Xin hỏi cọc khoan nhồi mini chưa có tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng. vậy tiêu chuẩn để thiết kế kết cấu lòng thép và độ sâu hố khoan được tính toán như thế nào ( khoảng cách mũi cọc và độ sâu hố khoan là bao nhiêu thì đảm bảo)
mình cũng có một vài thắc mắc về cọc khoan nhồi:
-về thiết kế cọc: hàm lượng cốt thép trong cọc khoan nhồi được tính như thế nào và bố trí ra làm sao? đường kính cọc được xác định như thế nào? (N,Q,M)
-trong quá trình thi công cọc khoan nhồi thường là ở môi trường rất sình và lầy do bùn đất được khoan lên, vậy thì khi đổ bêtông xuống hố khoan thì làm sao đảm bảo được bêtông đủ chất lượng ( không bi lẫn sình và bùn lỏng trong qúa trình khoan).
thanks!!!!!!
Giá cọc khoan nhồi bây giờ không cao lắm đâu,nó ngang với cọc ép rồi.Bây giờ ở Tp.HCM người ta dùng đại trà lắm.Ngay cả mình cũng có 03xe khoan cọc từ D300-D600.Bạn nào có nhu cầu thì Phone cho Hùng:0989688363Mình thì nghĩ là nó cũng không rẻ đâu. Làm cho nhà dân, chỉ ép cọc thôi đã đắt lắm rồi, mình không thi công nhà nên ko rõ, nhưng cũng có nghe nói nhà đóng cọc hay ép cọc sẽ đắt hơn đóng cọc tre nhiều. Nếu làm bằng cọc khoan nhồi, dù kích thước đường kính nhỏ nhưng chắc chắn máy móc dùng đến thì vẫn như bình thường với khi làm cọc khoan nhồi loại to, do đó mà giá thành chắc cũng kha khá đấy.
-Về thép: - Đ/v cọc chịu lực đúng tâm( như nhà phố, các công trình dân dụng) thì thường lấy 2/3 chiều dài cọc.
- Đ/v cọc chịu tải ngang (như cọc vây, cọc móng bảng quảng cáo, ... ) thì lấy theo tính toán, thường lấy hết chiều dài cọc
-Về vấn đề đỗ bêtông nếu bạn ở TP.HCM thì liên lạc với mình, mình sẽ mời bạn ra công trình tham quan và giải thích thêm bạn sẽ rõ hơn và an tâm hơn rất nhiều. Nói chung quá trình đỗ bêtông sẽ tiến hành như thế này:
+ Sau khi khoan và hạ lồng thép cọc sẽ được làm sạch hố khoan bằng 2 phương pháp: bơm tuần hoàn or thổi khí tuy vào đường kính cọc và địa chất công trình, thời gian làm sạch hố khoan diễn ra khoảng 20'-30'
+ Sau đó sẽ tiến hành đỗ bêtông. Bê tông sẽ được đỗ xuống cọc theo ống dẫn rỗng đường kính D240mm xuống tận đáy cọc, ống dẫn sẽ được rút lên từ từ theo khối lượng bêtông được đỗ xuống. Bêtông được đỗ xuống đầu tiên sẽ bị trộn lẫn với bùn khoan trong cọc => có dung trọng nhỏ hơn bêtông nên sẽ bị đẩy lên khi bêtông được đỗ hết chiều dài cọc.
Cần biết thêm bạn liên hệ với mình nha. Tuấn: 0914.350055:x
Mình từng làm TV Giám sát cho rất nhiều công trình có thi công Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ và thu được ít nhiều kinh nghiệm về vấn đề này, sau khi đọc bài viết của bạn Hiter mình có một số ý kiến thế này:- Cái gọi là bùn khoan thực ra là bùn đất và nước được bơm xuống, chắc chắn không sạch đáy và hết bùn, mặt khác làm bẩn thép, giảm khả năng liên kết với BT. Thông thường người ta dùng HC bentonite (có hoặc không tuần hoàn) để làm môi chất chống sạt vách, tuy nhiên để giảm giá thành nên 1 số đơn vị (nhóm) thực hiện đã dùng chính bùn khoan để thay. Mặt khác do yếu tố thi công công trình nhỏ, giám sát không chặt chẽ nên việc làm sạch MB trước khi đổ BT xuống rất ẩu, thường là đắp bờ, chuyển bùn từ chỗ này sang chỗ khác, không tránh được bùn chảy ngược về hố khoan và trào lại vào trong.
CKN đường kính lớn đã rất khó trong công đoạn kiểm tra, đảm bảo chất lượng, huống hồ cọc nhỏ, máy móc và CB, nhân viên đơn vị thi công không đảm bảo quy trình kỹ thuật, nhiều yếu tố khiến kết quả cuối cùng rất khó làm dân trong nghề hài lòng.
Cho mình hỏi 1 vấn đề : cọc tiết diện 300, khi khoan không dùng dung dịch sét. Vậy thì khi thổi rửa làm sao để biết là hố khoan đã sạch?
Bạn ơi cho mình hỏi đấy là kinh nghiệm thi công hay có cơ sở khoa học nào chứng mình là hứng lại 2/3 đá thì hố khoanh sạch không bạn?
Thanks!!!
Gởi cho anh em diễn đàn quy trình khoan cọc nhồi.Anh em nào có nhu cầu thi công hay bất cứ tài liệu nào liên quan đến cọc nhồi xin lien hệ mìnhTrong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây xu hướng các nhà dân trên địa bàn Hà Nội thường sử dụng Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT cho nền móng.Tôi thấy người dân giờ rất nhậy cảm về thông tin và có sự hiểu biết sâu sắc tới Nghành Xây Dựng của chúng ta.Vì trên thực tế Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT sử dụng tốt nhất đối với những nhà cao tầng có diện tích > 70 m2 x 4 tầng.Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT có tiết diện cọc thường từ 300-600 mm,chịu tải trọng lớn thường từ 30 - 90 tấn trên một đầu cọc.Về ưu điểm thì Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT ổn định hơn ép cọc BTCT.Giá thành thì lại chỉ ngang bằng hoặc rẻ hơn ép cọc BTCT.Chính giá thành và chất lượng của Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT đã đem lại sự lựa chọn đúng đắn cho người sử dụng.
Sau đây là một số ưu điểm của Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT :
• Không phải đào bỏ đi phần nền móng công trình cũ mà vẫn triển khai thi công được móng cọc khoan nhồi.
• Đảm bảo không gây ảnh hưởng sụt, lún, hư hại cho CT bên cạnh.
• Chịu được lực tác dụng của động đất nên đến cấp 8,cấp 9.
• Đưa kết cấu móng công trình về trạng thái làm việc chịu lực nén đúng tâm.
• Giá thành xây dựng của móng cọc khoan nhồi bêtông cốt thép chỉ tương đương với giá thành của móng ép cọc bêtông cốt thép.
• Thép kết cấu dài liên tục 11,7m
• Chịu lực sô ngang tốt hơn cọc ép(Vì cọc ép phải hàn táp do đó lực sô ngang là rất thấp.Nếu nhà bên xây sau thi rất có thể sẽ làm ảnh hưởng tới cọc ép của nhà xây trước.)
Các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn co thể liên hệ trực tiếp với Mail của mình nhé!Minh luôn sẵn lòng chia sẻ! CocKhoanNhoi.mini.BTCT@Gmail.com : 0902295678 Mình là Tân (Chuyên Thi Công Các Công trình Khu Vực Hà Nội , Hải Dương , Hải Phòng và các tỉnh lân cận)