập huấn, diễn tập, quan hệ với Cảnh sát PCCC để được hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra theo định kỳ, phối hợp với lực lượng địa phương trong bảo vệ tài sản khi có xảy ra cháy nổ, kiểm tra đôn đốc các phòng nghiệp vụ và BHXH huyện, thị xã thực hiện nghiêm kế hoạch PCCC báo cáo tình hình với cấp trên theo quy định.
2- Đảng ủy dựa vào Nghị quyết của Đảng bộ Lãnh đạo các chi bộ và Đảng viên quán triệt tầm quan trọng của công tác PCCC là một trong các tiêu chí quan trọng xét thi đua hàng năm
3- Ban chấp hành công Đoàn và Đoàn Thanh niên tổ chức học tập, giáo dục Đoàn viên nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện quy chế, nội quy cơ quan, thường xuyên luyện tập và mưu trí, dũng cảm khi tham gia chữa cháy.
4- Cá nhân CBCC, nhân viên bảo vệ, tạp vụ đều phải nêu cao ý thứ chấp hành nghiêm các quy định về PCCC, làm đúng trách nhiệm theo sự phân công và chỉ đạo của Lãnh đạo khi có sự cố xảy ra.
5- Giám đốc BHXH huyện, thị xã là người chịu trách nhiệm cao nhất trong chỉ đạo xây dựng phương án, trang bị phương tiện và tổ chức tập huấn, diễn tập, tổ chức kiểm tra chấn chỉnh hoạt động PCCC tại đơn vị, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH BHXH BÌNH DƯƠNG:
1/ Vị trí của BHXH Bình Dương:
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương là một đơn vị sự nghiệp có chức năng thực hiện các chế độ chính sách về Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế cho người lao động và nhân dân. Do vậy cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh hàng ngày luôn tiếp và làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp đến quan hệ công tác; đặc biệt là người lao động đến để giải quyết các chế độ chính sách liên quan về BHXH – BHYT; bình quân mỗi ngày cơ quan tiếp khoảng 200 đến 300 người đến quan hệ công tác. Bên cạnh đó do nhu cầu công việc quá lớn do vậy số lượng cán bộ công chức cơ quan tăng đáng kể, hiện nay có tổng công khoảng 160 Cán bộ công chức tại Văn phòng BHXH tỉnh, đặc biệt việc xử lý các hồ sơ hầu hết là trên giấy tờ và máy vi tính và có lượng lưu trữ, bảo lưu các loại hồ sơ, sổ sách rất lớn.
* Vị trí tọa lạc của trụ sở BHXH Bình Dương:
+ Phía Đông giáp với nhà dân
+ Phía Tây giáp với Sở VHTT-TT-Du lịch
+ Phía Nam giáp với đường ĐT743
+ Phía Bắc giáp với nhà dân
* Khả năng tiếp cận chữa cháy theo 03 hướng:
+ Hướng Nam
+ Hướng Bắc
+ Hướng Tây
2/ Giao thông bên trong và bên ngoài:
+ Giao thông bên trong:
BHXH Bình Dương có thể tiếp cận được từ 03 hướng
Cổng chính rộng xe chữa cháy có thể hoạt động dễ dàng.


