chiều cao trong công tác cốt thép cột

mai_hoang277

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/1/10
Bài viết
15
Điểm tích cực
15
Điểm thành tích
8
Pà kon cô bác cho em xin hỏi: chiều cao trong công tác cốt thép cột được hiểu là chiều cao của cos đầu cột hay là chiều cao của đoạn cột được tính. Vì trong định mức chỉ chia ra hai chiều cao: <16m và <4m. Vậy phải hiểu chiều cao cột này là gì?
Xin mọi người chỉ giáo giùm! :confused:
 
Theo mình hiểu thì chiều cao dùng để tra mã định mức khi tính cốt thép cột là chiều cao cột tính từ cốt tự nhiên. :)
 
Pà kon cô bác cho em xin hỏi: chiều cao trong công tác cốt thép cột được hiểu là chiều cao của cos đầu cột hay là chiều cao của đoạn cột được tính. Vì trong định mức chỉ chia ra hai chiều cao: <16m và <4m. Vậy phải hiểu chiều cao cột này là gì?
Xin mọi người chỉ giáo giùm! :confused:

Chiều cao ở đây là chiều cao công trình bạn à, nó được tính từ cos+0,00
Nếu chiều cao công trình <=16m, toàn bộ công tác cốt thép cột trụ được tra mã dưới <=16m. Tương tự với các chiều cao <=4m, <=50m, >50m
Và lưu ý:
Mục đích chia chiều cao ở đây là để phân biệt điều kiện thi công và tổ chức biện pháp thi công. Không phải là chiều cao của cái cột như bạn nghĩ.
- Thi công càng cao thì địh mức nhân công sẽ được tăng lên (thi công khó khăn hơn)
- Tuỳ theo chiều cao thì cũng phải sử dụng máy khác nhau, ví dụ:
+Dưới <4m: ko cần máy vận chuyển lên cao
+Dưới 16m: dùng vận thăng
+ Trên 16m: Cẩu tháp nhỏ (25T)
+ Trên 50m: Cẩu tháp lớn (40T)
chính vì vậy, chi phí ca máy càng lên cao thì càng lớn hơn!
 
chiều cao trong cốt thép cột

anh ơi, nhưng mà trogn định mức cốt thép cột chỉ có định mức <=4m, <=16m, không có <50m, >50m. Vậy thì thép cột trong những công trình có chiều cao lớn hơn 16m là thế nào? mính sẽ lấy định mức nào?
Xin cảm ơn mọi người đã quan tâm
 
Cốt thép cột, trụ

anh ơi, nhưng mà trogn định mức cốt thép cột chỉ có định mức <=4m, <=16m, không có <50m, >50m. Vậy thì thép cột trong những công trình có chiều cao lớn hơn 16m là thế nào? mính sẽ lấy định mức nào?
Xin cảm ơn mọi người đã quan tâm
Bạn xem lại giúp, trong định mức cốt thép cột có định mức cho công tác Sản xuất và lắp dựng cốt thép cột chiều cao =<50m và >=50m. Cụ thể trong định mức 1776 mã hiệu AF61413 và AF61414.
Chúc bạn thành công!
 
chiều cao trong công tác bê tông cột

em đang làm bằng phần mềm g8, em tra định mức bê tông cột thì chỉ có định mức <=4m. <=16m, cho phần bê tông đổ bằng thủ công trộn bằng máy. Cho em hỏi là nếu thi công ở độ cao > 16m thì tra theo mã nào ah.
Xin cảm ơn mọi người nhiều, chúc mọi người có 1 tuần làm việc hiệu quả! :">
 
Last edited by a moderator:
em đang làm bằng phần mềm g8, em tra định mức bê tông cột thì chỉ có định mức <=4m. <=16m, cho phần bê tông đổ bằng thủ công trộn bằng máy. Cho em hỏi là nếu thi công ở độ cao > 16m thì tra theo mã nào ah.
Xin cảm ơn mọi người nhiều, chúc mọi người có 1 tuần làm việc hiệu quả! :">

Có các trường hợp xảy ra:
1, Nếu là BT thương phẩm hoặc trộn tại trạm trộn ở ngay hịên trường, đổ bằng cần cẩu tra mã AF.22xxx (lưu ý có thêm mã sản xuất và vận chuyển BT)
2,Nếu là BT thương phẩm hoặc trộn tại trạm trộn ở ngay hịên trường, đổ bằng bơm tra mã AF.32xxx (lưu ý nt)
3, Nếu BT trộn tại chỗ bằng máy trộn, đổ bằng cần cẩu, vận dụng mã AF.22xxx, fải điều chỉnh định mức: bổ sung thêm máy trộn và nhân công trộn BT
4, Nếu BT trộn tại chỗ bằng máy trộn, đổ thủ công: Vận dụng mã AF.122xx; điều chỉnh Đm máy vận thăng và nhân công đổ bê tông (nhân công nhân hệ số 1,05 cho mỗi tầng)
Cách điều chỉnh ĐM bạn tham khảo Phụ lục 5 - Thông tư 04/2010
Còn nếu gặp phải trường hợp 3 hay 4 mà không muốn điều chỉnh thì phải chấp nhận tra mã ĐM gốc (thiệt thòi hơn :D)
Bạn nghiên cứu vận dụng xem nhé!
 
