Chi phí trực tiếp khác

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm tích cực
498
Điểm thành tích
93
Chào các bạn trên diễn đàn, mình đang gặp trường hợp này hơi phân vân:
- Trong chi phí trực tiếp khác, có chi phí giáo an toàn và hàng rào ngăn cách công trình bên ngoài.Trong dự toán của mình đang thẩm tra có chi phí biện pháp thi công có tính đến giáo ngoài và hàng rạo tạm. Vậy cho mình hỏi, Chi phí giáo an toàn, hàng rào tạm có được tính trong chi phí biện pháp thi công không?
 
Chào các bạn trên diễn đàn, mình đang gặp trường hợp này hơi phân vân:
- Trong chi phí trực tiếp khác, có chi phí giáo an toàn và hàng rào ngăn cách công trình bên ngoài.Trong dự toán của mình đang thẩm tra có chi phí biện pháp thi công có tính đến giáo ngoài và hàng rạo tạm. Vậy cho mình hỏi, Chi phí giáo an toàn, hàng rào tạm có được tính trong chi phí biện pháp thi công không?
Theo TT04m thì chi phí khác bao gồm :
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
- Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;
- Một số khoản mục chi phí khác.
Trong 1 số công trình đặc biệt, chi phí an toàn lao động và hàng rào lớn thì CĐT tách phần này ra làm 1 dự toán riêng và nó nằm trong bảng dự toán đầu tiên, thường gọi là Prelim Cost ( Tạm dịch là chi phí ban đầu), tuy nhiên nếu tách phần này ra riêng thì TTPK sẽ không được hưởng trọn hết theo TT04 nữa.
 
Chào các bạn trên diễn đàn, mình đang gặp trường hợp này hơi phân vân:
- Trong chi phí trực tiếp khác, có chi phí giáo an toàn và hàng rào ngăn cách công trình bên ngoài.Trong dự toán của mình đang thẩm tra có chi phí biện pháp thi công có tính đến giáo ngoài và hàng rạo tạm. Vậy cho mình hỏi, Chi phí giáo an toàn, hàng rào tạm có được tính trong chi phí biện pháp thi công không?
Chào bạn, theo thông tư 04/2010 của BXD đã nói rõ chi phí trự tiếp:
3.1.1. Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác. Chi phí trực tiếp khác là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên và không xác định được khối lượng từ thiết kế.
Nhưng cho mình hỏi công trình bạn đang thẩm tra là công trình dân dụng từ 6 tầng trở lên hay công tình xi lô, ống khói hay công trình khác. Nếu là nhà 6 tầng trở lên, xi lô, ống khói thì cũng theo Phụ lục 3 của Thông tư 04/2010 của BXD quy định như sau:
Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng mục công trình thì các hạng mục công trình có công năng riêng biệt được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí trực tiếp khác theo loại công trình phù hợp.
+ Đối với những công trình có yêu cầu riêng biệt về an toàn lao động như nhà cao từ 6 tầng trở lên, xi lô, ống khói của công trình công nghiệp hoặc tương tự thì phải lập thiết kế biện pháp an toàn lao động, dự toán và chủ đầu tư phê duyệt để bổ sung vào dự toán xây dựng công trình.
Vì vậy đối với những công trình đặc thù như mình vừa nói, khi lập biện pháp thi công có thể bổ sung giáo ngoài, còn hàng rạo tạm có thể cắt đi bạn ạ.
 
Theo TT04m thì chi phí khác bao gồm :

Trong 1 số công trình đặc biệt, chi phí an toàn lao động và hàng rào lớn thì CĐT tách phần này ra làm 1 dự toán riêng và nó nằm trong bảng dự toán đầu tiên, thường gọi là Prelim Cost ( Tạm dịch là chi phí ban đầu), tuy nhiên nếu tách phần này ra riêng thì TTPK sẽ không được hưởng trọn hết theo TT04 nữa.

Đúng như hunter nói công trình lớn thì Chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu lập dự toán riêng cho phần biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động. Như những lần trước đã thảo luận với các anh, các bạn, hiện nay các công trình lớn, đặc thù, công nghệ thi công cao vấn đề chi phí cho biện pháp thi công, an toàn lao động ở Việt Nam chiếm trong dự toán là khá thấp nên khi các nhà thầu lớn, chuyên nghiệp thi công những công trình tầm cỡ họ thường làm riêng 1 dự toán đề xuất gửi chủ đâu tư phê duyệt. Nếu trong thông tư sửa đổi bổ sung về quản lý chi phí Bộ Xây dựng có thể bổ sung thêm % cho chi phí an toàn lao động, biện pháp thi công công trình đặc thù thì có thể giúp được nhiều nhà thầu thi công đỡ băn khoăn về vấn đề này. Con số bổ sung có thể cho khoảng mở, biên độ dao động nhỏ thôi. Các anh thấy thế nào?
 