+ Giao thông bên ngoài:
Từ Đội PCCC trung tâm đến cơ quan BHXH Bình Dương khoảng 2km, theo tuyến đường Đại lộ Bình Dương – rẽ trái vào đường ĐT743 đi khoảng 300m – BHXH Bình Dương.
* Nguồn nước:
+ Bên trong cơ quan: có 01 giếng nước khoan.
+ Bên ngoài: Hệ thống cấp nước, trụ bơm nước của Cty Cấp thoát nước Bình Dương.
3/ Đặc điểm kiến trúc:
Tổng diện tích là: bao gồm 02 lầu, 01 trệt và 01 sân thượng.
Cấu trúc xây dựng: Nhà cấp 2 xây kiên cố.
B. ĐẶC TÍNH CHẤT CHÁY NỔ:
- BHXH Bình Dương là cơ quan sự nghiệp Nhà nước, có chức năng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ BHXH,BHYT và lưu trữ, bảo lưu các loại hồ sơ liên quan đến BHXH, BHYT.
- Tính chất cháy nổ tương đối an toàn PCCC
- Khả năng xảy ra sự cố ít
C. LỰC LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TIỆN TẠI CHỖ:
1/ Lực lượng gồm:
+ Ban chỉ huy
+ Đội thông tin liên lạc
+ Đội ứng cứu nhanh (được chia thành nhiều tổ, mỗi tổ ứng cứu phụ trách một tầng lầu) bào gồm cả trong giờ làm việc và ngoài giờ làm việc.
+ Bộ phận di chuyển và hướng dẫn người bị nạn
+ Bộ phận cứu tài liệu, tài sản cơ quan (đặc biệt chú ý nhất là Phòng Công nghệ thông tin)
+ Đội tự vệ cơ quan.
2/ Phương tiện tại chỗ gồm:
- Bình CO­2: cái
- Xô xách nước: cái
- Bao bố: cái
- Thang dây: cái
- Hệ thống báo cháy: bộ
- Câu liêm: cái
- Máy bơm: cái
- Vòi nước: cái
3/ Thông tin liên lạc báo cháy:
- Dùng số điện thoại cơ sở để báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp 114, hoặc báo cho đội PCCC gần nhất
- Dùng xe tự có để báo cho lực lượng PCCC
4/ Những nguyên nhân phát sinh cháy nổ:
- Không cúp cầu dao các thiết bị sử dụng điện khi hết giờ làm việc
- Do chập điện trong hệ thống điện
- Do vi phạm nội quy PCCC trong cơ quan
- Do phá hoại
- Do bị cháy lan từ bên ngoài vào

PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY
A. CÔNG TÁC XÂY DỰNG TẠI CHỖ:
1/ Công tác tuyên truyền giáo dục:
- Thường xuyên nhắc nhở CBCC có ý thức tốt trong việc phòng chống cháy nổ, tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành đúng nội quy PCCC.
- Tắt máy, cúp cầu dao khi hết ca làm việc
- Vệ sinh thiết bị, hệ thống điện.
2/ Công tác tổ chức:
Thành lập lực lượng PCCC tại chỗ đầy đủ về số lượng, có tổ chức chặt chẽ, thiết bị đầy đủ về cơ sở vật chất cho công tác PCCC
B. CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN LỰC LƯỢNG PCCC TẠI CHỖ:
- Tổ chức cho lực lượng PCCC tại chỗ học tập tính năng tác dụng và cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ theo sự hướng dẫn của cơ quan PCCC chuyên nghiệp.
- Theo thời gian định kỳ, tổ chức kiểm tra trang thiết bị PCCC và thực tập PCCC tại đơn vị.
- Kết hợp lực lượng PCCC tại chỗ với cơ quan để diễn tập và học tập huấn luyện công tác PCCC.
- Kết hợp chặt chẽ với lực lượng PCCC chuyên nghiệp cho phương án PCCC
C. CÔNG TÁC KIỂM TRA HƯỚNG DẪN VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN PCCC:
1/ Công tác kiểm tra:
Việc kiểm tra công tác PCCC được tiến hành nhằm đảm bảo yêu cầu cao nhất trong việc phòng chống cháy nổ như sau:
- Kiểm tra thường xuyên được tiến hành hàng ngày tại các phòng làm việc, kiểm tra tình hình thực hiện về quy định PCCC
- Kiểm tra định kỳ: được tiến hành 1 tháng đối với:
+ Hệ thống điện
+ Bảo trì các trang thiết bị
+ Kiểm tra đường dây mối nối của hệ thống điện
+ Kiểm tra trang thiết bị PCCC
+ Kiểm tra sắp xếp lại trang thiết bị PCCC
2/ Hướng dẫn an toàn và các quy định về PCCC:
- Làm bảng hướng dẫn và nội quy về PCCC tại cơ quan.
- Không hút thuốc, đốt lửa, không sử dụng đun nấu trong khu vực kho, khu vực văn phòng, nhà xe. Khi hút thuốc lá xong phải dập tắt hẳn bỏ vào gạt tàn thuốc, không vứt vào thùng rác, giỏ rác, không được mang chất dễ cháy, dễ nổ vào cơ quan. Nhắc nhở người dân đến liên hệ công tác, làm hồ sơ phải tắt thuốc lá trước khi vào phòng làm việc.
- Sử dụng đúng và đầy đủ các loại cầu trì, cầu dao, phích cắm cho hệ thống điện và máy móc của cơ quan theo tiêu chuẩn an toàn về điện.
- Không tự ý câu móc, lắp đặt thêm thiết bị điện khi chưa tính toán xem hệ số an toàn chịu tại của hệ thống điện; CBCC sử dụng các thiết bị liên quan đến điện phải kiểm tra ổ cắm, đường dây, tránh để hở, chập mạch trước khi mở nguồn cho các thiết bị hoạt động.
- Khi hết giờ làm việc phải kiểm tra, tắt máy, tắt cầu dao điện trong các khu vực.
- Sắp xếp vật tư trong kho lưu trữ, kho chứa đồ phải lưu ý đến các loại vật tư dễ gây cháy để theo dõi.
- Hồ sơ, tài liệu, các loại vật liệu dễ cháy phải để cách ổ cắm điện trên 1m, để vào hộp hoặc cột lại để thuận tiện cho việc di chuyển khi cần thiết.

