le ngoc diep
Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
- Tham gia
- 12/10/08
- Bài viết
- 42
- Điểm tích cực
- 7
- Điểm thành tích
- 8
Bá lý hề là người nghèo khổ, muốn lập công danh nhưng đơn độc, không biết nhờ cậy ai. Sau làm quan cho nước Ngu nhưng vua nước Ngu vì tham lam nên mất nước (trong kế mượn đường nước Ngu diệt nước Quắc), lưu lạc rồi phải chăn ngựa cho vua nước Sở. Tần Mục Công biết là người hiền nên cho đem 5 bộ da dê qua nước Sở đổi lấy Bá Lý Hề (nên người ta gọi là Ngũ Cổ đại phu).
Khi Bá Lý Hề vào yết kiến, Tần mục-công hỏi :
- Năm nay nhà ngươi đã bao nhiêu tuổi ?
Bá lý-hề nói :
- Tôi đã hơn bảy mươi.
Tần mục-công thở dài nói :
- Ðáng tiếc thay . Tuổi nhà ngươi đã quá cao.
Bá lý-hề nói :
- Nếu là việc lên rừng bắt hổ, xuống biển chèo ghe thì tuổi tôi già thực. Nhưng nếu bàn về chính-trị, luận việc "phải trái" ở đời thì tuổi tôi vẫn còn trẻ lắm. Ngày xưa, ông Lã-vọng hơn tám mươi tuổi đầu , đi câu ở bên sông Vị, vua Văn-vương đem về làm Tướng phụ, rồi giúp nên cơ nghiệp nhà Châu. Nay tôi gặp Chúa-công, thiết tưởng còn sớm hơn ông Lã Vọng đến mười tuổi.
Thật là khẳng khái!
Sau Bá Lý Hề làm tể tướng nổi tiếng của Tần. Đặt nền móng cho nhà Tần thống nhất sau này.
Uy Viễn tướng quân Nguyễn Công Trứ 42 tuổi mới đỗ giải nguyên kỳ thi hương rồi bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió, từng bị kết án trảm giam hậu, bị cách chức làm lính... rồi phục chức. Khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, tuy đã 80 tuổi nhưng ông vẫn xin vua đi đánh giặc. Lịch sử ghi nhận Nguyễn Công Trứ là một nhà quân sự, nhà kinh tế và nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam.
“Livy viết cuốn lịch sử thành La Mã ở tuổi 75,Tiberius vẫn cai trị đế quốc khi gần 80… So với họ tôi chỉ là đứa trẻ, một đứa trẻ khỏe mạnh ở tuổi 60!...”
Hiện nay, ta thường nghe câu: “Tam thập nhi lập” rồi cho là tuổi thành đạt của con người là ở tuổi ba mươi (từ 30 đến 39 tuổi). Nên khi gần hết tuổi ba mươi hoặc bước qua bốn mươi mà chưa làm nên sự khởi đầu cho sự nghiệp thì lo lắng, muốn tìm chỗ nương náu để chuẩn bị về hưu. Thật không hay vậy.
Khi Bá Lý Hề vào yết kiến, Tần mục-công hỏi :
- Năm nay nhà ngươi đã bao nhiêu tuổi ?
Bá lý-hề nói :
- Tôi đã hơn bảy mươi.
Tần mục-công thở dài nói :
- Ðáng tiếc thay . Tuổi nhà ngươi đã quá cao.
Bá lý-hề nói :
- Nếu là việc lên rừng bắt hổ, xuống biển chèo ghe thì tuổi tôi già thực. Nhưng nếu bàn về chính-trị, luận việc "phải trái" ở đời thì tuổi tôi vẫn còn trẻ lắm. Ngày xưa, ông Lã-vọng hơn tám mươi tuổi đầu , đi câu ở bên sông Vị, vua Văn-vương đem về làm Tướng phụ, rồi giúp nên cơ nghiệp nhà Châu. Nay tôi gặp Chúa-công, thiết tưởng còn sớm hơn ông Lã Vọng đến mười tuổi.
Thật là khẳng khái!
Sau Bá Lý Hề làm tể tướng nổi tiếng của Tần. Đặt nền móng cho nhà Tần thống nhất sau này.
Uy Viễn tướng quân Nguyễn Công Trứ 42 tuổi mới đỗ giải nguyên kỳ thi hương rồi bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió, từng bị kết án trảm giam hậu, bị cách chức làm lính... rồi phục chức. Khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, tuy đã 80 tuổi nhưng ông vẫn xin vua đi đánh giặc. Lịch sử ghi nhận Nguyễn Công Trứ là một nhà quân sự, nhà kinh tế và nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam.
“Livy viết cuốn lịch sử thành La Mã ở tuổi 75,Tiberius vẫn cai trị đế quốc khi gần 80… So với họ tôi chỉ là đứa trẻ, một đứa trẻ khỏe mạnh ở tuổi 60!...”
Hiện nay, ta thường nghe câu: “Tam thập nhi lập” rồi cho là tuổi thành đạt của con người là ở tuổi ba mươi (từ 30 đến 39 tuổi). Nên khi gần hết tuổi ba mươi hoặc bước qua bốn mươi mà chưa làm nên sự khởi đầu cho sự nghiệp thì lo lắng, muốn tìm chỗ nương náu để chuẩn bị về hưu. Thật không hay vậy.
Last edited by a moderator: