CPDP trượt gia đối với CTXD có thời gian xây dựng tính bằng tháng?

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm tích cực
325
Điểm thành tích
83
Về chi phí dự phòng trượt giá, theo TT04/2010/TT-BXD, khi tính dự toán công trình được áp dụng công thức 1.6 trong PL1, trong đó thời gian tính trượt giá là thời gian xây dựng công trình được tính bằng tháng, quý, năm. Vấn đề là nếu tính thời gian xây dựng bằng tháng thì Ixdbq trong công thức tính thế nào khi mà BXD không công bố chỉ số giá xây dựng theo tháng mà theo quý?
Mong các đồng nghiệp cùng trao đổi vấn đề này.
 
1. Em tính thế này có đúng không Đồng nghiệp
Ithángbq = (Ixdbq)^1/12
Iquýbq = (Ixdbq)^1/4
2. Trong công thức 1.6 PL1 Thông tư số 04/2010/TT-BXD có nói : "Ixdbq là mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán". Em và một số đồng nghiệp khác thấy rằng câu giải thích này sẽ dẫn tới hiểu lầm Ixdbq là bình quân các chỉ số giá của 3 năm gần nhất. Vậy, nhân tiện vấn đề mà đồng nghiệp nêu ra em xin phép được nghe ý kiến cũng như xin đồng nghiệp một công thức để xác định Ixdbq.
Chúc đồng nghiệp luôn mạnh khoẻ và công tác tốt ạ!
 
Kiến nghị phương pháp tính Ixdctbq trong công thức 1.6

1. Em tính thế này có đúng không Đồng nghiệp
Ithángbq = (Ixdbq)^1/12
Iquýbq = (Ixdbq)^1/4
2. Trong công thức 1.6 PL1 Thông tư số 04/2010/TT-BXD có nói : "Ixdbq là mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán". Em và một số đồng nghiệp khác thấy rằng câu giải thích này sẽ dẫn tới hiểu lầm Ixdbq là bình quân các chỉ số giá của 3 năm gần nhất. Vậy, nhân tiện vấn đề mà đồng nghiệp nêu ra em xin phép được nghe ý kiến cũng như xin đồng nghiệp một công thức để xác định Ixdbq.
Chúc đồng nghiệp luôn mạnh khoẻ và công tác tốt ạ!
Cám ơn em đã quan tâm đến vấn đề tôi đặt ra để thảo luận.
Theo tôi:
1. Điểm 1 em nêu ra 2 công thức tính có thể sử dụng được.
2. Vấn đề tính Ixdbq trong công thức 1.6 PL TT04/2010 tôi có ý kiến như sau:
+ Giải thích của TT04 về Ixdbq cũng đúng nhưng khi vận dụng phải khéo mới tính chính xác được.
+ Cụ thể như sau (theo tôi):
- "Chỉ số giá" thực chất là "chỉ số phát triển" bao gồm chỉ số giá định gốc và chỉ số giá gốc liên hoàn (chỉ số giá liên hoàn).
- "Mức tăng bình quân" (của một đại lượng ngẫu nhiên) được xác định bằng hiệu số của "chỉ số phát triển bình quân" trừ (-) 1. Trong đó "chỉ số phát triển bình quân" được tính bằng bình quân nhân các chỉ số gốc liên hoàn.
- "Mức độ trượt giá bình quân" cần hiểu là mức tăng (giảm) giá bình quân ("Mức tăng bình quân" của giá) chứ không được hiểu là "chỉ số giá bình quân", nghĩa là không được hiểu Ixdbq là bình quân các chỉ số giá của 3 năm gần nhất.
- Vấn đề đang gây khó khăn cho người sử dụng công thức là TT04 không hướng dẫn cụ thể cách tính "Mức độ trượt giá bình quân" (Ixdbq) như thế nào. Người thì cho là bình quân cộng đơn giản 3 chỉ số giá của 3 năm gần nhất, người thì cho là phải tính bình quân nhân của 3 "chỉ số giá liên hoàn" của 3 năm gần nhất, người thì chẳng hiểu tính thế nào, ...
---> Theo tôi, để tính đúng Ixdbq trong công thức 1.6 của TT04 có thể thực hiện như sau:
(1) Chọn 3 năm gần nhất với thời điểm tính toán (không kể các năm có biến động giá bất thường).
(2) Tính chỉ số giá liên hoàn của 3 năm đã lựa chọn bằng cách chia chỉ số giá xây dựng của năm sau cho chỉ số giá xây dựng của năm trước.
(3) Tính trung bình nhân của các chỉ số giá liên hoàn vừa xác định ở bước 2 bằng cách lấy căn bậc 3 của tích các chỉ số giá liên hoàn.
(4) Tính "Mức trượt giá bình quân" = Trung bình nhân của các chỉ số giá liên hoàn (xác định ở bước 3) trừ (-) 1.