Chiều cao XD

Các bạn cho minh hỏi nếu chiều sâu tường tính từ mặt đất tự nhiên >16m (Chiều cao từ đáy móng lên đỉnh tường >16m) thì có được ap dụng như chiều cao tường từ cos0.0 không?
Mong nhận được trả lời từ mọi người
 
Pà kon cô bác cho em xin hỏi: chiều cao trong công tác cốt thép cột được hiểu là chiều cao của cos đầu cột hay là chiều cao của đoạn cột được tính. Vì trong định mức chỉ chia ra hai chiều cao: <16m và <4m. Vậy phải hiểu chiều cao cột này là gì?
Xin mọi người chỉ giáo giùm! :confused:

cao độ lớn nhất của cốt thép cột
(chiều cao từ mặt đất đến đỉnh cột)
 
Anh Vinh ơi, có văn bản nào quy đình chiều cao này không anh!
 
Anh Vinh, cho tôi hỏi. Trong định mức xây dựng 1776 có tính phần dàn giáo phục vụ thi công. Vậy anh cho tôi hỏi dàn giáo phục vụ thi công này được tính trong trường hợp nào? vì trong công tác bê tông có quy định hao phí ván khuôn sàn công tác. Tôi không hiểu ván khuôn sàn công tác này làm gì, có phục vụ cho nhân công thi công đổ bê tông không
 
a Vinh ơi cho em hỏi là DG thì khác gì với công bố giá liên sơ và mỗi tỉnh trong một năm thì có mấy DG được phát hành!
 
a Vinh ơi cho em hỏi là DG thì khác gì với công bố giá liên sơ và mỗi tỉnh trong một năm thì có mấy DG được phát hành!

1. Giá gốc là đơn giá tại thời điểm xây dựng đơn giá.
Giá thông báo là đơn giá lấy theo thông báo của liên sở
Giá thị trường là giá thông báo của nhà sản xuất hay nhà cung cấp đưa ra tại thời điểm lập dự toán

2. Mỗi tỉnh thì thường mỗi tháng đều có công bố giá, tuy nhiên có nhiều tỉnh vài tháng hay cả năm cũng chẳng có thông báo giá.
 
a Vinh ơi cho em hỏi là DG thì khác gì với công bố giá liên sơ và mỗi tỉnh trong một năm thì có mấy DG được phát hành!

Đơn giá của mỗi tỉnh là bộ Giá các công tác được xây dựng trên nền Định mức của Bộ ban ngành (Thường là Bộ XD). Đơn giá bao gồm các thành phần Vật liệu, NHân công, Máy thi công hoặc ĐG Tổng hợp đầy đủ (bao gồm cả các khoản đuôi như TT phí khác, CP chung ....). Tất nhiên là những thành phần này được xác định tại thời điểm Đơn giá được lập. Cho nên khi áp dụng đơn giá này để lập dự toán, người dùng phải tìm cách điều chỉnh về thời điểm hiện tại (Bù).
Đơn giá thỉnh thoảng mới được ban hành mới (nhanh thì vài năm 1 lần) còn nhiều tỉnh thì từ năm 2006 đến giờ vẫn chưa thay đổi (hoặc chỉ đổi tên, ruột ko đổi)
Công bố giá VL của các tỉnh ra thường xuyên theo chu kỳ (tháng, quý hoặc nửa năm - tùy theo mức độ biến động giá VL). Giá VL này là Cơ sở để người lập dự toán hoặc các Chủ đầu tư, nhà thầu áp điều chỉnh bù giá vào dự toán, bảng thanh toán. Theo công thức sau:
Chênh lệch VL = Khối lượng VL*[Giá công bố (hiện tại) - Giá gốc]

