Trao đổi về tính dự phòng
Mình up 1 file tính dự phòng do yếu tố trượt giá theo 04/2010/TT-BXD mà mình lập. Trong đó có 2 trường hợp: tính dự phòng do yếu tố trượt giá theo thời gian xây dựng công trình bằng Quý và Năm.
AE xem rồi có gì trao đổi lại nhé, để được cách tính dự phòng cho chính xác.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của ae!
Mình có xem qua bảng tính của bạn! Có mấy vấn đề có thể trao đổi:
- Năm 2008 ko có biến động giá trong bảng của bạn.
- Trong TMĐT bạn sử dụng, Lãi vay tính ntn?
- Phần lãi vay này xuất hiện ở 2 phần trong TMĐT:
+ Phần CPK.
+ Phần 10% dự phòng cho khối lượng (KL tăng --> chi phí vay tăng).
Theo quan điểm của tôi:
- Việc xem xét dự phòng cho dự án tổng quát, bao gồm cả lãi vay:
+ Xét đến "trượt giá" của tiền tệ: --> Tính lãi vay.
+ Dự phòng cho phần lãi vay tăng do KL phần vay thực hiện tăng: --> 10% (của cả phần lãi vay).
+ Dự phòng cho phần trượt giá vật liệu, nhân công: --> phần (Vt - "Lvay") qua các năm thực hiện dự án.
- Như vậy tốt nhất (và cả trong thực tế nữa), bạn nên tính TMĐT ko kể lãi vay (Vt - "Lvay"), rồi tính các khoản bổ xung cần thiết!
- Đối với năm thứ t, ta phải tính dự phòng do phần vốn dự định At = (V - "Lvay")t do sau t năm thực hiện có trượt giá so với thời điểm lập DT bằng 1 hệ số trượt giá at của năm tính toán t so với năm đầu (thời điểm lập DT).
- at = a1*a2*..*at như bạn đã trình bày. Với cá nhân tôi thì a1, a2,...a3 là các hệ số thống kê, không có quan hệ nhân chia trung bình nào, khi xét đến tương lai (tốt nhất là xem quy trình lập Ixd)! Có vẻ nó là một biểu thống kê thông thường!
- Ở đây, có thể hiểu a1, a2, a3 là chỉ số giá liên hoàn hoặc ai = 1 + bi, với bi là hệ số trượt giá đều được bởi vì khi ta dùng 1 dạng trung bình cộng nào đó (theo tôi là dạng biểu đồ hàm số x-y và lấy trung bình theo diện tích biểu đồ) thì kq ko sai về quan niệm: a_tb = 1 + b_tb (ko đúng với quan điểm trung bình nhân).
- Còn hệ số DIxd: Hệ số xét đến khả năng a1, a2, a3,... khác với a_tb, điều này có thể xảy ra khi: Mỹ ném bom Iran; một vài giếng dầu trên TG sắp cạn,... Cần thiết có những giải trình, thống kê phù hợp khi sử dụng!
Mong cùng các đồng nghiệp trao đổi thêm!