Công thức tính toán tiên lượng

  • Khởi xướng Khởi xướng Trần Duy Khoa
  • Ngày gửi Ngày gửi
T

Trần Duy Khoa

Guest
Đối với công tác làm dự toán thì phần tính toán tiên lượng là không thể thiếu. Vì vậy em mạo muội lập đề tài này để các đàn anh, đàn chị tham gia để các đàn em rút được thêm một số kinh nghiệm trong tính toán phục vụ công việc được tốt và nhanh hơn. Rất mong được mọi người nhiệt tình tham gia. Thân chào!!!
 
Mình mở hàng nha! Hy vọng là đem đến sựu sôi động cho Room này!

File này chẳng biết lấy từ đâu nữa. Để tính chi phí Vận chuyển VL chắc hữu dụng.
 

File đính kèm

có bác nào đã tham gia đấu thầu TVGS, cho tôi xin file lập dự toán được không,
xin gửi về: email: conduongdep@yahoo.com
 
có bác nào đã tham gia đấu thầu TVGS, cho tôi xin file lập dự toán được không,
xin gửi về: email: conduongdep@yahoo.com

Mời bạn link theo đường dẫn dưới đây.
Tuy nhiên đây là bảng tính đã lâu rồi nên nếu dùng bạn tham khảo thêm các chế độ chính sách hiện thời để vận dụng cho hợp lý.
 

File đính kèm

Anh cao thủ Kính mến! (Hì hỏi han nên phải lễ độ)
Em vừa đọc qua nghị định 99 mới đây trong nghị định có nói rằng sau này các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng
Vậy kỹ sư định giá xây dựng phải có đáp ứng đc điều kiện gì, Bộ XD đã có văn bản gì để hướng dẫn việc này chưa. Anh Thế Anh ở Viện Kinh Tế chắc những cái này có manh nha gì thì biết trước. Tư vấn cho em 1 chút vì em học ĐH Xây dựng nhưng không phải chuyên ngành kinh tế Xây Dựng mà.
 
Việc đo bóc tiên l­ượng này em thấy phải đính kèm với bản vẽ mới rõ được, chứ không có bản vẽ thì khó cả hỏi và trả lời, các bác có nhiều kinh nghiệm với càng nhiều loại công trình thì xin có thể đưa ra càng nhiều các ví dụ và chỉ dẫn cho đàn em học tập với ạ
 
Hay là các bác mở hẳn 1 lớp học bóc tiên lượng đi, vì bọn em ít kinh nghiệm mà
 
Em vừa đọc qua nghị định 99 mới đây trong nghị định có nói rằng sau này các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng
Vậy kỹ sư định giá xây dựng phải có đáp ứng đc điều kiện gì, Bộ XD đã có văn bản gì để hướng dẫn việc này chưa.

Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Nhiều trọng trách phải có chứng chỉ hành nghề mới được đảm nhiệm (chủ nhiệm điều hành dự án, chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình...).
Một vấn đề rất quan trọng đó là giá và chi phí xây dựng công trình thì trước đến nay người ta vẫn quan niệm là: vấn đề này quá dễ, học xong lớp 3 biết tính toán cộng trừ nhân chia là làm được hoặc biết kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế mới quan trọng vấn đề kinh tế xây dựng tìm hiểu lúc nào mà chả được. Hậu quả của quan niệm này là gì:
-> 100 dự án đầu tư xây dựng công trình thì 101 tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư, kèm theo đó là lập lại, thẩm tra lại, phê duyệt lại.
-> 100 bản dự toán chi phí xây dựng công trình thì 101 giá trị khác xa so với thực tế lúc quyết toán (khác quá xa sự cho phép đối với một bản Dự kiến tính toán đặt ra đối với một sản phẩm do người chuyên nghiệp làm).
-> Tiền của đổ xuống sông xuống biển nhiều do sự yếu kém của công tác này. Tiết kiệm đề xê thép, hao hụt ván khuôn, rơi vãi vật liệu ở công trường chẳng có ý nghĩa gì.
... về đấu thầu, về thanh quyết toán và còn nhiều thứ nữa (có thể TA nói hơi quá, nhưng thực tế chỉ quanh quanh khoảng đó).

Để khắc phục tình trạng không phải ông "trình độ lớp 3" nào cũng được đảm nhiệm công việc cực kỳ quan trọng này. Khái niệm "Kỹ sư định giá" và những yêu cầu bắt buộc về năng lực của "ông này" ra đời, TA hiểu nôm na là vậy, vấn đề này còn thảo luận kể cả trước và sau khi có các quy định rõ ràng của Nhà nước.
Và bạn thấy đấy để đạt được chứng chỉ Kỹ sư định giá (hạng 1 hay hạng A) có lẽ ngoài việc thuộc lòng mọi căn phòng, ngõ ngách, đường đi lối lại của Ngôi nhà xây dựng chắc bạn còn phải trang bị nhiều.
 
