Chúng ta thi công công trình trong quá trình thực hiện có những biến động lớn ai sẻ là người lập lại dự toán điều chỉnh là hợp pháp, chủ đầu tư, đơn vị thiết kê,... mong có sự góp ý của các bạn.
Theo các văn bản hướng dẫn thì việc này không đề cập gì đến nhà thầu thiết kế. Vì đây là quyền lợi trực tiếp của Nhà thầu nên tốt hơn cả là nhà thầu tự chủ động phương án thực hiện. Chủ đầu tư (được chia sẻ quyền lợi) có trách nhiệm phê duyệt và chịu trước Nhà nước về quyết định của mình.
Theo tôi levinhxd nói về cách làm là đúng như vậy. Nhưng trên thực tế thường rất ít (hoặc không có) các chủ đầu tư lập dự toán bổ sung thường mấy bác CĐT chỉ thẩm định và phê duyệt thôi. Còn bác nhà thầu (rất nhiều nhà thầu thừa khả năng lập dự toán kiểu này) nhưng cũng phải xem lại bác này có đủ năng lực hày không? (hành nghề ĐKKD đó) nếu không thì cũng không ổn? Còn lại là bác tư vấn thiết kế. Đa số thường là bác này lập cho chắc ăn (trong thực tế có thể nhà thầu lập xong đưa lại cho bác thiết kế kiểm duyệt và ký) thế là xong và làm các bước tiếp theo phải không các bác? Thân chào./.Mình có ý kiến thế này:
Trước hết cần phải xem Dự toán bổ sung thuộc thể loại nào sau đây:
- Dự toán điều chỉnh do phát sinh khối lượng;
- Dự toán điều chỉnh do thay đổi đơn giá, thay đổi chế độ chính sách;
- Dự toán điều chỉnh do thay đổi thiết kế
- Dự toán thi công điều chỉnh;
vv...
*Nếu là dự toán điều chỉnh do phát sinh khối lượng, thay đổi đơn giá, thay đổi chế độ chính sách hoặc thay đổi thiết kế nhỏ không ảnh hưởng đến kiến trúc và kết cấu công trình thì Chủ đầu tư hoàn toàn có thể tự lập và phê duyệt dự toán (cả Tổng mức đầu tư trong trường hợp làm vượt Tổng mức đầu tư)- Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực mà phải thuê tư vấn QLDA thì Tư vấn sẽ có trách nhiệm lập hộ CHủ đầu tư và Chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt
*Nếu là dự toán điều chỉnh do thay đổi thiết kế (ảnh hưởng đến kiến trúc và kết cấu) thì cần Thiết kế lập, Thẩm tra và Chủ đầu tư phê duyệt. Phần KL thay đổi tính trên bản vẽ thiết kế thay đổi của THiết kế
* Nếu là dự toán thi công bổ sung thì Do Nhà thầu lập và Chủ đầu tư kiểm tra phê duyệt, phần dự toán thi công này được lập trong trường hợp thay đổi KL do tính thiếu trong thiết kế , thay đổi chế độ chính sách, hoặc do Nhà thầu chỉ thi công 1 hoặc nhiều công việc trong số Tổng thể các công việc của hạng mục, công trình vv...!
Chúng ta thi công công trình trong quá trình thực hiện có những biến động lớn ai sẻ là người lập lại dự toán điều chỉnh là hợp pháp, chủ đầu tư, đơn vị thiết kê,... mong có sự góp ý của các bạn.
Mình xin bổ xung vấn đề bạn nói. Nếu chủ đầu tư lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập mà đơn vị thi công cảm thấy không làm được thì sao chẳng nhẽ lại mời nhà thầu khác vào làm phần phát sinh đó à.(nếu khối lượng không lớn)về nội dung các bạn nêu, trả lời chính tắc thế này:
- Nếu chủ đầu tư có đủ năng lực thì chủ đầu tư sử dụng bộ máy của mình lập, thẩm tra dự toán phần khối lượng bổ sung. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán bổ sung này.
- Nếu Chủ đầu tư không đủ năng lực thì thuê đơn vị tư vấn lập dự toán bổ sung, chủ đầu tư tổ chức thẩm tra dự toán bổ sung và ra quyết định phê duyệt.
- Nếu vượt TMĐT chủ đầu tư phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung TMĐT trước khi phê duyệt dự toán bổ sung.
Ở đây không có vai trò của nhà thầu thi công xây lắp trong quá trình lập và phê duyệt dự toán khối lượng bổ sung, thay đổi thiết kế.
Tại vì nhà thầu thi công sẽ thi công công việc đó.sẽ biết được thuận lợi hay khó khăn gì trong khi thi công công việc.vì thế lập dự toán sẽ chính xác hơn để không bị ảnh hưởng trong quá trình thi công.Nếu CĐT có đủ năng lực thì CĐT lập. không đủ thì lại đi thuê.Tóm lại làm sao để nhà thầu không bị thiệt và giảm bớt các thủ tục. Mình cũng không thấy văn bản nào quy định ai lập cả.Bạn tham khảo hễ có cụ thể thì cho mọi người cùng biết.(điều 27 nghị định 112/2009 cũng nói qua về vấn đề này).Tại sao Nhà thầu thi công XD lại lập dự toán bổ sung để Chủ đầu tư phê duyệt được ? Theo văn bản nào vậy ?