- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.650
- Điểm tích cực
- 6.776
- Điểm thành tích
- 113
Có nhiều kỹ sư trẻ chưa hiểu về CO, CQ và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy. Chúng khác nhau như thế nào, dựa vào văn bản nào quy định?
Hiểu biết về C/O, C/Q liên quan đến quản lý chất lượng vật tư thiết bị đưa vào công trình.
Trong bài này tôi xin chia sẻ với các bạn, đặc biệt là các kỹ sư làm công việc Quản lý chất lượng công trình được rõ hơn.
Thực tế CO CQ là hai chứng từ hoàn toàn khác nhau, và đương nhiên cũng có chức năng khác nhau.
CO là giấy chứng nhận xuất xứ viết tắt từ chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh là Certificate of Origin.
CQ là giấy chứng nhận chất lượng – Certificate of Quality
2 thuật ngữ này thường được nói liền với nhau chỉ như một thói quen để nói về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Chúng vừa là tiêu chí quan trọng thường được đề cập tới trong bộ hồ sơ thủ tục, vừa nói cho thuận miệng khi chuẩn bị chứng từ. Có thể viết là CO, C/O hoặc CQ, C/Q
1- C/O cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào đó
Biết được nguồn gốc, hay xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp chủ hàng nhập khẩu xác định xem hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không. Ví dụ: nếu hàng từ các nước ASEAN, có C/O form D, thì có thể được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, nghĩa là thuế thấp hơn mức không có C/O.
Thêm nữa, với một số mặt hàng C/O sẽ quyết định hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào Việt Nam hay không. Chẳng hạn, vào thời điểm đầu năm 2014, máy móc thiết bị đã qua sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc thì không được nhập khẩu vào Việt Nam, theo quy định trong công văn số 3016/BKHCN-ĐTG ngày 24/9/2013 của Bộ KHCN.
Ví dụ 1 giấy chứng nhận xuất xứ - CO: Certificate of Origin:
2- C/Q là loại giấy tờ xác nhận rằng hàng hóa có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế
Chứng nhận này để làm gì? Là để người bán thể hiện cam kết của mình với người mua về chất lượng của hàng hóa.
Chứng từ này không bắt buộc trong hồ sơ hải quan.
Với một số mặt hàng nhập khẩu, khi bạn làm thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước (chẳng hạn đăng kiểm xe máy chuyên dùng), thì phải nộp C/Q trong hồ sơ đăng ký.
Hiểu biết về C/O, C/Q liên quan đến quản lý chất lượng vật tư thiết bị đưa vào công trình.
Trong bài này tôi xin chia sẻ với các bạn, đặc biệt là các kỹ sư làm công việc Quản lý chất lượng công trình được rõ hơn.
Thực tế CO CQ là hai chứng từ hoàn toàn khác nhau, và đương nhiên cũng có chức năng khác nhau.
CO là giấy chứng nhận xuất xứ viết tắt từ chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh là Certificate of Origin.
CQ là giấy chứng nhận chất lượng – Certificate of Quality
2 thuật ngữ này thường được nói liền với nhau chỉ như một thói quen để nói về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Chúng vừa là tiêu chí quan trọng thường được đề cập tới trong bộ hồ sơ thủ tục, vừa nói cho thuận miệng khi chuẩn bị chứng từ. Có thể viết là CO, C/O hoặc CQ, C/Q
1- C/O cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào đó
Biết được nguồn gốc, hay xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp chủ hàng nhập khẩu xác định xem hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không. Ví dụ: nếu hàng từ các nước ASEAN, có C/O form D, thì có thể được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, nghĩa là thuế thấp hơn mức không có C/O.
Thêm nữa, với một số mặt hàng C/O sẽ quyết định hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào Việt Nam hay không. Chẳng hạn, vào thời điểm đầu năm 2014, máy móc thiết bị đã qua sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc thì không được nhập khẩu vào Việt Nam, theo quy định trong công văn số 3016/BKHCN-ĐTG ngày 24/9/2013 của Bộ KHCN.
Ví dụ 1 giấy chứng nhận xuất xứ - CO: Certificate of Origin:
Chứng nhận này để làm gì? Là để người bán thể hiện cam kết của mình với người mua về chất lượng của hàng hóa.
Chứng từ này không bắt buộc trong hồ sơ hải quan.
Với một số mặt hàng nhập khẩu, khi bạn làm thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước (chẳng hạn đăng kiểm xe máy chuyên dùng), thì phải nộp C/Q trong hồ sơ đăng ký.