Ngày 08/5, Bộ Xây dựng đã có công văn 907/BXD-KTXD gửi Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước về việc xác định tiền lương nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Thực hiện Luật lao động số 10/2012/QH13, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Bộ Xây dựng đang triển khai thực hiện việc xây dựng mức lương đầu vào cùng với hệ thống thang lương, bảng lương, hệ số cấp bậc của công nhân xây dựng làm cơ sở xác định đơn giá, lập dự toán xây dựng công trình. Trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể về tiền lương nêu trên, đề nghị các địa phương, các Bộ, Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước… thực hiện việc xác định chi phí tiền lương nhân công phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở điều tra, khảo sát mức giá nhân công xây dựng thực tế trên thị trường lao động làm căn cứ điều chỉnh chi phí nhân công trong các tập đơn giá, hoặc tính toán chi phí nhân công trong đơn giá, dự toán xây dựng công trình cho phù hợp.
Đơn giá nhân công trên thị trường là mức giá nhân công cho một công việc được xác định trên thị trường tại một khu vực hoặc địa phương nhất định. Mỗi công việc sẽ có các mức giá nhân công khác nhau, giá nhân công phụ thuộc vào trình độ tay nghề, uy tín của người lao động và quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Đơn giá nhân công trung bình trên thị trường cho một công việc là trung bình số học các đơn giá nhân công khác nhau có trên thị trường để thực hiện công việc đó.
Đơn giá nhân công để xác định đơn giá trong chi phí trực tiếp của dự toán xây dựng công trình là đơn giá nhân công trung bình trên thị trường, không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước đã được tính trong chi phí chung (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp…).
Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước căn cứ ý kiến trên, hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công trong các tập đơn giá, hoặc tính toán chi phí nhân công trong đơn giá, dự toán xây dựng công trình làm cơ sở để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
P/s: Đại ý của văn bản này là các địa phương, đơn vị tạm thời không nhắc đến, phanh không dùng NĐ 182 và NĐ 103.
Thực hiện Luật lao động số 10/2012/QH13, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Bộ Xây dựng đang triển khai thực hiện việc xây dựng mức lương đầu vào cùng với hệ thống thang lương, bảng lương, hệ số cấp bậc của công nhân xây dựng làm cơ sở xác định đơn giá, lập dự toán xây dựng công trình. Trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể về tiền lương nêu trên, đề nghị các địa phương, các Bộ, Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước… thực hiện việc xác định chi phí tiền lương nhân công phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở điều tra, khảo sát mức giá nhân công xây dựng thực tế trên thị trường lao động làm căn cứ điều chỉnh chi phí nhân công trong các tập đơn giá, hoặc tính toán chi phí nhân công trong đơn giá, dự toán xây dựng công trình cho phù hợp.
Đơn giá nhân công trên thị trường là mức giá nhân công cho một công việc được xác định trên thị trường tại một khu vực hoặc địa phương nhất định. Mỗi công việc sẽ có các mức giá nhân công khác nhau, giá nhân công phụ thuộc vào trình độ tay nghề, uy tín của người lao động và quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Đơn giá nhân công trung bình trên thị trường cho một công việc là trung bình số học các đơn giá nhân công khác nhau có trên thị trường để thực hiện công việc đó.
Đơn giá nhân công để xác định đơn giá trong chi phí trực tiếp của dự toán xây dựng công trình là đơn giá nhân công trung bình trên thị trường, không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước đã được tính trong chi phí chung (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp…).
Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước căn cứ ý kiến trên, hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công trong các tập đơn giá, hoặc tính toán chi phí nhân công trong đơn giá, dự toán xây dựng công trình làm cơ sở để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
P/s: Đại ý của văn bản này là các địa phương, đơn vị tạm thời không nhắc đến, phanh không dùng NĐ 182 và NĐ 103.