Công trình của mình đang làm gồm: 1 nhà 6 tầng và 1 nhà 3 tầng, 2 nhà nối với nhau. Vấn đề là như thế này:
1. Việc tính chi phí biện pháp thi công gồm chi phí giáo ngoài, hàng rào tạm thì 1 phần chi phí đó vẫn nằm trong chi phí trực tiếp khác.
2. Nếu theo TT04/2010 tính chi phí an toàn cho công trình =>6 tầng mà công trình hiện tại mình làm lại gồm 1 nhà 6 tầng, 1 nhà 3 tầng, và việc tính chi phí an toàn như thế nào cho hợp lý, có nên tính phần giáo, hàng rào ...cho nhà 6 tầng hay tính chung cho cả tổng mặt bằng thi công.
 
Công trình của mình đang làm gồm: 1 nhà 6 tầng và 1 nhà 3 tầng, 2 nhà nối với nhau. Vấn đề là như thế này:
1. Việc tính chi phí biện pháp thi công gồm chi phí giáo ngoài, hàng rào tạm thì 1 phần chi phí đó vẫn nằm trong chi phí trực tiếp khác.
2. Nếu theo TT04/2010 tính chi phí an toàn cho công trình =>6 tầng mà công trình hiện tại mình làm lại gồm 1 nhà 6 tầng, 1 nhà 3 tầng, và việc tính chi phí an toàn như thế nào cho hợp lý, có nên tính phần giáo, hàng rào ...cho nhà 6 tầng hay tính chung cho cả tổng mặt bằng thi công.
Theo mình chỉ tính thêm phần giáo ngoài cho nhà 6 tầng thôi bạn ạ, coi như đối tượng lập dự toán biện pháp chỉ riêng nhà 6 tầng. Nhưng công trình của bạn có 6 tầng đang xấp xỉ mức theo yêu cầu thông tư 04/2010 thì bạn nên xem xét có cắt bỏ phần này không nhé?

Trân trọng.
 
Công trình của mình đang làm gồm: 1 nhà 6 tầng và 1 nhà 3 tầng, 2 nhà nối với nhau. Vấn đề là như thế này:
1. Việc tính chi phí biện pháp thi công gồm chi phí giáo ngoài, hàng rào tạm thì 1 phần chi phí đó vẫn nằm trong chi phí trực tiếp khác.
2. Nếu theo TT04/2010 tính chi phí an toàn cho công trình =>6 tầng mà công trình hiện tại mình làm lại gồm 1 nhà 6 tầng, 1 nhà 3 tầng, và việc tính chi phí an toàn như thế nào cho hợp lý, có nên tính phần giáo, hàng rào ...cho nhà 6 tầng hay tính chung cho cả tổng mặt bằng thi công.
Câu trả lời của tranhaiduongvc11 đã đáp ứng tất cả những khúc mắc của bạn. Đương nhiên trường hợp của bạn chỉ tính chi phí an toàn lao động cho riêng hạng mục nhà 6 tầng. Vấn đề là TVTK phải lập thiết kế + dự toán biện pháp an toàn lao động để làm cơ sở thẩm định, phê duyệt cho phí này.
 
"Theo mình chỉ tính thêm phần giáo ngoài cho nhà 6 tầng thôi bạn ạ, coi như đối tượng lập dự toán biện pháp chỉ riêng nhà 6 tầng. Nhưng công trình của bạn có 6 tầng đang xấp xỉ mức theo yêu cầu thông tư 04/2010 thì bạn nên xem xét có cắt bỏ phần này không nhé?"
Cảm ơn bạn nhiều, nhưng trong chi phí hàng rào tạm thì không thể tách như thế được, vì bao quanh công trình và tính theo tổng mặt bằng thi công. Và như vậy việc phần giáo ngoài cho riêng nhà 6 tầng có thiếu hay không?vì trong công tác trát...chưa tính đến phần này.
 
Câu trả lời của tranhaiduongvc11 đã đáp ứng tất cả những khúc mắc của bạn. Đương nhiên trường hợp của bạn chỉ tính chi phí an toàn lao động cho riêng hạng mục nhà 6 tầng. Vấn đề là TVTK phải lập thiết kế + dự toán biện pháp an toàn lao động để làm cơ sở thẩm định, phê duyệt cho phí này.