PHẦN 3: TỔ CHỨC CHỮA CHÁY
A. TỔ CHỨC CHỮA CHÁY:
- Tùy theo mức độ cháy và vị trí của nơi phát sinh sự cố có các bước xử lý khác nhau.
- Khi phát hiện cháy, người phát hiện hô to: cháy, cháy, ấn còi báo cháy
- Cúp cầu dao khu vực và khu vực liên hệ
- Dùng điện thoại báo cháy cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp số 114 hoặc báo cho đội PCCC gần nhất.
- Dùng phương tiện PCCC dập tắt đám cháy
- Cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy
- Di chuyển tài sản, tài liệu ra khỏi khu vực cháy
- Tạo khoảng cách ngăn cháy chống lây lan
B. CHỈ HUY CHỮA CHÁY:
Việc chỉ huy chữa cháy được phân công cụ thể như sau:
- Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương tổng chỉ huy
- Các Phó Giám đốc sẽ tổng chỉ huy khi là người có mặt tại nơi xảy ra sự cố cháy trước khi Giám đốc đến.
C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY:
1/ Việc gây cháy có thể có các nguyên nhân:
- Cháy do chập điện
- Do sơ xuất bất cẩn
- Do vi phạm nội quy PCCC
- Do phá hoại
- Do cháy lây lan từ bên ngoài…
2/ Xử lý tình huống khi xảy ra cháy:
a Trong giờ làm việc:
- CBCC phát hiện cháy thông báo ngay cho Trưởng phó phòng, tổ trưởng tổ ứng cứu tại lầu mình, tất cả các CBCC bình tĩnh xác định khả năng lây lan, hỗ trợ dập tắt ngay.
- Khi nhận tin có cháy, CBCC được phân công thực hiện tắt ngay cầu dao điện sử dụng bình CO2 dập tắt ngay đám cháy, các đồng chí khác theo phân công sử dụng dây dẫn nước, các phương tiện khác như xô xách nước, bao bố, giẻ có tẩm nước dập tắt đám cháy.
- Trưởng phòng, tổ trưởng tổ ứng cứu báo cáo ngay cho Tổng chỉ huy điều động các phòng hỗ trợ.
- Tổng chỉ huy điều động các Đội hỗ trợ và quyết định các biện pháp nhằm nhanh chóng dập tắt đám cháy, chuyển tài sản, tài liệu hồ sơ khỏi nơi xảy ra cháy.
b/ Ngoài giờ làm việc:
- Người phát hiện cháy phải bằng mọi cách báo ngay cho Tổng chỉ huy và thành viên Ban chỉ huy theo số điện thoại cố định hoặc di động.
- Thông báo ngay cho Trưởng hoặc Phó trưởng phòng Tổ chức hành chính
- Sử dụng bình CO2 hoặc nước dập tắt đám cháy
- Người được nhận thông tin phải nhanh chóng có mặt tại cơ quan, điều động CBCC thuộc tổ ứng cứu đến hỗ trợ dập tắt đám cháy, hoặc thông báo cảnh sát PCCC đưa phương tiện đến dập tắt đám cháy
- CBCC khi nhận được điện thoại thông báo phải nhanh chóng đến hiện trường để phối hợp chữa cháy, cứu tài liệu, tài sản cơ quan.
c/ Phân công xử lý tình huống:
- Từng phòng và từng tầng lầu lập danh sách tổ ứng cứu do Trưởng phòng phó trưởng phòng làm tổ trưởng
- Tùy theo mức độ cháy và vị trí của nơi phát sinh sự cố có các bước xử lý phù hợp, đồng chí tổ trưởng có trách nhiệm phân công thành viên trong tổ xử lý tình huống.
- Khi có tình huống cháy xảy ra các tầng lầu phải có sự phối hợp chặt chẽ để chữa cháy
d/ Sơ đồ vị trí phương tiện chữa cháy:
(Bố trí sơ đồ chung và sơ đồ từng phòng, lầu của trụ sở cơ quan)
e/ Danh sách Ban chỉ huy và số điện thoại liên lạc:
(Lập danh sách theo quyết định của Giám đốc)
f/ Danh sách phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên của lực lượng PCCC tại chỗ:
Căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn và đặc điểm của mỗi phòng, tầng lầu BCH sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên thuộc lực lượng PCCC tại chỗ.
D. KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT:
- Tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng và thực hiện nội quy, phòng cháy tốt, đảm bảo an toàn sẽ được cộng thêm điểm thi đua cuối năm và khen thưởng đột xuất khi có thành tích xuất sắc.
- Tập thể, cá nhân không xây dựng phương án PCCC, vi phạm nội quy PCCC sẽ bị trừ điểm thi đua, nếu lỗi vi phạm nặng sẽ bị kỷ luật tùy theo mức độ.
- CBCC để xe môtô sai vị trí, gây cản trở lối đi trong quá trình chữa cháy sẽ bị trừ điểm thi đua (lần thứ 1 hạ 1 bậc, lần 2 xếp loại B), nếu trường hợp nặng sẽ bị kỷ luật theo quy định.
- CBCC hút thuốc lá xong không dập tắt hẳn tàn thuốc và vứt không đúng với nơi quy định về PCCC sẽ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên
- CBCC khi nhận được điện yêu cầu vào cơ quan để tham gia chữa cháy nhưng không vào mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Những đồng chí có tên trong danh sách tổ ứng cứu ngoài giờ khi nhận được điện báo có cháy nếu ở gần cơ quan thì lập tức có mặt để ứng phó và cùng phối hợp chữa cháy.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Công an tỉnh Bình Dương;
- Các Phòng nghiệp vụ BHXH BD;
- Lưu VT.
­
BÙI HỮU PHONG
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI BÌNH DƯƠNG

