haidaxd2002
Thành viên nhiều triển vọng
- Tham gia
- 9/8/10
- Bài viết
- 10
- Điểm thành tích
- 13
Một số lưu ý đối với các doanh nghiệp tham gia đấu thầu nhằm tránh những sai lầm trong việc thực hiện hồ sơ mời thầu và những kiến nghị khác.
Đấu thầu là một công cụ quan trọng để lựa chọn các nhà thầu thi công, thực hiện các công trình đầu tư xây dựng, mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, tư vấn dịch vụ cho các dự án sử dụng vốn đầu tư nhà nước ở Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, pháp luật về đấu thầu đã ngày càng được sửa đổi và bổ sung hoàn thiện hơn theo hướng minh bạch hơn, xóa bỏ dần những quy định mang tính không cơ bản, gây hạn chế sự tham gia nhà thầu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm nhưng vẫn bị loại do hồ sơ dự thầu vi phạm những quy định cơ bản của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn.
Để tham gia đấu thầu có hiệu quả, nhà thầu cần lưu ý những điểm sau:
Về hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu (HSDT) là thông điệp đầy đủ và rõ ràng của nhà thầu đối với chủ đầu tư về năng lực kinh nghiệm, khả năng thực hiện và mức giá chào đối với công việc đã đề ra trong Hồ sơ mời thầu (HSMT). Nhà thầu cần nghiên cứu kỹ HSMT để đảm bảo HSDT của mình đáp ứng được các yêu cầu đã nêu. Các lỗi mà nhà thầu thường mắc phải trong HSDT:
- Lỗi về thời gian có hiệu lực của HSDT. Thời gian có hiệu lực của HSDT sẽ được thể hiện trên Đơn dự thầu. Đây là lỗi thường gặp trong các HSDT.
Theo quy định tại khoản 8 điều 2 của Nghị định 85/2009/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng thì thời gian có hiệu lực của HSDT là số ngày được tính từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong HSMT.
Nhiều trường hợp HSDT của nhà thầu quy định về số ngày có hiệu lực đủ theo yêu cầu của HSMT nhưng thời điểm có hiệu lực của HSDT lại trước ngày đóng thầu. Điều này dẫn đến tình trạng HSDT của nhà thầu không đảm bảo đủ về thời gian yêu cầu trong HSMT và bị loại. Trường hợp HSDT có hiệu lực sau ngày đóng thầu cũng sẽ bị loại do không có giá trị tại thời điểm mở thầu.
Do vậy, đơn dự thầu nhất thiết phải ghi rõ thời gian có hiệu lực của HSDT là từ thời điểm đóng thầu và đủ số ngày quy định trong HSMT. Nhà thầu cũng có thể kéo dài số ngày có hiệu lực của HSDT hơn thời gian quy định tại HSMT nhưng không quá 180 ngày theo quy định tại mục c điểm 2, điều 8 của Nghị định 85.
- Không đảm bảo thời gian có hiệu lực bảo đảm dự thầu.
Theo quy định tại điểm 9, điều 2 của Nghị định 85 thì thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của HSDT cộng thêm 30 ngày, là số ngày được tính từ ngày đóng thầu (tính từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong HSMT.
Như vậy, khi xin bảo đảm dự thầu từ các ngân hàng, nhà thầu cần lưu ý về thời gian có hiệu lực, càng rõ ràng, cụ thể, chi tiết càng tốt. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu có thể dài hơn thời gian quy định trong HSMT nhưng phải đảm bảo trước hoặc có hiệu lực tại thời điểm đóng thầu.
- Thỏa thuận liên danh không đầy đủ, rõ ràng.
Trong nhiều trường hợp, các nhà thầu cần liên danh với nhau để thỏa mãn các yêu cầu đặt ra trong HSDT. Thỏa thuận liên danh phải cụ thể, rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện gói thầu, có đầy đủ dấu và chữ ký của các bên liên danh. Nếu các bên ủy quyền cho một đơn vị duy nhất thực hiện tất cả các giao dịch với chủ đầu tư thì phải quy định rõ trong thỏa thuận liên danh.
Một lưu ý quan trọng là nếu liên danh thì phải quy định rõ việc xin bảo đảm dự thầu cho gói thầu là riêng rẽ (theo tỷ lệ nhất định) hoặc một đơn vị đại diện cho liên danh thực hiện. Nhiều trường hợp nhà thầu liên danh bị loại do bảo đảm dự thầu của ngân hàng không đúng tên liên danh mà lại chỉ đúng tên của một nhà thầu thành viên (do thỏa thuận liên danh không quy định).
- Không có giấy ủy quyền.
Theo quy định thì tất cả các giấy tờ pháp lý có liên quan trong HSDT phải được người có thẩm quyền cao nhất của công ty (Giám đốc, Tổng giám đốc) ký. Trong trường hợp người có chức danh thấp hơn ký kết thì phải được quy định trong giấy ủy quyền và được đính kèm trong HSDT. Nhiều trường hợp HSDT bị loại do chữ ký và con dấu trong các giấy tờ pháp lý không phù hợp khi không có giấy ủy quyền.
Về thắc mắc, kiến nghị của nhà thầu
Nhà thầu có quyền đưa ra những thắc mắc, kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quá trình đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại điều 72 Luật Đấu thầu. Tuy nhiên, nhà thầu cần lưu ý, thắc mắc kiến nghị phải được thực hiện bằng văn bản và được gửi đến chủ đầu tư theo đúng thời gian quy định:
- Đối với kiến nghị về nội dung của HSMT phải được gửi đến trước thời gian quy định tại HSMT.
- Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được tính từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu.
- Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu cần được gửi đến chủ đầu tư trong vòng 10 ngày sau khi nhận được thông báo (theo điểm 3 điều 72 Luật Đấu thầu). Sau các thời điểm nêu trên, chủ đầu tư không có nghĩa vụ phải trả lời kiến nghị của nhà thầu.
Đấu thầu là một công cụ quan trọng để lựa chọn các nhà thầu thi công, thực hiện các công trình đầu tư xây dựng, mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, tư vấn dịch vụ cho các dự án sử dụng vốn đầu tư nhà nước ở Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, pháp luật về đấu thầu đã ngày càng được sửa đổi và bổ sung hoàn thiện hơn theo hướng minh bạch hơn, xóa bỏ dần những quy định mang tính không cơ bản, gây hạn chế sự tham gia nhà thầu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm nhưng vẫn bị loại do hồ sơ dự thầu vi phạm những quy định cơ bản của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn.
Để tham gia đấu thầu có hiệu quả, nhà thầu cần lưu ý những điểm sau:
Về hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu (HSDT) là thông điệp đầy đủ và rõ ràng của nhà thầu đối với chủ đầu tư về năng lực kinh nghiệm, khả năng thực hiện và mức giá chào đối với công việc đã đề ra trong Hồ sơ mời thầu (HSMT). Nhà thầu cần nghiên cứu kỹ HSMT để đảm bảo HSDT của mình đáp ứng được các yêu cầu đã nêu. Các lỗi mà nhà thầu thường mắc phải trong HSDT:
- Lỗi về thời gian có hiệu lực của HSDT. Thời gian có hiệu lực của HSDT sẽ được thể hiện trên Đơn dự thầu. Đây là lỗi thường gặp trong các HSDT.
Theo quy định tại khoản 8 điều 2 của Nghị định 85/2009/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng thì thời gian có hiệu lực của HSDT là số ngày được tính từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong HSMT.
Nhiều trường hợp HSDT của nhà thầu quy định về số ngày có hiệu lực đủ theo yêu cầu của HSMT nhưng thời điểm có hiệu lực của HSDT lại trước ngày đóng thầu. Điều này dẫn đến tình trạng HSDT của nhà thầu không đảm bảo đủ về thời gian yêu cầu trong HSMT và bị loại. Trường hợp HSDT có hiệu lực sau ngày đóng thầu cũng sẽ bị loại do không có giá trị tại thời điểm mở thầu.
Do vậy, đơn dự thầu nhất thiết phải ghi rõ thời gian có hiệu lực của HSDT là từ thời điểm đóng thầu và đủ số ngày quy định trong HSMT. Nhà thầu cũng có thể kéo dài số ngày có hiệu lực của HSDT hơn thời gian quy định tại HSMT nhưng không quá 180 ngày theo quy định tại mục c điểm 2, điều 8 của Nghị định 85.
- Không đảm bảo thời gian có hiệu lực bảo đảm dự thầu.
Theo quy định tại điểm 9, điều 2 của Nghị định 85 thì thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian có hiệu lực của HSDT cộng thêm 30 ngày, là số ngày được tính từ ngày đóng thầu (tính từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong HSMT.
Như vậy, khi xin bảo đảm dự thầu từ các ngân hàng, nhà thầu cần lưu ý về thời gian có hiệu lực, càng rõ ràng, cụ thể, chi tiết càng tốt. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu có thể dài hơn thời gian quy định trong HSMT nhưng phải đảm bảo trước hoặc có hiệu lực tại thời điểm đóng thầu.
- Thỏa thuận liên danh không đầy đủ, rõ ràng.
Trong nhiều trường hợp, các nhà thầu cần liên danh với nhau để thỏa mãn các yêu cầu đặt ra trong HSDT. Thỏa thuận liên danh phải cụ thể, rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện gói thầu, có đầy đủ dấu và chữ ký của các bên liên danh. Nếu các bên ủy quyền cho một đơn vị duy nhất thực hiện tất cả các giao dịch với chủ đầu tư thì phải quy định rõ trong thỏa thuận liên danh.
Một lưu ý quan trọng là nếu liên danh thì phải quy định rõ việc xin bảo đảm dự thầu cho gói thầu là riêng rẽ (theo tỷ lệ nhất định) hoặc một đơn vị đại diện cho liên danh thực hiện. Nhiều trường hợp nhà thầu liên danh bị loại do bảo đảm dự thầu của ngân hàng không đúng tên liên danh mà lại chỉ đúng tên của một nhà thầu thành viên (do thỏa thuận liên danh không quy định).
- Không có giấy ủy quyền.
Theo quy định thì tất cả các giấy tờ pháp lý có liên quan trong HSDT phải được người có thẩm quyền cao nhất của công ty (Giám đốc, Tổng giám đốc) ký. Trong trường hợp người có chức danh thấp hơn ký kết thì phải được quy định trong giấy ủy quyền và được đính kèm trong HSDT. Nhiều trường hợp HSDT bị loại do chữ ký và con dấu trong các giấy tờ pháp lý không phù hợp khi không có giấy ủy quyền.
Về thắc mắc, kiến nghị của nhà thầu
Nhà thầu có quyền đưa ra những thắc mắc, kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quá trình đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại điều 72 Luật Đấu thầu. Tuy nhiên, nhà thầu cần lưu ý, thắc mắc kiến nghị phải được thực hiện bằng văn bản và được gửi đến chủ đầu tư theo đúng thời gian quy định:
- Đối với kiến nghị về nội dung của HSMT phải được gửi đến trước thời gian quy định tại HSMT.
- Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được tính từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu.
- Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu cần được gửi đến chủ đầu tư trong vòng 10 ngày sau khi nhận được thông báo (theo điểm 3 điều 72 Luật Đấu thầu). Sau các thời điểm nêu trên, chủ đầu tư không có nghĩa vụ phải trả lời kiến nghị của nhà thầu.