Last edited by a moderator:
Đối với công tác làm dự toán thì phần tính toán tiên lượng là không thể thiếu. Vì vậy em mạo muội lập đề tài này để các đàn anh, đàn chị tham gia để các đàn em rút được thêm một số kinh nghiệm trong tính toán phục vụ công việc được tốt và nhanh hơn. Rất mong được mọi người nhiệt tình tham gia. Thân chào!!!

Theo như ý của bạn thì mình nghĩ nên đổi tên topic thành "cách thức" hoặc "phương pháp tính toán tiên lượng" sẽ đầy đủ và hợp lý hơn. Các công thức chỉ đơn thuần là công cụ trong việc bóc tách, để làm được tốt thì công cụ chưa đủ.

Theo mình, người làm dự toán phải tự đặt mình vào vai nhà thầu thi công thì mới bóc tách được kỹ càng. Có thể chia ra 1 vài bước đơn giản thế này:
- List và kiểm tra kỹ đầu việc - bạn phải nắm được khá rõ quy trình thi công.
- Kiểm tra sự thống nhất giữa các bản vẽ - cái này các bác kiến trúc, kết cấu, điện, nước... rất hay "đá" nhau - thống nhất những điểm sai khác với chủ trì rồi mới chốt con số dùng để tính toán.
- Kiểm, tốt nhất là kiểm chéo.

Đó là về nguyên lý, còn trong thực hiện còn nhiều vấn đề cần chú ý, mong mọi người bổ sung thêm. Thí dụ:
1. Nhiều người bóc tách đủ kích thước hình học: a*b*c... nhưng không nêu rõ vị trí cấu kiện như từ trục nào tới trục nào, cao độ nào... Giá trị dự toán không sai nhưng rất khó kiểm, thẩm tra, thẩm định. Tuy nhiên trục, cao độ... trên bản KT và KC cũng rất hay "đá" nhau.
2. Rất nhiều dự toán không trừ giao cắt cấu kiện (đồng nghiệp có thể thông cảm là bị "ép tiến độ", nhưng...)
3. Lưu ý nhiều bản vẽ thống kê cho 1 cấu kiện mà không thể hiện rõ tổng sổ cấu kiện, số cấu kiện nằm ở các cao độ thi công khác nhau.
4.....mọi người bổ sung thêm. Thanks!
 
Các bác cho em hỏi : khi bóc tiên lượng bê tông phần xà dầm, giằng nhà với phần dầm liên kết với sàn có nên tính bê tông phần sàn vào dầm không ạ? E đã thử và thấy sẽ rất fức tạp cho việc tính bê tông đổ sàn vì còn fải trừ đi fần bê tông dầm đã tính. Vậy có nên áp dụng không ạ? E đang vào nghề mong các bác sư phụ chỉ dẫn. E còn rất rất nhiều thứ muốn hỏi?
Còn khi bóc phần ốp có fải bóc cả phần trát trước khi ốp không ạ?
 
các sư phụ cho em hỏi khi em ktra 1 bản dự toán thấy khi tính khối lượng phần trát lại lấy bằng 1/3 diện tích ván khuôn. em thấy lạ quá. Như thế là đúng hay sai? ( lần đầu tiên em kiểm tra dự toán mà!)
 
Các bác cho em hỏi : khi bóc tiên lượng bê tông phần xà dầm, giằng nhà với phần dầm liên kết với sàn có nên tính bê tông phần sàn vào dầm không ạ? E đã thử và thấy sẽ rất fức tạp cho việc tính bê tông đổ sàn vì còn fải trừ đi fần bê tông dầm đã tính. Vậy có nên áp dụng không ạ? E đang vào nghề mong các bác sư phụ chỉ dẫn. E còn rất rất nhiều thứ muốn hỏi?
Còn khi bóc phần ốp có fải bóc cả phần trát trước khi ốp không ạ?

- Bạn đã tính vào 1 trong 2 công tác đó thì công tác còn lại không tính vào làm gì nữa. Theo kinh nghiệm của mình thì bạn nên bóc phần dầm trước( khi nào bó tiên lượng thì cũng bóc từ dưới lên trên mà:D). Sau đó bêtông phần sàn chỉ tính phần lọt lòng giữa các ô tạo ra bởi các dầm ngang và dọc thôi.
- Định mức công tác ốp đã có phần tạo mặt trước rồi, ta không tính phần công tác trát vào trong đó. Không có ai đi trát và láng mặt rồi ốp cả bạn àh. Thân chào!!!
 
các sư phụ cho em hỏi khi em ktra 1 bản dự toán thấy khi tính khối lượng phần trát lại lấy bằng 1/3 diện tích ván khuôn. em thấy lạ quá. Như thế là đúng hay sai? ( lần đầu tiên em kiểm tra dự toán mà!)