KẾ HOẠCH
THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY TẠI CƠ QUAN

Căn cứ Luật phóng cháy chữa cháy được chủ tịch nước công bố ngày 12/7/2001 và nghị định số: 35/2003/NĐ.CP ngày 04/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy.
Để bảo vệ tài sản cơ quan, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của CBCC, bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ quan, Giám Đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương xây dựng phương án và phân công nhiệm vụ thực hiện phương án phòng chống cháy chữa cháy và bảo vệ cơ quan an toàn cụ thể như sau:
1/ Mục đích yêu cầu:
- Xây dựng tình huống cháy giả định, phân công nhiệm vụ giữa các lực lượng để giải quyết tình huống
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng PCCC chuyên nghiệp và PCCC tại chỗ và các lực lượng tham gia phương án cũng như khi xảy ra cháy
- Yêu cầu các lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ khi tham gia phương án
2/ Xây dựng tình huống cháy:
a/ Tình huống xảy ra cháy tại tầng 2:
- Cháy do chập điện
- Thời gian lúc:
- Diện tích:
- Diện tích cháy:
- Chất cháy:
b/ Lực lượng tham gia chữa cháy:
- Đội PCCC Trung tâm Phòng Cảnh sát PCCC
- Lực lượng PCCC tại chỗ
c/ Chỉ huy chữa cháy:
Ban chỉ huy chữa cháy tại cơ quan
3/ Phân công nhiệm vụ:
a/ Lực lượng PCCC tại chỗ:
- Báo động cháy và cúp điện toàn bộ khu vực xảy ra cháy và khu vực lân cận có khả năng cháy lan.
- Sử dụng nhanh chóng các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy.
- Nhanh chóng cấp cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy.
- Di chuyển tài liệu, tài sản ra khỏi khu vực cháy.
- Điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114, cử người ra đón và chỉ đường cho xe chữa cháy.
- Cung cấp thông tin về vật tư, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.
- Kết hợp với Công an địa phương bảo vệ hàng hóa trật tự an ninh trong khu vực cơ quan.
- Khi đám cháy được dập tắt, chỉ huy chữa cháy tại chỗ ra lệnh giữ nguyên hiện trường chờ kiểm tra kết luận của Công an mới được thu dọn hiện trường.
* Bảng phân công nhiệm vụ cụ thể thành viên tổ ứng cứu tầng 2:

STT
Họ và tên
Nhiệm vụ
Ghi chú
1.​
Bùi Quang Đức
Chỉ đạo tại chỗ
Tổ trưởng​
2.​
Trần Thị Thiết
Đôn đốc chữa cháy và yêu cầu các phòng ở lầu 1 phối hợp
Tổ phó​
3.​
Trần Ngọc Định
Đôn đốc chữa cháy và yêu cầu các phòng ở lầu 3 và sân thượng phối hợp
Tổ phó​
4.​
Nguyễn Đức Thủ
Cúp cầu dao tổng tại khu vực tầng 2 và sử dụng bình CO2 số 2
Thành viên​
5.​
Lê Văn Phước
Cúp cầu dao tổng tại khu vực tầng 2 và sử dụng bình CO2 số 2
Thành viên​
6.​
Trần Nhật Thanh Long
Sử dụng bình CO2 số 1
Thành viên​
7.​
Nguyễn Thế Anh
Sử dụng bình CO2 số 1
Thành viên​
8.​
Lê Hồng Điểm
Sử dụng bình CO2 số 4
Thành viên​
9.​
Nguyễn Văn Nguyên
Sử dụng bình CO2 số 4
Thành viên​
10.​
Trương Minh Hoàng
Sử dụng bình CO2 số 5
Thành viên​
11.​
Phạm Thanh Phong
Sử dụng bình CO2 số 6
Thành viên​