Bên mình cũng vừa chọn xong nhà thầu phần thân cho 3 tòa 27 tầng, biện pháp thi công và hệ giáo ngoài đều được các nhà thầu lập riêng một dự toán, họ tính toán số m2 giáo rất kỹ, bố trí hợp lý theo mặt bằng. Có nhà thầu chào 25 tỷ, có nhà thầu chào 15 và 12 tỷ. Bên mình đã kiểm tra và đưa ra con số hợp lý, họ đều thuận. Giá gói thầu được duyệt là 425 (trong đó chi phí biện pháp thi công, an toàn lao động là 11.2 tỷ).
Vậy mong bạn cuongden37 đưa ra quyết định hợp lý nhé.
Chúc bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ
 
"Theo mình chỉ tính thêm phần giáo ngoài cho nhà 6 tầng thôi bạn ạ, coi như đối tượng lập dự toán biện pháp chỉ riêng nhà 6 tầng. Nhưng công trình của bạn có 6 tầng đang xấp xỉ mức theo yêu cầu thông tư 04/2010 thì bạn nên xem xét có cắt bỏ phần này không nhé?"
Cảm ơn bạn nhiều, nhưng trong chi phí hàng rào tạm thì không thể tách như thế được, vì bao quanh công trình và tính theo tổng mặt bằng thi công. Và như vậy việc phần giáo ngoài cho riêng nhà 6 tầng có thiếu hay không?vì trong công tác trát...chưa tính đến phần này.

Thế thì bạn hãy làm như ý kiến của bạn nhé. Mình thấy có lý bạn ạ
 
Về chi phí trực tiếp phí khác liên quan đến an tòan lao động các bạn có thể xem thêm ý kiến tại đây
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f396/lay-y-kien-gop-y-thong-tu-so-04-2010-tt-bxd-107695.html
Chi phí hàng rào tạm theo mình đưa vào chi phí xây dựng các hạng mục phụ trợ, công trình tạm thì hợp lý hơn (nằm trong mục chi phí xây dựng)

Nhiều chủ đề về các khoản chi phí trong thông tư 04/2012 đã được thảo luận rất nhiều trong chủ đề "Lấy ý kiến góp ý thông tư số 04/2010 TT BXD" rồi. Mong các bạn hay bàn luận trong một chủ đề thì hay hơn, dễ tìm hơn, các bạn có thể gõ mục tìm kiếm hoặc theo đương link như anh naat đã gửi:
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f396/lay-y-kien-gop-y-thong-tu-so-04-2010-tt-bxd-107695.html
 
Theo mình việc lập dự toán biện pháp thi công được lập và phê duyệt khi: Dự toán hoặc Giá gói thầu khi mà Dự toán cho công trình được lập theo đúng ĐM, Đơn giá Nhà nước nhưng có nhiều chi phí chưa được tính đến hoặc khó tính theo đơn giá nhà nước, hoặc được tính đến nhưng chưa phù hợp. Ví dụ: Thi công 1 tòa nhà thông tầng (độ cao sàn thi công thông 6 tầng khoảng 20m), lúc đó dùng giáo đại chống sàn và lập BPTC sẽ bù đắp được chi phí cho nhà thầu. Một giải pháp khác là điều chỉnh định mức hoặc lập ĐM mới nhưng giải pháp này thực hiện khá phức tạp.
Thường nhà thầu hay kết hợp đưa CP biện pháp an toàn lao động vào luôn CP biện pháp thi công. Tuy nhiên khi xem xét dự toán BP, Chủ đầu tư hoặc các đơn vị thẩm tra cũng nên xem xét sự phù hợp của các chi phí này: Ví dụ:
- Với gói thầu như bạn traihaiduongvc11 đã nêu: 410 tỷ (chưa gồm BPTC) thì trong đó có khoảng xấp xỷ 340*2,5%= 8,5 tỷ chi phí trực tiếp phí khác. Với con số 8,5 tỷ này theo các bạn sẽ sử dụng vào việc xây dựng công trình như thế nào? Mình thử vạch ra nhé:
+ Thí nghiệm: 0,5-0,7% giá gói thầu, tức khoảng 2-2,5 tỷ
+ Bơm nước, vét bùn (ko thường xuyên): 1 tỷ
+ Di chuyển lao động: chắc tòa nhà này công nhân đi bộ là ok rồi! vận chuyển bằng vận thăng đi lên: 500 triệu - 1 tỷ
+ Vậy còn lại khoảng 4 tỷ để vào đâu? Chỉ có vào biện pháp an toàn lao động là phù hợp
Vậy trường hợp này lại còn lập thêm các chi phí như lưới an toàn, lươi che vật rơi và các cp vệ sinh an toàn lao động khác thì e rằng việc thất thoát vốn của CĐT là dễ xảy ra. Cho nên gói thầu của bác traihaiduongvc11 trên mới có chuyện: Có nhà thầu chào biện pháp 25 tỷ, có nhà thầu chỉ chào 10 tỷ. Và cuối cùng hỏi 10 tỷ họ có chấp nhận ko, họ vẫn vui vẻ chấp nhận vì chắc thấy như vậy đã hiệu quả lắm rồi :)

