- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.650
- Điểm tích cực
- 6.777
- Điểm thành tích
- 113
Cơ hội của đời người là một truyện ngắn trong tập truyện Ngẫu hứng Sáng Trưa Chiều Tối của Tạ Duy Anh. Nhà xuất bản hội Nhà văn. TA đăng trên blog my.opera.com/giaxaydung từ 26/03/2007, hôm nay buồn buồn gửi lại trên giaxaydung.vn chia sẻ với các bạn chưa đọc.
Cơ hội của đời người
Tài năng luôn là của hiếm. Nhưng tuổi trẻ cũng không phải là thứ quá sẵn để có thể phí phạm một cách vô ích. Thông thường một đời người chia ra làm ba giai đoạn chính.
Giai đoạn đầu, từ lọt lòng đến năm ra khỏi trường đại học hoặc một trường dạy nghề nào đó. Đây là giai đoạn sống dựa vào cha mẹ và xã hội, giai đoạn thụ động. Giai đoạn này gia đình có ảnh hưởng cực lớn và trực tiếp. Người trẻ tuổi chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là phải học cho thật tốt để chuẩn bị tách khỏi gia đình.
Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn trưởng thành về mọi mặt: nhân cách, trí tuệ, sức khoẻ, ý thức công dân… đây là giai đoạn rực rỡ nhất của đời người. Tuỳ vào những phẩm chất cá nhân mà với mỗi người có sự xê dịch khác nhau vào độ dài. Nhưng nhìn chung, nó vào khoảng trên dưới 30 năm. Trong khoảng thời gian ấy, mỗi người phải hoàn tất một sự nghiệp. Nói cách khác, cái cần làm, muốn làm, nếu không thực hiện vào giai đoạn này thì sẽ vĩnh viễn không được thực hiện cho dù người ta có thể sống tới trăm tuổi. Sẽ không có có một cơ hội tuyệt vời như thế nữa. Quy luật nghiệt ngã của thời gian không cho ai “làm lại” từ đầu. Tuổi tác, sức khoẻ, sự suy tàn của trí nhớ v.v… Chính là hiện thân của những vật cản không thể vượt qua.
Giai đoạn ba là giai đoạn làm nốt để hoàn tất được như ý, mĩ mãn. Tuy kinh nghiệm có thừa, lại ở độ chín của mọi thứ, nhưng con người không còn tuổi trẻ - cái thứ quý hiếm hơn vàng đó để có thể tạo ra cơ hội. Không ít người mà sự nghiệp sáng chói vào giai đoạn này. Nhưng nó vẫn chỉ là sự “thừa hưởng” của giai đoạn trước đó.
Vì thế cơ hội thực sự cho mỗi đời người chỉ có ở giai đoạn hai, ở cái khoảng 30 năm vừa quá ngắn vừa khá dài ấy. Quá ngắn vì có thể không kịp trở tay làm việc chính. Khá dài vì nó đủ cho một sự nghiệp lớn. Cái nghịch lý này được cảm nhận đặc biệt rõ ở nước ta.
Hãy thử xem trong khoảng 30 năm sung sức, một tài năng của chúng ta phải làm những gì.