+ Các đồng chí còn lại tại tầng 2 có trách nhiệm hỗ trợ dập lửa và chuyển tài liệu, tài sản khi cần thiết.
* Phương án phối hợp, hỗ trợ của các tầng khác:
+ Đối với tầng 1:
- Bơm và cung cấp nước lên để tầng 2 chữa cháy
- Thông báo cho CBCC của tầng 1 di chuyển ra khỏi nơi cháy
- Ngăn chặn không cho lửa cháy lan
- Di chuyển những tài liệu, tài sản khi thấy cần thiết
- Di chuyển xe ra khỏi nhà xe và các vật dụng dễ gây cháy nổ khác.
- Tạo lối đi cho lực lượng chữa cháy và hướng dẫn di chuyển người bị nạn
+ Đối với tầng 3 và sân thượng:
- Thông báo cho CBCC của tầng 1 di chuyển ra khỏi nơi cháy (nếu trường hợp cháy quá lớn các lối xuống thoát hiểm đều bị tắc thì tổ ứng cứu tại lầu 3 có nhiệm vụ hướng dẫn và di chuyển CBCC thoát hiểm theo lối sân thượng qua trụ sở của Sở VHTT-TT-DL)
- Sử dụng các phương tiện chữa cháy tại tầng 3 hỗ trợ và cùng tầng 2 chữa cháy
- Ngăn chặn không cho lửa cháy lan
- Bơm nước từ sân thượng xuống để hỗ trợ tầng 2 dập tắt lửa
- Di chuyển những tài liệu, tài sản khi thấy cần thiết
b/ Lực lượng PCCC chuyên nghiệp:
- Khi nhận được tin báo cháy tại cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương, Phòng Cảnh sát PCCC nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.
- Phối hợp cùng với lực lượng PCCC tại chỗ dập tắt lửa


Nơi nhận:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Công an tỉnh Bình Dương;
- Các Phòng nghiệp vụ BHXH BD;
- Lưu VT.
­
GIÁM ĐỐC

­
[FONT=&quot]BÙI HỮU PHONG[/FONT]
 
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI BÌNH DƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