Cái này thì lẫn đầu tiên mình nghe đấy. Sao lại bằng 1/3 mà không phải là bằng nguyên diện tích ván khuôn chứ. Bạn suy nghĩ lại cho phần công tác ván khuôn dầm, sàn, với công tác trát dầm, sàn đi sẽ rõ thôi. Thân chào!!!
 
Bóc tiên lượng

Các bác cho em hỏi : khi bóc tiên lượng bê tông phần xà dầm, giằng nhà với phần dầm liên kết với sàn có nên tính bê tông phần sàn vào dầm không ạ? E đã thử và thấy sẽ rất fức tạp cho việc tính bê tông đổ sàn vì còn fải trừ đi fần bê tông dầm đã tính. Vậy có nên áp dụng không ạ? E đang vào nghề mong các bác sư phụ chỉ dẫn. E còn rất rất nhiều thứ muốn hỏi?
Còn khi bóc phần ốp có fải bóc cả phần trát trước khi ốp không ạ?

:cool:Hơi phức tạp chút nhưng giá trị sẽ tăng lên đáng kể đấy, theo kinh nghiệm của mình phần khối lượng giao nhau thì nên ưu tiên tính toán cho những phần khối lượng có đơn giá cao hơn (nếu là TV thiết kế) còn là CĐT thì làm ngược lại, keke:beat:
 
Kiểm tra kỹ!

các sư phụ cho em hỏi khi em ktra 1 bản dự toán thấy khi tính khối lượng phần trát lại lấy bằng 1/3 diện tích ván khuôn. em thấy lạ quá. Như thế là đúng hay sai? ( lần đầu tiên em kiểm tra dự toán mà!)

:confused: Bạn hỏi không rõ, mình không biết là khối lượng trát phần nào tính bằng 1/3 diện tích ván khuôn và ván khuôn của cấu kiện nào (cột, dầm hay sàn?). Bạn nên kiểm tra lại xem công trình đó có làm trần treo không? nếu có thì những chỗ làm trần treo không trát.!?:p
 
ưu tiên đơn giá cao là đúng. Nhưng điều đó theo tui hợp với nhà thầu thi công hơn vì nếu là TVTK làm thế sẽ phức tạp hơn. Tính dầm chỉ tính vk thành với chiều cao trừ sàn. còn tính sàn tính băng cả sẽ nhanh hơn rất nhiều.
 
E cảm ơn các bác đã reply cho e. Tiện đây cho em hỏi luôn là tại sao khi bóc các phần dưới cốt 0,000 đều cho là phần móng hết ạ, kể cả phần cổ cột, chứ không đơn thuần phần móng chỉ bao gồm cọc, đài và giằng?
Đôi khi lúc đọc bản vẽ em kiểm tra thấy có đôi chỗ bị thừa cốt thép, ví dụ như khối bê tông rộng 600mm, cốt thép có bước là a150 nhưng vẫn cho là 5 thanh phi 18, nhưng còn phải tính đến lớp bê tông bên ngoài . vậy những chỗ như vậy nếu không sai sót thì xử lý sao ạ?
 
Đây không xem là sai sót đâu, nhiều khi TVTK cố ý làm như thế., nguyên tắc làm dự toán thường là tình càng chính xác càng tốt, nhưng thực tế khi tính dự toàn thì thường tính dư ra 1 chút, còn phần dưới cốt 0.00 thì gọi là móng. ko biết giải thích thế nào nhưng mà dưới nền ( cốt 0.00 ) không là móng thì là cái gì , vì thế nên lấy dự toán theo móng. ( đào móng, bê tông móng,...)
 
E cảm ơn các bác đã reply cho e. Tiện đây cho em hỏi luôn là tại sao khi bóc các phần dưới cốt 0,000 đều cho là phần móng hết ạ, kể cả phần cổ cột, chứ không đơn thuần phần móng chỉ bao gồm cọc, đài và giằng?
Đôi khi lúc đọc bản vẽ em kiểm tra thấy có đôi chỗ bị thừa cốt thép, ví dụ như khối bê tông rộng 600mm, cốt thép có bước là a150 nhưng vẫn cho là 5 thanh phi 18, nhưng còn phải tính đến lớp bê tông bên ngoài . vậy những chỗ như vậy nếu không sai sót thì xử lý sao ạ?

- Cổ cột dưới 0.000 tính vào móng, xưa nay vẫn vậy.
- Sai cái ghi về a150 thôi, thống kê 5 thì DT tính là 5
 
Last edited by a moderator:
Các bác cho em hỏi khi em rất nhiều dự toán thấy khi tính khối lượng phần đất đắp lấy bằng 1/3 khối lượng đất đào. Không biết ở đâu quy định cái này. Như thế là đúng hay sai?Trước đây em làm thi công bị lỗ rất nhiều vì cái đó.
 
Back
Top