Chi phí máy thi công

L

levinhxd

Guest
Cảm ơn bác Levinh nhiều, nhưng theo mình đc bk, Nguyên giá máy hay nguyên giá TSCĐ gồm: chi phí vận chuyển,... Nhưng chi phí vận chuyển này là chi phí vận chuyển máy từ nơi sản xuất đến nơi đặt máy, ví dụ: bãi tập kết máy công ty. còn vận chuyển mỗi công trình 1 khác làm sao phân bổ hết. vả lại, nếu như bạn nói thì cũng phải điều chỉnh nguyên giá phù hợp với thời điểm thi công.
Nếu bạn đọc kỹ định nghĩa Nguyên giá trong TT06/2010/TT-BXD thì đúng là nguyên giá phải tính cho đúng thời điểm trước khi đưa máy vào thi công mà bạn? Có điều việc này quá khó nên người lập dự toán bao giờ cũng sử dụng Bảng giá ca máy địa phương hoặc Giá ca máy tính theo Phụ lục của Bộ xây dựng (Cụ thể là theo TT 06/2010/TT-BXD). Cũng có người thắc mắc là việc Bù nguyên giá trong thanh quyết toán có được ko? Mình nghĩ là hoàn toàn có thể, có điều việc này cực khó, đặc biệt là chứng minh nguyên giá cho thời điểm nghiệm thu thanh toán công việc đó!
Tóm lại: Về nguyên lý thì được bù Nguyên giá theo thời điểm thi công nhưng gần như 99% không thể do không ai xác định được cụ thể Nguyên giá đó, nếu thuê chuyên gia thẩm định của Bộ tài chính thì chi phí còn hơn bù giá :)!
 

phanvanlam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/4/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
em xin có chút ý kiến! về chi phí 1 lần và chi phí ngừng việc

sau khi đã đọc hết cái bài viết của các anh.
1- Nói về làm hồ sơ dự thầu:Đúng chuẩn của người biết làm hồ sơ thì phải tính các chi phí trong thi công một cách chi tiết, từng chi phí nhỏ một, ví dụ chi phí TTK= bơm nước, vận chuyển, thí nghiệm ....nhưng <=2.5%( tùy theo), rồi đến chi phí chung C=.....Nhưng mọi người lại quen lấy luôn theo nhà nước. Nên thành ra cái chi phí 1 lần và chi phí ngừng việc không hiểu là cái j!
Theo mình được học và được biết: thì chi phí 1 lần là chi phí vận chuyển lắp dựng của máy thi công và chi phí ngừng việc là tùy thuộc vào biện pháp thi công vào tiến độ sẽ tính ra thời gian ngừng việc.
Quan trọng là 2 chi phí này được tính vào đâu? các tính và công thức thế nào?
2 chi phí này tính ra giá trị và được tính phân bổ đều vào các công việc khác trong bảng chiết tính dự thầu để làm căn cứ giá dự thầu!
vì vậy chi phí này không thể tính vào chi phí phát sinh được: Nên có bạn cho rằng nếu đưa thêm 2 chi phí này vào thì giá sẽ bị đẩy lên cao là đúng đấy. làm sao mà trúng thầu được.
đây là ý kiến của mình mong mọi người góp ý.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Nếu chi phí sử dụng máy mà chưa tính đến chi phí ngừng việc và chi phí 1 lần thì phải tính vào, theo TT06/2010 thì nguyên giá máy gồm chi phí vận chuyển,lắp đặt....nếu chi phí vận chuyển này là chi phí vận chuyển máy đến và đi khỏi công trường thì chi phí 1 lần đã được phân bổ vào chi phí khấu hao, sửa chữa..., còn chi phí ngừng việc thì như bác Levinh đã giải thích nó đã nằm trong số ca/năm trong TT06 có đưa. nếu chi phí 1 lần đã nằm trong nguyên giá thì tại thời điểm thi công phải điều chỉnh nguyên giá.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
về chi phí 1 lần và chi phí chờ đợi