clip_image001.gif
clip_image002.gif

Số: /KH-BHXH Thủ Dầu Một, ngày tháng 3 năm 2009

KẾ HOẠCH
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Thực hiện kế hoạch số /KH-BHXH ngày /3/2009 của Bảo hiểm xã hội Bình Dương về việc phòng cháy chữa cháy (PCCC) và bảo vệ cơ quan an toàn.
Để bảo vệ tài sản cơ quan, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của CBCC, bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ quan, Giám Đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ lực lượng PCCC cháy tại cơ quan cụ thể như sau:
1/ Ban chỉ huy: Gồm đồng chí (có danh sách kèm theo)
- Đ/c Giám đốc – tổng chỉ huy
Điều động chỉ đạo ứng cứu, xử lý các yêu cầu phát sinh, quyết định biện pháp chữa cháy hoặc xử lý sự cố khác.
- Các đồng chí Phó Giám đốc sẽ là người tạm chỉ huy khi là người có mặt tại chỗ sớm nhất, sau đó báo cáo giao lại đồng chí Giám đốc khi đồng chí Giám đốc đến hiện trường. Các Phó Giám đốc tiếp tục cùng Giám đốc chỉ đạo các Đội, các Phòng và CBCC thực hiện chữa cháy và cứu tài liệu, tài sản cơ quan.
- Các Trưởng phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ ứng cứu khi đến hiện trường, theo phân công của tổng chỉ huy tham gia ứng cứu và gọi điện thông báo tổ viên trong tổ đến cùng tham gia chữa cháy.
- Phòng Tổ chức Hành chính xây dựng phương án PCCC, lập sơ đồ, bố trí phương tiện chữa cháy, danh sách, số điện thoại của các đội viên Đội ứng cứu, số điện thoại Cảnh sát PCCC, nội quy về an toàn PCCN dán nơi thuận tiện và giao cho chỉ huy, tổ trưởng, tổ phó, bảo vệ cơ quan mỗi người một bộ.
Quan hệ với sở VHTT-TT-DL thống nhất phương án mượn sân trụ sở để giữ xe CBCC khi ngoài giờ làm việc cơ quan có sự cố; mượn lối vào để tiếp cận chữa cháy và phân công người bảo vệ xe, bảo vệ cổng cơ quan không cho người lạ vào cơ quan.
2/ Lực lượng tại chỗ:
a/ Nhiệm vụ của lực lượng PCCC tại chỗ:
- Sử dụng nhanh chóng các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy.
- Nhanh chóng cấp cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy.
- Di chuyển tài liệu, tài sản ra khỏi khu vực cháy.
- Điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114, cử người ra đón và chỉ đường cho xe chữa cháy.
- Cung cấp thông tin về vật tư, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.
- Kết hợp với Công an địa phương bảo vệ hàng hóa trật tự an ninh trong khu vực cơ quan.
- Khi đám cháy được dập tắt, chỉ huy chữa cháy tại chỗ ra lệnh giữ nguyên hiện trường chờ kiểm tra kết luận của Công an mới được thu dọn hiện trường.
* Lực Lượng chữa cháy tại chỗ gồm người: được chia thành 05 Đội (có danh sách thành viên của các đội kèm theo) và phân công cụ thể nhiệm vụ của từng tổ như sau:
- Đội thông tin liên lạc: 04 người
Nhiệm vụ:
+ Khi có cháy xảy ra, báo động yêu cầu mọi người nhanh chóng rời khỏi khu vực cháy
+ Nhanh chóng báo cho ban Lãnh đạo hoặc người chịu trách nhiệm cao nhất tại cơ quan biết vị trí, tình hình diễn biến đám cháy
+ Nhanh chóng cắt điện khu vực cháy và các khu vực xung quanh
+ Gọi điện báo cháy cho Đội PCCC chuyên nghiệp 114
+ Gọi điện cho điện lực cắt điện toàn bộ cơ quan và các khu vực xung quanh
