Em vừa đọc qua nghị định 99 mới đây trong nghị định có nói rằng sau này các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng
Vậy kỹ sư định giá xây dựng phải có đáp ứng đc điều kiện gì, Bộ XD đã có văn bản gì để hướng dẫn việc này chưa.
Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Nhiều trọng trách phải có chứng chỉ hành nghề mới được đảm nhiệm (chủ nhiệm điều hành dự án, chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình...).
Một vấn đề rất quan trọng đó là giá và chi phí xây dựng công trình thì trước đến nay người ta vẫn quan niệm là: vấn đề này quá dễ, học xong lớp 3 biết tính toán cộng trừ nhân chia là làm được hoặc biết kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế mới quan trọng vấn đề kinh tế xây dựng tìm hiểu lúc nào mà chả được. Hậu quả của quan niệm này là gì:
-> 100 dự án đầu tư xây dựng công trình thì 101 tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư, kèm theo đó là lập lại, thẩm tra lại, phê duyệt lại.
-> 100 bản dự toán chi phí xây dựng công trình thì 101 giá trị khác xa so với thực tế lúc quyết toán (khác quá xa sự cho phép đối với một bản Dự kiến tính toán đặt ra đối với một sản phẩm do người chuyên nghiệp làm).
-> Tiền của đổ xuống sông xuống biển nhiều do sự yếu kém của công tác này. Tiết kiệm đề xê thép, hao hụt ván khuôn, rơi vãi vật liệu ở công trường chẳng có ý nghĩa gì.
... về đấu thầu, về thanh quyết toán và còn nhiều thứ nữa (có thể TA nói hơi quá, nhưng thực tế chỉ quanh quanh khoảng đó).
Để khắc phục tình trạng không phải ông "trình độ lớp 3" nào cũng được đảm nhiệm công việc cực kỳ quan trọng này. Khái niệm "Kỹ sư định giá" và những yêu cầu bắt buộc về năng lực của "ông này" ra đời, TA hiểu nôm na là vậy, vấn đề này còn thảo luận kể cả trước và sau khi có các quy định rõ ràng của Nhà nước.
Và bạn thấy đấy để đạt được chứng chỉ Kỹ sư định giá (hạng 1 hay hạng A) có lẽ ngoài việc thuộc lòng mọi căn phòng, ngõ ngách, đường đi lối lại của Ngôi nhà xây dựng chắc bạn còn phải trang bị nhiều.