Theo mình trong TT thay thế cho TT 04/2010 nên điều chỉnh quy định thế này:
- ĐM chi phí trực tiếp phí khác với công trình dân dụng: 2%
- Trường hợp thi công nhà cao từ 6 tầng trở lên, Chủ đầu tư lập CP biện pháp an toàn lao động và bơm nước vét bùn (nếu thường xuyên) đưa vào phê duyệt trong công trình. CHi phí biện pháp này ko được vượt quá 5% tổng chi phí xây dựng
 
Theo mình việc lập dự toán biện pháp thi công được lập và phê duyệt khi: Dự toán hoặc Giá gói thầu khi mà Dự toán cho công trình được lập theo đúng ĐM, Đơn giá Nhà nước nhưng có nhiều chi phí chưa được tính đến hoặc khó tính theo đơn giá nhà nước, hoặc được tính đến nhưng chưa phù hợp. Ví dụ: Thi công 1 tòa nhà thông tầng (độ cao sàn thi công thông 6 tầng khoảng 20m), lúc đó dùng giáo đại chống sàn và lập BPTC sẽ bù đắp được chi phí cho nhà thầu. Một giải pháp khác là điều chỉnh định mức hoặc lập ĐM mới nhưng giải pháp này thực hiện khá phức tạp.
Thường nhà thầu hay kết hợp đưa CP biện pháp an toàn lao động vào luôn CP biện pháp thi công. Tuy nhiên khi xem xét dự toán BP, Chủ đầu tư hoặc các đơn vị thẩm tra cũng nên xem xét sự phù hợp của các chi phí này: Ví dụ:
- Với gói thầu như bạn traihaiduongvc11 đã nêu: 410 tỷ (chưa gồm BPTC) thì trong đó có khoảng xấp xỷ 340*2,5%= 8,5 tỷ chi phí trực tiếp phí khác. Với con số 8,5 tỷ này theo các bạn sẽ sử dụng vào việc xây dựng công trình như thế nào? Mình thử vạch ra nhé:
+ Thí nghiệm: 0,5-0,7% giá gói thầu, tức khoảng 2-2,5 tỷ
+ Bơm nước, vét bùn (ko thường xuyên): 1 tỷ
+ Di chuyển lao động: chắc tòa nhà này công nhân đi bộ là ok rồi! vận chuyển bằng vận thăng đi lên: 500 triệu - 1 tỷ
+ Vậy còn lại khoảng 4 tỷ để vào đâu? Chỉ có vào biện pháp an toàn lao động là phù hợp
Vậy trường hợp này lại còn lập thêm các chi phí như lưới an toàn, lươi che vật rơi và các cp vệ sinh an toàn lao động khác thì e rằng việc thất thoát vốn của CĐT là dễ xảy ra. Cho nên gói thầu của bác traihaiduongvc11 trên mới có chuyện: Có nhà thầu chào biện pháp 25 tỷ, có nhà thầu chỉ chào 10 tỷ. Và cuối cùng hỏi 10 tỷ họ có chấp nhận ko, họ vẫn vui vẻ chấp nhận vì chắc thấy như vậy đã hiệu quả lắm rồi :)

Theo mình trong TT thay thế cho TT 04/2010 nên điều chỉnh quy định thế này:
- ĐM chi phí trực tiếp phí khác với công trình dân dụng: 2%
- Trường hợp thi công nhà cao từ 6 tầng trở lên, Chủ đầu tư lập CP biện pháp an toàn lao động và bơm nước vét bùn (nếu thường xuyên) đưa vào phê duyệt trong công trình. CHi phí biện pháp này ko được vượt quá 5% tổng chi phí xây dựng

Em xin cảm ơn Anh Lê Vinh đã phân tích và đưa ra con số cụ thể. Con số 11.2 tỷ của em gồm cả biện pháp thi công nữa anh ạ. Em hoàn toàn nhất trí với anh về con số không vượt quá 5% cho nhà 6 tầng trở lên. Nếu anh và các đồng nghiệp mà có ý kiến với Viện KTXD về vấn đề này thì tốt, em nghĩ muốn khả thi con số này thì các Anh phải tham khảo nhiều công trình tại HN và TPHCM. Con số 2.5% trực tiếp phí hiện nay cho công trình dân dụng theo em vẫn giữ nguyên như cũ cho các công trình thông thường anh ạ. Xin cảm ơn Anh
 
Mình đang thi công công trình có 2 tầng ngầm, việc bơm nước vào mùa mưa là rất nhiều--> chi phí lớn. Cho mình hỏi chi phí bơm nước có được tính thêm không?
 
Back
Top