+ Thực hiện các nghiệp vụ khác khi có yêu cầu
- Đội di chuyển và cứu người bị nạn: gồm đồng chí
Nhiệm vụ:
+ Mở tất cả các cửa thoát nạn, hướng dẫn mọi người thoát nạn theo hướng đã quy định, nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm
+ Tìm kiếm, cứu những người bị kẹt, bị nạn trong đám cháy, đưa họ ra nơi an toàn, giao cho tổ cứu thương.
Đội chữa cháy: gồm có 03 tổ (mỗi tổ phụ trách một tầng lầu) với người
Nhiệm vụ:
Sử dụng các loại, phương tiện chữa cháy xách tay đặt tại các khu vực đã quy định từ trước, sử dụng máy bơm nước, bồn nước và các vòi nước nhanh chóng tiếp cận đám cháy, đồng loạt phun chất chữa cháy vào đám cháy dập tắt đám cháy, ngăn chặn không cho đám cháy phát triển sang các khu vực lân cận.
- Đội di chuyển tài liệu và tài sản: gồm người
Nhiệm vụ:
Huy động CBCC tập trung di chuyển tài liệu, tài sản trong khu vực cháy và khu vực lân cận ra nơi an toàn, tạo khoảng cách không cho cháy lan, cháy lớn. Điểm tập kết tài liệu, tài sản là khu vực sân của cơ quan (Lưu ý: trong quá trình di chuyển và tập kết tài tiệu, tài sản không được gây cản trở công tác cứu hộ và chữa cháy)
- Đội bảo vệ: gồm người.
Nhiệm vụ:
Chốt chặn tất cả các cửa ra vào trong khuôn viên cơ quan, không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực cháy và hướng dẫn lực lượng Cảnh sát PCCC, các lực lượng khác triển khai chữa cháy, cứu hộ.
* Ban chỉ huy thống nhất được thành lập, đồng chí Chỉ huy giai đoạn 1 báo cáo lại toàn bộ tình hình diễn biến của đám cháy, công tác chữa cháy và cứu hộ ban đầu cho Chỉ huy trưởng và tham gia trong Ban chỉ huy thống nhất tiếp tục chỉ huy lực lượng PCCC cơ quan tham gia chữa cháy và cứu hộ.
3/ Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC:
Khi nhận được tin báo cháy tại cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương, Phòng Cảnh sát PCCC nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.
4/ Nhiệm vụ của các đơn vị phối hợp:
- Trung tâm ý tế phường Phú Lợi, TX Thủ Dầu Một: Cấp cứu và chuyển thương
Đây là một công việc hết sức quan trọng cấp bách, do vậy phải triển khai đồng bộ công tác cứu hộ với công tác chữa cháy. Đội cứu nạn triển khai ngay việc tìm kiếm nạn nhân còn bị kẹt lại trong đám cháy, chuyển nạn nhân ra ngoài.
- Công an phường Phú Lợi, TX Thủ Dầu Một: Triển khai công tác bảo vệ chốt chặn đồng thời phối hợp với các lực lượng dân phòng, Cảnh sát giao thông để phân luồng giao thông tại các điểm xung quanh khu vực cháy đảm bảo cho xe chữa cháy hoạt động thuận tiện và thực hiện các nhiệm vụ như: Giải tỏa đám đông, bảo vệ hiện trường cháy và tài tiệu, tài sản cứu được, ổn định trật tự an ninh tại khu vực trong suốt quá trình chữa cháy.
- Cấp nước hỗ trợ từ trụ bơm của Cty Cấp nước Bình Dương:
Tiến hành liên hệ với đơn vị liên quan để cung cấp nước đảm bảo lưu lượng cấp nước cho chữa cháy.
* Lưu ý: Tất cả các tổ ứng cứu tại các tầng lầu thuộc lực lượng PCCC tại chỗ, ngoài việc thực hiện PCCC tại cơ quan còn có trách nhiệm thực hiện ứng cứu những trường hợp khẩn cấp (như: bão lụt, gây rối trật tự, biểu tình…) xảy ra tại cơ quan.