Một ý kiến nữa của tôi là: Để tránh sự nhầm lẫn hiện nay trên thực tế áp dụng công thức 1.6 thì nên chăng:
- Không ký hiệu "Mức độ trượt giá xây dựng bình quân" là Ixdctbq mà nên ký hiệu bằng một ký tự khác.
- Nên có hướng dẫn cụ thể cách tính (chẳng hạn như cách tính nêu trên - nếu đúng).
- Tốt nhất là nên có một số VD cụ thể.

Mong các đồng nghiệp luận bàn thêm.
 
Dạ, cảm ơn Đồng nghiệp rất nhiều ạ! Cũng tại vì trong thông tư không nói rõ cách tính, rồi sử dụng kí hiệu tương đối trùng lặp,thành ra có nhiều cách hiểu và cách tính khác nhau, mà điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của mỗi người. Chắc chắn là sẽ có một số vướng mắc để tính đúng Ixdbq như đồng nghiệp đã đưa ra nếu mà chưa biết đến các chỉ số CPI, tỷ lệ lạm phát, chỉ số phát triển... Nên đã là thông tư thì nên giải thích rõ ràng để giảm thiểu những vướng mắc không đáng có.
 
Last edited by a moderator:
Tính dự phòng do yếu tố trượt giá theo 04/2010/TT-BXD

Mình up 1 file tính dự phòng do yếu tố trượt giá theo 04/2010/TT-BXD mà mình lập. Trong đó có 2 trường hợp: tính dự phòng do yếu tố trượt giá theo thời gian xây dựng công trình bằng Quý và Năm.
AE xem rồi có gì trao đổi lại nhé, để được cách tính dự phòng cho chính xác.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của ae!
 

File đính kèm

Tính dự phòng do yếu tố trượt giá theo 04/2010/TT-BXD

Mình đã xem file của bạn Xuanvuong123, mình có ý kiến như thế này:
- Hiện nay Bộ xây dựng đã có QĐ số 778/QĐ-BXD ngày 20/8/2010 V/v công bố chỉ số giá xây dựng quý I và quý II năm 2010 trong đó có ví dụ tính mức độ trượt giá bình quân được xác định bằng bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn. Như vậy cách tính của bạn sẽ phải điều chỉnh một chút.
 
Tôi có cách tính khác một chút mọi người cho ý kiến
 

File đính kèm

Tính dự phòng trượt giá theo 04/2010/TT-BXD

Mình đã xem file của bạn Xuanvuong123, mình có ý kiến như thế này:
- Hiện nay Bộ xây dựng đã có QĐ số 778/QĐ-BXD ngày 20/8/2010 V/v công bố chỉ số giá xây dựng quý I và quý II năm 2010 trong đó có ví dụ tính mức độ trượt giá bình quân được xác định bằng bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn. Như vậy cách tính của bạn sẽ phải điều chỉnh một chút.

