Công tác đào đắp nền đường

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm tích cực
498
Điểm thành tích
93
Mình đang làm dự toán đường, có trường hợp này đang phân vân mong các bạn tư vấn:
- Khối lượng đào nền đường A(m3), Khối lượng đất cần đắp B(m3) đắp K95, Mình tính tận dụng 40% đất đào để đắp. Trường hợp này : B>Ax40%.
- Khối lượng đất đào để đắp: Sẽ đươc tính như thế nào:
+TH1: Khối lượng đất đào để đắp: (B-Ax40%)x1,13x1,14.
+TH2: Khối lượng đất đào để đắp: Bx1,13x1,14-Ax40%.
Nếu theo TH1 thì khối lượng đất thừa vận chuyển đổ đi là bao nhiêu?
Nếu theo TH2 thì khối lượng đất đào tận dụng để đắp không tính đến hệ số chuyển đổi đất?
 
Xin anh em trên diễn đàn tư vấn giúp.
 
Đọc lại Định mức 1776, phần chương 2: đào đắp đất công trình, phần thuyết minh:
“Định mức đào đất tính cho 1m3 đất nguyên thổ nơi đào.
Định mức đắp đất tính cho m3 đắp đo tại nơi đắp.
Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp như bảng kèm theo.
Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất”.

Trên cơ sở đó tôi hiểu như sau:
A là khối lượng đất đào (đo bằng kích thước –nguyên thổ). B là khối lượng cần đắp.
0,4 A sẽ là khối lượng đất đào ra đem đắp. Khối lượng này sẽ đắp được: 0,4A/1,13 m3 đất đắp (K95)
Khối lượng đất còn phải đắp thêm là: B-0,4A/1,13.
Khối lượng vận chuyển đất đào thừa là 0,6A. lắp khối lượng 0,6A này vào định mức vận chuyển để tính chi phí vận chuyển (định mức vận chuyển đã xét đến độ rời, độ lổng chổng của đất do được đào lên).
Các bạn có ý kiến bổ sung thêm nhé.
 
Đọc lại Định mức 1776, phần chương 2: đào đắp đất công trình, phần thuyết minh:
“Định mức đào đất tính cho 1m3 đất nguyên thổ nơi đào.
Định mức đắp đất tính cho m3 đắp đo tại nơi đắp.
Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp như bảng kèm theo.
Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất”.

Trên cơ sở đó tôi hiểu như sau:
A là khối lượng đất đào (đo bằng kích thước –nguyên thổ). B là khối lượng cần đắp.
0,4 A sẽ là khối lượng đất đào ra đem đắp. Khối lượng này sẽ đắp được: 0,4A/1,13 m3 đất đắp (K95)
Khối lượng đất còn phải đắp thêm là: B-0,4A/1,13.
Khối lượng vận chuyển đất đào thừa là 0,6A. lắp khối lượng 0,6A này vào định mức vận chuyển để tính chi phí vận chuyển (định mức vận chuyển đã xét đến độ rời, độ lổng chổng của đất do được đào lên).
Các bạn có ý kiến bổ sung thêm nhé.
Theo ĐM 1776 Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp. Mà hệ số: 1,13, thì khối lượng cần để đắp nhân với hệ số. Còn hệ số: 1,14 hệ số chuyển đổi từ đất từ đất tự nhiên sang đất tơi.
 
Mình đang làm dự toán đường, có trường hợp này đang phân vân mong các bạn tư vấn:
- Khối lượng đào nền đường A(m3), Khối lượng đất cần đắp B(m3) đắp K95, Mình tính tận dụng 40% đất đào để đắp. Trường hợp này : B>Ax40%.
- Khối lượng đất đào để đắp: Sẽ đươc tính như thế nào:
+TH1: Khối lượng đất đào để đắp: (B-Ax40%)x1,13x1,14.
+TH2: Khối lượng đất đào để đắp: Bx1,13x1,14-Ax40%.
Nếu theo TH1 thì khối lượng đất thừa vận chuyển đổ đi là bao nhiêu?
Nếu theo TH2 thì khối lượng đất đào tận dụng để đắp không tính đến hệ số chuyển đổi đất?
Theo mình:
- Tổng KL đất cần đào để đắp là Bx1,13.
- KL đất đã có (tận dụng) là Ax40%
KL đất còn lại cần đào để đắp là: Bx1,13-Ax40%
KL đất vận chuyển đi là Ax60%.
Bạn xem lại trong thuyết minh ĐM 1776:
- Đơn giá đào đất tính cho đào 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào
- Đơn giá đắp đất tính cho 1m3 đo tại nơi đắp
- Đào để đắp bằng KL đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi đất tự nhiên cần đào để đắp như bảng kèm theo (ở đây là 1,13).
Không hiểu bạn dùng hệ số 1,14 ở đây làm gì vì các KL đào và đắp đều tính đất nguyên thổ tại nơi đào và nơi đắp
 
