Khái niệm theo Luật Đầu tư: Vốn nhà nước là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước.
Có thể chia ra làm một số nguồn vốn sau:
- Nguồn vốn ngân sách của các cấp ngân sách nhà nước: Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư (kể cả <30% tỷ trọng vốn)
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA : áp dụng theo các điều ước quốc tế của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (khác với quy định quản lý vốn trong nước: Luật Ngân sách, Nghị định 99)
- Vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và nguồn vốn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:là nguồn vốn cho vay đầu tư ưu đãi của Nhà nước, bố trí để cho vay các dự án đầu tư, CTXD theo kế hoạch ưu đãi, nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư.
- Vốn đầu tư của dNNN: dùng để đầu tư cho phát triển SXKD nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nhà nước chỉ quản lý về chủ trương đầu tư
- Vốn hợp tác liên doanh nước ngoài của DNNN: được phép góp vốn liên doanh với nước ngoài bằng quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển... thuộc cấp có thẩm quyền cho phép và làm thủ tục nhận vốn để có trách nhiệm hoàn trả cho NN
- Vốn huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân dùng để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ, vốn do chính quyền cấp thị trấn huy động để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng củ xã, trị trấn trên nguyên tắc tự nguyện.
- Vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức nước ngoài trực tiếp đầu tư vào hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam dưới hình thức theo quy định của pháp luật VN(liên doanh, 100% vốn nước ngoài, BOT...)
- Vốn đầu tư của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài xây dựng trên đất Việt Nam được quản lý theo hiệp định hoặc thỏa thuận ký kết giữa Chính phủ VN và Chính phủ các nước, tổ chức nước ngoài.