Anh Vinh, cho tôi hỏi. Trong định mức xây dựng 1776 có tính phần dàn giáo phục vụ thi công. Vậy anh cho tôi hỏi dàn giáo phục vụ thi công này được tính trong trường hợp nào? vì trong công tác bê tông có quy định hao phí ván khuôn sàn công tác. Tôi không hiểu ván khuôn sàn công tác này làm gì, có phục vụ cho nhân công thi công đổ bê tông không
Giàn giáo phục vụ thi công được tính riêng trong các trường hợp sau:
* Trong nhà: Thi công ở độ cao >3,6m, với việc vượt thêm quá 0,6m (thành là 4,2m) được tính thêm giáo, mỗi lần tính thêm tương ứng độ cao 1,2m. Ví dụ:
Nhà thông tầng, việc đổ bê tông hay trát trần ở độ cao thông tầng 10m thì được tách thành:
10m= 3,6m (ko được tính) + 1,2+1,2+1,2+1,2+1,2 => Tính thêm 5 lần bắc giáo
Cách tính: Theo diện tích hình chiếu bằng
* Ngoài nhà: Tính khi thi công các công tác hoàn thiện (thường là Trát)
Cách tính: Theo diện tích hình chiếu đứng

Trong 1 số công tác đổ bê tông có sàn công tác (bê tông cột, tường). Sàn này nằm trên giáo, tạo điều kiện cho công nhân đứng thao tác đổ và bảo dưỡng, bê tông
 
Mọi người cho mình hỏi: Minhf đang thi công công trình cột BTCT độc lập chiều cao từ cos 0.00 đển đỉnh 11.4m, khi tính dự toán thì mình áp dụng đơn giá BT là BT cột có chiều cao <16m cho toàn bộ chiều cao nhưng giám sát tổng thầu yêu cầu tách ra phần chiều cao <4m và phần cột cao hơn 4m và nhỏ hơn 16m riêng. Mình không đồng ý nhưng có văn bản nào nói rỏ cả. Mọi người có văn bản nào quy định lien quan đến vấn đề trên cho mình xin với. Thanks
 
Mọi người cho mình hỏi: Minhf đang thi công công trình cột BTCT độc lập chiều cao từ cos 0.00 đển đỉnh 11.4m, khi tính dự toán thì mình áp dụng đơn giá BT là BT cột có chiều cao <16m cho toàn bộ chiều cao nhưng giám sát tổng thầu yêu cầu tách ra phần chiều cao <4m và phần cột cao hơn 4m và nhỏ hơn 16m riêng. Mình không đồng ý nhưng có văn bản nào nói rỏ cả. Mọi người có văn bản nào quy định lien quan đến vấn đề trên cho mình xin với. Thanks

Theo quyết định 1091/BXD ngày 26/12/2011 Về việc Công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (bổ sung)
Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ± 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt <= 4m; <= 16m; <= 50m và từ cốt ± 0.00 đến cốt > 50m (chiều cao quy định trong định mức dự toán cho khối lượng thi công của công trình là chiều cao công trình). Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử
dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.
Do đó bạn trình bày để bên giám sát tổng thầu hiểu và tính lại cho bên bạn. Chứ không thể chia ra được
 
Theo Bộ XD là chiều cao hạng mục công trình, vd: bạn tính dự toán hạng mục :Nhà cao 3 tầng 12 m thì chiều cao công trình tính là <16m, Tất các đơn giá trong DT này có tính theo chiều cao thì đều tính là chiều cao <16m
 
Có các trường hợp xảy ra:
1, Nếu là BT thương phẩm hoặc trộn tại trạm trộn ở ngay hịên trường, đổ bằng cần cẩu tra mã AF.22xxx (lưu ý có thêm mã sản xuất và vận chuyển BT)
2,Nếu là BT thương phẩm hoặc trộn tại trạm trộn ở ngay hịên trường, đổ bằng bơm tra mã AF.32xxx (lưu ý nt)
3, Nếu BT trộn tại chỗ bằng máy trộn, đổ bằng cần cẩu, vận dụng mã AF.22xxx, fải điều chỉnh định mức: bổ sung thêm máy trộn và nhân công trộn BT
4, Nếu BT trộn tại chỗ bằng máy trộn, đổ thủ công: Vận dụng mã AF.122xx; điều chỉnh Đm máy vận thăng và nhân công đổ bê tông (nhân công nhân hệ số 1,05 cho mỗi tầng)
Cách điều chỉnh ĐM bạn tham khảo Phụ lục 5 - Thông tư 04/2010
Còn nếu gặp phải trường hợp 3 hay 4 mà không muốn điều chỉnh thì phải chấp nhận tra mã ĐM gốc (thiệt thòi hơn :D)
Bạn nghiên cứu vận dụng xem nhé!
Trường hợp tính vận chuyển BT như anh nêu trên, nếu Tổng mặt bằng thi công đủ làm "trạm trộn ngay tại hiện trường" thì làm sao có công tác vận chuyển BT?
 
Trường hợp tính vận chuyển BT như anh nêu trên, nếu Tổng mặt bằng thi công đủ làm "trạm trộn ngay tại hiện trường" thì làm sao có công tác vận chuyển BT?

Nếu trong phạm vi < 30m thì bạn khỏi cần tính. Còn nếu >30m thì bạn tính vào. Còn nếu bạn không thích tính cũng k sao:D
 
Back
Top