Đầu tiên là kiếm việc làm. Điều này thế giới cũng thế. Có được một việc làm là vô cùng quan trọng cho việc trổ tài. Nhưng với thanh niên Việt Nam thì chưa. Để có điều kiện tốt nhất, để tìm thấy đất dụng võ đắc địa, bằng mọi cách phải ra được các thành phố lớn. Đây thực chất là cuộc chạm trán với các loại thủ tục của cả một guồng máy quen với quan liêu, giấy tờ, hạch sách, vòi vĩnh… Vậy mà đầu chỉ có một việc. Nó tới hàng trăm. Anh ta phải lo hộ khẩu, một thứ quá rắc rối, tốn thời gian; lo vào biên chế để được đảm bảo từ phía nhà nước, một thứ việc cũng khá hao tốn sức khoẻ và ý chí. Sau đó, dường như nhiều năm, rất nhiều năm anh ta phải cạy cục thế hệ nào đó, với bất cứ giá nào: đánh quả, thắt hầu bao mình và vợ con, bòn vét, vay mượn để có được chỗ ở. Với khá nhiều người, công việc này được coi là sự nghiệp chính! Rồi, như một sự bù trì, anh ta cũng có đủ các thứ, mà nếu còn thiếu dù chỉ một thứ cũng chưa bắt đầu làm việc được. Nhưng ôi thôi, mấy chục năm vèo trôi qua và cũng đủ mệt mỏi để không muốn giở giói công việc anh ta vẫn canh cánh ấp ủ ra nữa. Quãng thời gian còn lại đủ dài nhưng nó không được chuẩn bị để làm bất cứ việc gì to tát. Cuối cùng, như một cách tự ngạo đồng thời để an ủi mình, anh ta tặc lưỡi chấp nhận “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Chúng tôi, theo cách của mình, nêu lên một thực trạng của cuộc sống chúng ta. Biết bao nhiêu tuổi trẻ, tài năng, hoài bão… bị tiêu phí vào những việc gọi chung là thủ tục. Đáng lẽ họ không nên bị vướng vào cái lưới vô hình đó. Đáng lẽ họ nên được có nhà ở tốt, có những điều kiện thuận lợi từ khi họ còn trẻ, để chỉ tập trung vào công việc, với tất cả nhiệt huyết, độ sung mãn của trí tuệ, sức khoẻ, óc sáng tạo, tính tự tin, niềm đam mê khám phá… Và khi đó 30 – 40 năm đủ cho họ làm bất cứ công việc gì với khả năng của họ. Hơn thế, nó còn kéo dài thêm hàng chục, vài chục năm bằng cái đà được dự trữ năng lượng. Thậm chí họ có thể làm việc cả đời trong sự hưng phấn.
Chính là Nhà nước – với hệ thống chính sách quản lý – và Xã hội, với ý thức dân tộc, cộng đồng – cần tạo cho những công dân trẻ tuổi của mình nắm bắt cơ hội duy nhất của đời mình. Chỉ riêng làm điều đó đã giữ cho đất nước một tài sản lớn không thể tính đếm. Và hơn cả tài sản, nó chính là nguyên khí của quốc gia.
Cơ hội của đời người
Tài năng luôn là của hiếm. Nhưng tuổi trẻ cũng không phải là thứ quá sẵn để có thể phí phạm một cách vô ích. Thông thường một đời người chia ra làm ba giai đoạn chính.
Giai đoạn đầu, từ lọt lòng đến năm ra khỏi trường đại học hoặc một trường dạy nghề nào đó. Đây là giai đoạn sống dựa vào cha mẹ và xã hội, giai đoạn thụ động. Giai đoạn này gia đình có ảnh hưởng cực lớn và trực tiếp. Người trẻ tuổi chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là phải học cho thật tốt để chuẩn bị tách khỏi gia đình.
Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn trưởng thành về mọi mặt: nhân cách, trí tuệ, sức khoẻ, ý thức công dân… đây là giai đoạn rực rỡ nhất của đời người. Tuỳ vào những phẩm chất cá nhân mà với mỗi người có sự xê dịch khác nhau vào độ dài. Nhưng nhìn chung, nó vào khoảng trên dưới 30 năm. Trong khoảng thời gian ấy, mỗi người phải hoàn tất một sự nghiệp. Nói cách khác, cái cần làm, muốn làm, nếu không thực hiện vào giai đoạn này thì sẽ vĩnh viễn không được thực hiện cho dù người ta có thể sống tới trăm tuổi. Sẽ không có có một cơ hội tuyệt vời như thế nữa. Quy luật nghiệt ngã của thời gian không cho ai “làm lại” từ đầu. Tuổi tác, sức khoẻ, sự suy tàn của trí nhớ v.v… Chính là hiện thân của những vật cản không thể vượt qua.