Chi phí 1 lần: trong thông tư 04/2010/TT-BXD khoản 3.6 điều 4 có nêu:
Nội dung chi phí khác:
... Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
Như vậy, việc di chuyển thiết bị thi công đến công trường là nằm trong chi phí khác.
Trong 1 số trường hợp, nhà thầu có thể đàm phán với chủ đầu tư để được thanh toán chi phí này.Tuy nhiên, nhiều CĐT thường bỏ qua không xác định chi phí này, nên rất khó để đòi tiền.
Chi phí chờ đợi:
Đã được quy định trong thông tư 06/2010/TT-BXD
Nhà thầu có thể đưa ra đơn giá (phí) cho việc chờ đợi này, chi phí này không cần thiết phải đưa vào giá dự thầu (khối lượng bằng 0) mà nên đưa vào trong điều khoản hợp đồng. Điều này cũng phù hợp với thông lệ hợp đồng quốc tế.
VD: CĐT yêu cầu nhà thầu thi công 1 gói thầu, tuy nhiên, 1 phần gói thầu chưa GPMB được. Vì vậy, máy móc, nhân công lại phải chờ đợi mà không do lỗi nhà thầu.
Tuy nhiên, các nhà thầu của ta không quen việc này nên thường bỏ qua, dẫn đến bị thiệt hại lớn.
 

boytongdat

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
11/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Tuổi
42
Chi phí máy.

Về vấn đề này mình có vài ý kiến như sau:
- Thực tế khi đi làm, bên mình cũng làm một số công trình hạ tầng có giá trị nhỏ như (khoan vài 3 cọc thí nghiệm). Nếu nhà thầu khi tham gia đấu thầu nhận thấy mình khoan cọc thí nghiệm chỉ là tiền đề để khoan cọc đại trà thì chi phí vận chuyển máy móc thiết bị có thể bỏ qua và nó được chấp nhận đủ khi khối lượng công việc lớn.
- Số cọc thí nghiệm ít và nhà thầu có thể không được tham gia gói thầu đại trà (một vài công trình) bên mình đề xuất hợp lý và chủ đầu tư vẫn chấp nhận- Nhưng nói thật CĐT là tư nhân (còn nhà nước thì bạn cứ đi đấu thầu rồi biết) chi phí ấy có đáng kể gì đâu?
Suy đi tính lại ở góc độ doanh nghiệp thì vô cùng lắm.
- Đơn giản là nguyên giá máy để tính khấu khao và nó là một khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khi đi đấu thầu thì muốn tính nguyên giá đầy đủ, cao để không bị lỗ vào một công trình hay gói thầu nào đó.
+ Nhưng nguyên giá máy đã được doanh nghiệp định giá lại đầu kỳ và trích khấu hao trong kỳ vào chi phí rồi.
Công trình muốn lãi nhiều thì phải nộp thuế lớn (thuế thu nhập đến 25% mà), nhưng doanh nghiệp lại không muốn lợi nhuận lớn và nộp thuế nhiều như vậy.
Tóm lại: Góc độ doanh nghiệp có thể hy sinh cái nhỏ để không mất cái lớn 25% lợi nhuận đấy.
Một vài ý kiến của mình thôi nhưng các công ty vẫn có những cách làm khác nhau và công ty, doanh nghiệp vẫn có thể lỗ nhưng Lãnh đạo thì...
Chúc các bạn thành công
Thân chào!
 

ndnghia173

Thành viên mới
Tham gia
5/4/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Chi phí máy thi công mới

Chào các bạn.
Mình đang làm dự toán thầu thi công về nhân công và máy thii công.
Theo Nghị định 70 CP và Thông tư 06/2010 thì việc tính đơn giá chi phí máy thi công giờ phức tạp hơn trước.
Bạn nào có cách gì tính nhanh hơn và thuận tiện hơn chỉ giùm mình nhé.
Thank
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Theo mình thì chi phí chuyên chở máy đến và đi khỏi công trường rất khó tính toán và giải trình trong lúc lập HS dự thầu, nguyên nhân muốn giải trình bạn phải có căn cứ, phải có hóa đơn của việc vận chuyển này nhưng đây là trong giai đoạn lập HSMT thì lấy đâu ra hóa đơn cho việc này....Do vậy chi phí này rất khó tính và giải thích với CĐT.
Theo TT04/ BXD thì "3.1.2. Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công truờng, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công truờng và một số chi phí khác."
Nếu nhà thầu muốn tính thêm chi phí 1 lần vào máy thi công thì phải có sự giải thích rõ ràng, còn nếu không có thể liệt kê các chi phí này vào chi phí khác của chi phí chung (nếu nhà thầu chấp nhận các chi phí này nằm trong chi phí khác).
Thông thường thì việc giải trình này rất phức tạp do vậy các nhà thầu đều lấy chi phí máy = chi phí trong đơn giá x hệ số điều chỉnh.
Có 1 topic để bạn tham khảo thêm tại đây .