ducminhpham và thongktnl đã trả lời hoàn toàn chính xác.
1. Khối lượng đất còn phải đắp (không tính phần tận dụng) là: B-0,4A/1,13.
2. Khối lượng đất còn lại cần đào để đắp là: Bx1,13-Ax40%.
3. Khối lượng vận chuyển đất đào thừa (đổ thải) là 0,6A.
4. Dù là đất tận dụng để đắp, nhưng cũng cần có sơ đồ điều phối để tính cự ly vận chuyển đến vị trí đắp.
5. Lưu ý sử dụng dây chuyền máy đào và ô tô vận chuyển có công suất phù hợp theo định mức.
6. Không tính tới hệ số chuyển đổi từ đất từ đất tự nhiên sang đất tơi (bạn tạm tính là 1,14).
 
2. Khối lượng đất còn lại cần đào để đắp là: Bx1,13-Ax40%.
6. Không tính tới hệ số chuyển đổi từ đất từ đất tự nhiên sang đất tơi (bạn tạm tính là 1,14).
Bác trình chốt lại là anh em yên tâm rồi nhé.
Món sơ đồ điều phối để tính cự lý vận chuyển đến vị trí đắp là quan trọng đất. là khoa học trong thi công.

Theo tôi chú ý: không nên để ý đến hệ số tơi xốp khi tính toán, dễ gây rối, nhầm lẫn. vì có hệ số chuyển đổi trực tiếp từ đất đào --> đắp rồi (1,13 với đất đắp K95), Còn hệ số tơi xốp thì nó ẩn trong định mức vận chuyển rồi, quan tâm sau. ví dụ hệ số này, Bác cường nêu ra 1,14 (Hôm qua tra mãi trong 1776 và 1784 mãi không thấy 1, 14 đâu :D).
Phần thuyết minh 1776 chương này có đoạn: Đào đất để đắp hoặc đắp đất (bằng đất có sẵn tại nơi đắp) công trình chư­a tính đến hao phí n­ớc phục vụ t­ới ẩm. Khi xác định lư­ợng nư­ớc t­ới ẩm, Chủ đầu tư­ và tổ chức tư­ vấn thiết kế căn cứ vào chỉ tiêu khối l­ượng nư­ớc thí nghiệm của từng loại đất đắp và theo mùa trong năm để bổ sung vào định mức.
Xin hỏi Bác cường đợt này lập dự toán, hay các bác có kinh nghiệm đã làm theo hướng dẫn này chia sẻ để anh em hiểu thêm nhé. vì từ trước đến nay ít có người bổ sung chi phí này vào đơn giá đào đắp đất.
 
Last edited by a moderator:
Bác trình chốt lại là anh em yên tâm rồi nhé.
Món sơ đồ điều phối để tính cự lý vận chuyển đến vị trí đắp là quan trọng đất. là khoa học trong thi công.
Trường hợp không có đất đào để đắp, thì khối lượng đất mua về đắp là: (Bx1,13-Ax40%.)/1,13*K. Mình nhớ mang máng hay dùng với K95 thì K=1,16 thì phải.
Theo tôi chú ý: không nên để ý đến hệ số tơi xốp khi tính toán, dễ gây rối vì có hệ số chuyển đổi từ đất đào --> đắp rồi, Còn hệ số tơi xốp thì nó ẩn trong định mức vận chuyển rồi, quan tâm sau. ví dụ hệ số này, Bác cường nêu ra 1,14 (Hôm qua tra mãi trong 1776 và 1784 mãi không thấy :D.

Chào bác!
Hệ số tơi xốp 1.14 khi chuyển đổi từ đất tự nhiên sang đất tơi xốp nằm trong phụ lục số 3, dòng cuối cùng, trang cuối cùng của tiêu chuẩn TCVN 4447-1987- Công tác đất, quy phạm thi công và nghiệm thu, trước mình cũng là sử dụng cái này rồi. Bác tra tiêu chuẩn ngay nhé.
 
Back
Top