Công tác khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi

fairplay999

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
9/7/10
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Chào các bác! E có 2 câu hỏi nhờ các bác tư vấn:
1. Thông tư 10/2019/TT-BXD mục khoan cọc khoan nhồi mã AC.32000 thuyết minh có ghi:
"Các công tác chuẩn bị, khoan tạo lỗ, hạ và rút ống vách bảo vệ phần miệng lỗ khoan, xử lý cặn lắng, thổi rửa lỗ khoan, kiểm tra; hoàn thiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật."
Đồng thời lắp đặt ống vách cọc khoan nhồi có mã riêng AC.34500 và trong đó phải dùng búa rung để hạ ống vách (quy trình thi công cũng nói việc này).
TVTK đang hiểu công tác khoan cọc nhồi mã AC.32000 đã bao gồm lắp đặt ống vách, nên không bổ sung chi phí lắp đặt riêng mã AC.34500 nữa. Như vậy có phù hợp không ah?
2. Mã khoan cọc nhồi AC.32000 trên cạn hao phí máy thi công gồm: máy khoan momen xoay và cần cẩu, định mức hao phí máy trong mỗi công tác bằng nhau. Vậy định mức đây có phải là mũi khoan momen xoay này được gắn trên máy cơ sở là cần cẩu để thực hiện công tác khoan không ah? Vì ngoài dạng khoan này thì còn loại máy chuyên dụng khoan cọc nhồi như máy Bauer.
 

nguyen quang hanh

Thành viên mới
Tham gia
15/12/15
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Vấn đề của bạn theo cách hiểu của mình thì:
- 1. Việc áp mã AC.34500 để hạ ống vách hay không là do biện pháp thi công, cụ thể:
+ Nếu biện pháp thi công thể hiện trình tự thi công là sử dụng búa rung để hạ ống vách sau đó mới khoan thì bạn sử dụng mã AC.34500 để tính chi phí cho công tác hạ ống vách bằng búa rung;
+ Mã AC.32000 theo mình hiểu là công việc hạ ống vách thực hiện như sau: đầu tiên định vị tim coc, khoan tạo lỗ trước (vd ống vách của bạn dài 6m thì khoan trước tạo lỗ với chiều sâu là 5,5m), sau đó hạ ống vách bằng cẩu, ống vách sẽ tự hạ do trọng lượng bản thân.
- 2. Máy khoan được gắn trên máy cẩu để thực hiện công tác khoan lỗ.
 

fairplay999

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
9/7/10
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Vấn đề của bạn theo cách hiểu của mình thì:
- 1. Việc áp mã AC.34500 để hạ ống vách hay không là do biện pháp thi công, cụ thể:
+ Nếu biện pháp thi công thể hiện trình tự thi công là sử dụng búa rung để hạ ống vách sau đó mới khoan thì bạn sử dụng mã AC.34500 để tính chi phí cho công tác hạ ống vách bằng búa rung;
+ Mã AC.32000 theo mình hiểu là công việc hạ ống vách thực hiện như sau: đầu tiên định vị tim coc, khoan tạo lỗ trước (vd ống vách của bạn dài 6m thì khoan trước tạo lỗ với chiều sâu là 5,5m), sau đó hạ ống vách bằng cẩu, ống vách sẽ tự hạ do trọng lượng bản thân.
- 2. Máy khoan được gắn trên máy cẩu để thực hiện công tác khoan lỗ.
Cám ơn bác!
Biện pháp đưa ra vẫn sử dụng búa rung để hạ ống vách. Tuy nhiên, do định mức AC.32000 đã thuyết minh "Các công tác chuẩn bị, khoan tạo lỗ, hạ và rút ống vách bảo vệ phần miệng lỗ khoan, xử lý cặn lắng, thổi rửa lỗ khoan, kiểm tra; hoàn thiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật." Trong đó có ghi công tác "bao gồm hạ và rút ống vách bảo vệ phần miệng lỗ khoan", vì vậy đây là lý do TVTK không bổ sung chi phí hạ và rút ống vách riêng.
 

Top