- Chi phí di chuyển máy đến công trường có khó xác định không? Cũng khó nhưng không phải không làm được, rất nhiều công trình và dự án đã lập và nghiệm thu thanh toán chi phí này. Tôi lấy ví dụ nhé: Bạn xem tất cả các dự án thủy điện đều có chi phí này, mới đây tôi biết có Thủy điện Sơn La, Tuyên Quang ... Trong lúc HSDT mà chưa chính xác được thì trong quá trình thực hiện chính xác lại (HĐ điều chỉnh giá)
- Hiện nay trước nội dung thông tư 04/2010 hướng dẫn về các chi phí này thì có các văn bản khác cũng quy định về khoản mục chi phí này như: Thông tư số 07/2007/TT-BXD, thông tư số 17/2008/TT-BXD
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
" Gửi bởi NNVP: Chi phí ngừng nghỉ việc đã được tính vào định mức ca máy bạn nhé."
Theo mình, thực ra chi phí ngừng việc chưa tính vào ĐM, vì chi phí này phải dựa vào tiến độ thi công hoặc theo tiêu chuẩn thi công mới tính đc mà bạn.

Trước hết bạn cần xem lại phương pháp lập định mức đã.
- Chi phí ngừng việc do phải đợi việc do lỗi của CĐT thì cái này đã được làm rõ trong thông tư 06/2010.
- Chi phí ngừng việc trong quá trình thi công mà bắt buộc phải ngừng do điều kiện kỹ thuật, tính chất công việc ... thi cái này đã được tính trong hao phí định mức. Cụ thể được thể hiện qua hệ số sử dụng thời gian, rồi hiệu suất thực tế thực hiện trong 1 ca làm việc ...
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Trước hết bạn cần xem lại phương pháp lập định mức đã.
- Chi phí ngừng việc do phải đợi việc do lỗi của CĐT thì cái này đã được làm rõ trong thông tư 06/2010.
- Chi phí ngừng việc trong quá trình thi công mà bắt buộc phải ngừng do điều kiện kỹ thuật, tính chất công việc ... thi cái này đã được tính trong hao phí định mức. Cụ thể được thể hiện qua hệ số sử dụng thời gian, rồi hiệu suất thực tế thực hiện trong 1 ca làm việc ...
Các bác nên xem lại chi phí ngừng việc do sửa chữa máy hay do sự cố kỹ thuật của máy còn chi phí ngừng việc do điều kiện khách quan hay do lỗi của chủ đầu tư đều phải thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu theo TT 06/2010 chỉ đúng cho công trình 30% vốn ngân sách trở lên nhưng công trình tư nhân thì ngược lại, nếu không thỏa thuận trong hợp đồng thì khi dừng việc thì chủ đầu tư không phê duyệt hoặc chỉ phê duyệt một phần nên khi làm hợp đồng các bác thỏa thuận được thì tốt. Các nhà thầu nước ngoài luôn luôn dự phòng vấn đề này. Tóm lại các bác phải thỏa thuận trước khi ký hợp đồng, công trình nhà nước không phê duyệt cũng chẳng sao cả,
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Các bác nên xem lại chi phí ngừng việc do sửa chữa máy hay do sự cố kỹ thuật của máy còn chi phí ngừng việc do điều kiện khách quan hay do lỗi của chủ đầu tư đều phải thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu theo TT 06/2010 chỉ đúng cho công trình 30% vốn ngân sách trở lên nhưng công trình tư nhân thì ngược lại, nếu không thỏa thuận trong hợp đồng thì khi dừng việc thì chủ đầu tư không phê duyệt hoặc chỉ phê duyệt một phần nên khi làm hợp đồng các bác thỏa thuận được thì tốt. Các nhà thầu nước ngoài luôn luôn dự phòng vấn đề này. Tóm lại các bác phải thỏa thuận trước khi ký hợp đồng, công trình nhà nước không phê duyệt cũng chẳng sao cả,