Nơi nhận:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Công an tỉnh Bình Dương;
- Các Phòng nghiệp vụ BHXH BD;
- Lưu VT.
­
GIÁM ĐỐC
­
[FONT=&quot]BÙI HỮU PHONG[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
 
Hình như đây ko phải là phương án bảo dưỡng hệ thống PCCC. Đây là phương án được lập ra nhằm huấn luyện thôi. Muốn bảo dưỡng các bác phải tìm đến những công ty chuyên về PCCC như bọn mình, khảo sát rồi mới làm được. Cốt sao cho hệ thống chạy ok là được.
 
Hình như đây ko phải là phương án bảo dưỡng hệ thống PCCC. Đây là phương án được lập ra nhằm huấn luyện thôi. Muốn bảo dưỡng các bác phải tìm đến những công ty chuyên về PCCC như bọn mình, khảo sát rồi mới làm được. Cốt sao cho hệ thống chạy ok là được.
Bạn có thể giới thiệu sơ qua cách bảo dưỡng, bảo trì hệ thống chữa cháy để anh em học hỏi như , thiết bị báo nhiệt, báo khói, bình chữa cháy CO2, vòi rồng, bảng điều khiển, trình tự và cách thực hiện, bao lâu kiểm tra 1 lần, và thời hạn sử dụng các thiết bị đó, nếu hạn hạn thì làm gì ví dụ bình CO2, hết hạn thì làm sao.
Chân thành cám ơn.
 
Nhu ban hoi truong hop bình chua chay CO2 ma het han thi phai nap lai cu binh cu thi han su dung bao hanh la 6 thang ban phai dem di kiem tra dinh ki va nap lai khi CO2 1 lan
 
Tính chi phí bảo dưỡng hệ thống báo cháy

Có ai biết cách tính chi phí bảo dưỡng hệ thống báo cháy cho các trạm BTS không ạ? Giúp em với. Gấp gấp
 
Back
Top