Trong QĐ 778/QĐ-BXD có 1 ví dụ về cách tính mức độ trượt giá bình quân Quý (IxdCTbpQuý) bằng cách bình quân cộng (+) của các Quý liên tiếp. Theo tôi tính bằng cách trung bình công (+) như thế thì không đúng lắm, phải tính bằng trung bình nhân (x) của các Quý liên tiếp (căn bậc n của tích các chỉ số giá XD liên hoàn mới chính xác nhất).------------------Ví dụ: xét 1 bài toán tính IxdCTbpQuý của các quý liên tiếp (giả sử tính trong 5 quý liên tiếp)----------------------------Gọi IxdCTbpQuý = a, ta có:-------------------------------------------------------------------------------------------thời gian --- Quý0(gốc)----- Q1/Q0 --------Q2/Q1 ---------Q3/Q2--------- Q4/Q3 ----------Q5/Q4------------------- CSGXDLH(1)--- 1 -------------a1------------ a2 -------------a3 -------------a4------------- a5------------- CSGXDLH(2)--- 1--------------a -------------a---------------a---------------a---------------a--------------------Trong đó:----------------------------------------------------------------------------------------------------------- + CSGXDLH(1): là chỉ số giá xây dựng liên hoàn (đã biết) tính dựa trên chỉ số giá xây dựng của các Quý (trong ví dụ của QĐ 778 thì: a1;a2;a3;a4;a5 lần lượt là: 1.0132; 1.0087; 1.0172; 1.0940 ; 1.0360).----------------------------------------+ CSGXDLH(2): là chỉ số giá xây dựng liên hoàn tính dựa theo IxdCTbpQuý.-----------------------------------------------Khi đó: chỉ số giá xây dựng của Quý5 so với Quý0 sẽ là:---------------------------------------------------------Q5/Q0 = Q5/Q4*Q4/Q3*Q3/Q2*Q2/Q1*Q1/Q0-------(khai triển ra)--------------------------------------- -------= a5 * a4 * a3 * a2 * a1 (tính theo CSGXDLH(1))------------------------------------------------ -------= a * a * a * a * a ------(tính theo CSGXDLH(2))-----------------------------------------------Vậy ta có: a = (a5*a4*a3*a2*a1)^(1/5)---------------------------------------------------------------
* KẾT LUẬN: Khi tính chỉ số giá liên hoàn bình quân Quý, Năm,... tính chính xác phải bằng: bình quân nhân (x) của ít nhất 3 chỉ số giá liên hoàn của 3 Quý, Năm.
P/S; Trình bày trên này khó qúa: các dấu -----: là thể hiện phím cách (ký tự trắng).
Rất mong các anh, chị trao đổi thêm!
 
Last edited by a moderator:
Trao đổi về tính dự phòng

Mình up 1 file tính dự phòng do yếu tố trượt giá theo 04/2010/TT-BXD mà mình lập. Trong đó có 2 trường hợp: tính dự phòng do yếu tố trượt giá theo thời gian xây dựng công trình bằng Quý và Năm.
AE xem rồi có gì trao đổi lại nhé, để được cách tính dự phòng cho chính xác.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của ae!

Mình có xem qua bảng tính của bạn! Có mấy vấn đề có thể trao đổi:
- Năm 2008 ko có biến động giá trong bảng của bạn.
- Trong TMĐT bạn sử dụng, Lãi vay tính ntn?
- Phần lãi vay này xuất hiện ở 2 phần trong TMĐT:
+ Phần CPK.
+ Phần 10% dự phòng cho khối lượng (KL tăng --> chi phí vay tăng).

Theo quan điểm của tôi:
- Việc xem xét dự phòng cho dự án tổng quát, bao gồm cả lãi vay:
+ Xét đến "trượt giá" của tiền tệ: --> Tính lãi vay.
+ Dự phòng cho phần lãi vay tăng do KL phần vay thực hiện tăng: --> 10% (của cả phần lãi vay).
+ Dự phòng cho phần trượt giá vật liệu, nhân công: --> phần (Vt - "Lvay") qua các năm thực hiện dự án.

- Như vậy tốt nhất (và cả trong thực tế nữa), bạn nên tính TMĐT ko kể lãi vay (Vt - "Lvay"), rồi tính các khoản bổ xung cần thiết!
- Đối với năm thứ t, ta phải tính dự phòng do phần vốn dự định At = (V - "Lvay")t do sau t năm thực hiện có trượt giá so với thời điểm lập DT bằng 1 hệ số trượt giá at của năm tính toán t so với năm đầu (thời điểm lập DT).

- at = a1*a2*..*at như bạn đã trình bày. Với cá nhân tôi thì a1, a2,...a3 là các hệ số thống kê, không có quan hệ nhân chia trung bình nào, khi xét đến tương lai (tốt nhất là xem quy trình lập Ixd)! Có vẻ nó là một biểu thống kê thông thường!

- Ở đây, có thể hiểu a1, a2, a3 là chỉ số giá liên hoàn hoặc ai = 1 + bi, với bi là hệ số trượt giá đều được bởi vì khi ta dùng 1 dạng trung bình cộng nào đó (theo tôi là dạng biểu đồ hàm số x-y và lấy trung bình theo diện tích biểu đồ) thì kq ko sai về quan niệm: a_tb = 1 + b_tb (ko đúng với quan điểm trung bình nhân).

- Còn hệ số DIxd: Hệ số xét đến khả năng a1, a2, a3,... khác với a_tb, điều này có thể xảy ra khi: Mỹ ném bom Iran; một vài giếng dầu trên TG sắp cạn,... Cần thiết có những giải trình, thống kê phù hợp khi sử dụng!

Mong cùng các đồng nghiệp trao đổi thêm!
 
Back
Top