Chi phí ngừng việc do sửa chữa máy, ... đã được tính vào giá ca máy rồi bạn ạ! Cụ thể trong phần giá ca máy có thành phần chi phí sửa chữa đấy.
- Còn việc sự cố kỹ thuật của máy, cái này thuộc quyền quản lý của nhà thầu chứ sao lại tính vào chi phí dự toán được.
 

huycuonght

Thành viên mới
Tham gia
20/10/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Chào các bạn :D!
Trước hết cho tôi hỏi có phải bạn muốn nói đến chi phí vận chuyển máy đến và đi khỏi công trường sau khi hoàn thành công việc của máy?
Nếu đúng thì tôi xin có ý kiến như sau:
Đối với các dự án sử dụng NSNN, hiện nay các văn bản hướng dẫn lập đơn giá ca máy đã có chi phí "Di chuyển máy trong nội bộ công trình" nằm trong chi phí khác của cơ cấu chi phí tạo nên giá ca máy; Mặt khác theo các văn bản hướng dẫn lập dự toán thì chi phí trực tiếp khác lại một lần nữa có chi phí khác (trước là 1,5%, gần đây là 2%) cũng bao gồm chi phí "Di chuyển máy trong nội bộ công trường".
Như vậy nếu áp dụng đúng các văn bản điều chỉnh hoạt động xây dựng tại VN thì Bộ XD đã hướng dẫn tính hai lần chi phí di chuyển máy trong công trường. Theo tôi đây có thể là nhầm lẫn của Bộ XD tại các văn bản hướng dẫn lập dự toán xây dựng: chi phí trực tiếp khác 2% này bao gồm "chi phí vận chuyển (~huy động) máy đến & đi khỏi công trường" chứ không phải chi phí "di chuyển trong công trường".
Do vậy theo tôi, trong trường hợp bình thường thì không tính chi phí huy động máy đến & đi khỏi công trường.
Chào thân ái =D>!
 

Ngọc Hải

Thành viên mới
Tham gia
17/12/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Như trong đồ án môn học của mình thì chi phí 1 lần và chi phí ngừng việc thường được xét đến trong trường hợp máy móc cồng kềnh và mật độ sử dụng không liên tục.Ví dụ điển hình như là cần trục tháp.
 

haip20

Thành viên năng động
Tham gia
10/5/08
Bài viết
69
Điểm thành tích
18
- Chi phí di chuyển máy đến công trường có khó xác định không? Cũng khó nhưng không phải không làm được, rất nhiều công trình và dự án đã lập và nghiệm thu thanh toán chi phí này. Tôi lấy ví dụ nhé: Bạn xem tất cả các dự án thủy điện đều có chi phí này, mới đây tôi biết có Thủy điện Sơn La, Tuyên Quang ... Trong lúc HSDT mà chưa chính xác được thì trong quá trình thực hiện chính xác lại (HĐ điều chỉnh giá)
- Hiện nay trước nội dung thông tư 04/2010 hướng dẫn về các chi phí này thì có các văn bản khác cũng quy định về khoản mục chi phí này như: Thông tư số 07/2007/TT-BXD, thông tư số 17/2008/TT-BXD
Bạn xem bảng 3.7 - Phụ lục 3 của Thông tư 04/2010 nhé:
+ Đối với công trình xây dựng thuỷ điện, thuỷ lợi thì chi phí trực tiếp khác còn không bao gồm các chi phí:
- Chi phí đầu tư ban đầu hệ thống nước kỹ thuật để thi công công trình;
- Chi phí đầu tư ban đầu cho công tác bơm nước, vét bùn, bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ, hệ thống điện 0,4kv phục vụ thi công;
- Chi phí bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ;
- Chi phí di chuyển lực lượng thi công đến công trình; chi phí tháo dỡ, vận chuyển và lắp đặt cần trục tháp trong nội bộ công trường; duy tu bảo dưỡng hệ thống giao thông phục vụ thi công trong công trường; chi phí vận hành hệ thống điện tính từ điểm đấu nối hệ thống điện công trình đến trạm hạ thế cuối cùng của công trình (điểm đặt công tơ đo đếm để mua điện);

Đối với công trình thủy điện thì được nhưng đối với công trình khác thì chịu. Duyệt hay ko do cảm tính :D
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top