Giai đoạn ba là giai đoạn làm nốt để hoàn tất được như ý, mĩ mãn. Tuy kinh nghiệm có thừa, lại ở độ chín của mọi thứ, nhưng con người không còn tuổi trẻ - cái thứ quý hiếm hơn vàng đó để có thể tạo ra cơ hội. Không ít người mà sự nghiệp sáng chói vào giai đoạn này. Nhưng nó vẫn chỉ là sự “thừa hưởng” của giai đoạn trước đó.
Vì thế cơ hội thực sự cho mỗi đời người chỉ có ở giai đoạn hai, ở cái khoảng 30 năm vừa quá ngắn vừa khá dài ấy. Quá ngắn vì có thể không kịp trở tay làm việc chính. Khá dài vì nó đủ cho một sự nghiệp lớn. Cái nghịch lý này được cảm nhận đặc biệt rõ ở nước ta.
Hãy thử xem trong khoảng 30 năm sung sức, một tài năng của chúng ta phải làm những gì.
Đầu tiên là kiếm việc làm. Điều này thế giới cũng thế. Có được một việc làm là vô cùng quan trọng cho việc trổ tài. Nhưng với thanh niên Việt Nam thì chưa. Để có điều kiện tốt nhất, để tìm thấy đất dụng võ đắc địa, bằng mọi cách phải ra được các thành phố lớn. Đây thực chất là cuộc chạm trán với các loại thủ tục của cả một guồng máy quen với quan liêu, giấy tờ, hạch sách, vòi vĩnh… Vậy mà đầu chỉ có một việc. Nó tới hàng trăm. Anh ta phải lo hộ khẩu, một thứ quá rắc rối, tốn thời gian; lo vào biên chế để được đảm bảo từ phía nhà nước, một thứ việc cũng khá hao tốn sức khoẻ và ý chí. Sau đó, dường như nhiều năm, rất nhiều năm anh ta phải cạy cục thế hệ nào đó, với bất cứ giá nào: đánh quả, thắt hầu bao mình và vợ con, bòn vét, vay mượn để có được chỗ ở. Với khá nhiều người, công việc này được coi là sự nghiệp chính! Rồi, như một sự bù trì, anh ta cũng có đủ các thứ, mà nếu còn thiếu dù chỉ một thứ cũng chưa bắt đầu làm việc được. Nhưng ôi thôi, mấy chục năm vèo trôi qua và cũng đủ mệt mỏi để không muốn giở giói công việc anh ta vẫn canh cánh ấp ủ ra nữa. Quãng thời gian còn lại đủ dài nhưng nó không được chuẩn bị để làm bất cứ việc gì to tát. Cuối cùng, như một cách tự ngạo đồng thời để an ủi mình, anh ta tặc lưỡi chấp nhận “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Chúng tôi, theo cách của mình, nêu lên một thực trạng của cuộc sống chúng ta. Biết bao nhiêu tuổi trẻ, tài năng, hoài bão… bị tiêu phí vào những việc gọi chung là thủ tục. Đáng lẽ họ không nên bị vướng vào cái lưới vô hình đó. Đáng lẽ họ nên được có nhà ở tốt, có những điều kiện thuận lợi từ khi họ còn trẻ, để chỉ tập trung vào công việc, với tất cả nhiệt huyết, độ sung mãn của trí tuệ, sức khoẻ, óc sáng tạo, tính tự tin, niềm đam mê khám phá… Và khi đó 30 – 40 năm đủ cho họ làm bất cứ công việc gì với khả năng của họ. Hơn thế, nó còn kéo dài thêm hàng chục, vài chục năm bằng cái đà được dự trữ năng lượng. Thậm chí họ có thể làm việc cả đời trong sự hưng phấn.
Chính là Nhà nước – với hệ thống chính sách quản lý – và Xã hội, với ý thức dân tộc, cộng đồng – cần tạo cho những công dân trẻ tuổi của mình nắm bắt cơ hội duy nhất của đời mình. Chỉ riêng làm điều đó đã giữ cho đất nước một tài sản lớn không thể tính đếm. Và hơn cả tài sản, nó chính là nguyên khí của quốc gia.
Tác giả: Tạ Duy Anh