Cùng trao đổi về đo bóc tiên lượng qua bài tập thực hành

  • Khởi xướng quyetxd
  • Ngày gửi
Q

quyetxd

Guest
Cùng trao đổi về đo bóc tiên lượng qua bài tập thực hành

Tiên lượng là công tác trung tâm của dự toán, nó là khâu khó khăn, phức tạp tốn nhiều công sức, thời gian và dễ mắc sai sót nhất trong công tác dự toán. Nếu tiên lượng công tác xây lắp xác định không chính xác sẽ làm sai lệch giá trị dự toán xây lắp của công trình và dự toán sai nhu cầu vật liệu nhân công, máy thi công phục vụ thi công xây lắp công trình. Tôi mở ra Topic này để mọi người cùng trao đổi và học hỏi cùng nhau.

1. Khái niệm

Trong khi xây dựng công trình hoặc bộ phận của công trình, ta cần phải tính toán được khối lượng của từng công việc cụ thể. Tính trước khối lượng cụ thể của từng công việc được gọi là tiên lượng.Vì vậy phải dựa vào các bản vẽ trong hồ sơ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật do thiết kế quy định để tính toán ra tiên lượng công tác xây lắp của công trình.

2. Các bước tiến hành tính tiên lượng.
Khi tính tiên lượng các công tác của một công trình ta cần phải tiến hành theo trình tự sau:

1) Nghiên cứu bản vẽ: nghiên cứu bản vẽ từ toàn thể, đến bộ phận rồi đến chi tiết để hiểu thật rõ bộ phận cần tính. Hiểu sự liên hệ giữa các bộ phận với nhau giúp ta quyết định cách phân tích khối lượng hợp lý, đúng đắn.

2) Phân tích khối lượng: Là phân tích các loại công tác thành từng khối lượng để tính toán nhưng cần chú ý phân tích khối lượng phải phù hợp với quy cách đã quy định trong định mức và đơn giá dự toán. Cùng một loại công tác nhưng quy cách khác nhau thì phải tách riêng. Hiểu rõ từng bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận ( hình khối, cấu tạo). Phân tích khối lượng gọn để tính đơn giản, các kiến thức toán học như bác Thế Anh đã đưa ra. Các hình khối phức tạp ta có thể chia ra thành các hình đơn giản để tính toán

3)Tìm kích thước tính toán: Khi phân tích ra các hình hoặc khối ta cần phải tìm các kích thước để tính toán. Kích thước có khi là kích thước ghi trên bản vẽ cũng có khi không phải. Cần nắm vững cấu tạo của bộ phận cần tính, quy định về kích thước để xác định cho chính xác.

4)Tính toán và trình bày kết quả: Sau khi đã phân tích khối lượng hợp lý và đã tìm được kích thước ta tiến hành tính toán và trình bày kết quả.Yêu cầu tính toán phải đơn giản, trình bày sao cho dễ kiểm tra.Cần lưu ý để lợi dụng cách đặt thừa số chung, các bộ phận giống nhau, kích thước giống nhau….

3. Một số chú ý khi tính tiên lượng

a) Đơn vị tính: Mỗi loại công tác khi tính ra khối lượng đều phải tính theo một đơn vị quy định thống nhất m3, m2, kg, tấn, m, cái,…vì định mức về các hao phí và đơn giá chi phí cho mỗi loại công tác xây lắp đều được xây dựng theo đơn vị khối lượng đã quy định thống nhất đó.

b) Quy cách: Quy cách của mỗi loại công tác là bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng đến sự hao phí về vật tư, nhân công, máy thi công và ảnh hưởng tới giá cả của từng loại công tác đó như:

·Bộ phận công trình như: Móng, tường, cột, sàn, dầm, mái,…
·Vị trí: Mức độ cao, thấp, ở tầng 1, tầng 2,…
·Hình khối, cấu tạo: Đơn giản, phức tạp…
·Yêu cầu kỹ thuật
·Vật liệu xây dựng.
·Biện pháp thi công.

Những khối lượng công tác mà có một trong các yếu tố nêu ở trên khác nhau là những khối lượng có quy cách khác nhau. Cùng một loại công tác nhưng các khối lượng có quy cách khác nhau tình phải tính riêng.

Ví dụ 1: Tính tiên lượng đào đất bằng thủ công đất cấp II, thành thẳng đứng và Bê tông gạch vỡ Mác50 lót móng của hệ thống móng có mặt bằng và mặt cắt như hình vẽ trên.( Lưu ý Trên mặt bằng các đường dóng ghi kích thước lấy theo tâm của các móng, không phải theo mép ngoài của móng như hình vẽ).

Bài giải: Tải file đính kèm bài.

Học đo bóc khối lượng và lập dự toán tại Hà Nội và Lịch học nghiệp vụ xây dựng:
 

File đính kèm

  • Các bước tiến hành tính tiên lượng.doc
    26 KB · Đọc: 2.087
  • Bài giải.doc
    38 KB · Đọc: 1.667
Q

quyetxd

Guest
Ví dụ 2: Tính tiên lượng bê tông Mác 200 đá dăm (1x 2) cho 1 dầm sau:

Bài giải:

1. Nghiên cứu bản vẽ:

Dầm có 2 đoạn có tiết diện 1- 1 và 2-2
MC 1-1: 200x550
MC 2-2: 200x350

2. Phân tích khối lượng:
Chia dầm làm 2 đoạn:
- Đoạn 1 có chiều cao 550 từ trục 1 đến trục 2
- Đoạn thứ 2 có chiều cao 350 từ trục 2 đến trục 3

3. Bóc số liệu, tính toán
Tính chiều dài mỗi đoạn:
- Đoạn dầm thứ nhất có chiều dài L = 7000+2* 110= 7220 mm = 7.22m
- Đoạn dầm thứ hai có chiều dài L’ = 1800+110-110= 1800mm = 1.8 m

Tính toán khối lượng Bê tông: = 0.2* [(7.22*0.55)+ (1.8*0.35)] = 0.92 m3

Nếu thấy học chậm và khó hiểu hãy tham gia khóa học đọc bản vẽ đo bóc khối lượng tại GXD: http://giaxaydung.edu.vn/khoa-hoc-doc-ban-ve-boc-khoi-luong

Bạn tải file ví dụ 2 dưới đây.
 

File đính kèm

  • bài tâp2.doc
    33,5 KB · Đọc: 1.034
Q

quyetxd

Guest
Bài tập tiếp theo về Đo bóc Công tác bê tông.

[FONT=&quot]Công tác Bê tông.[/FONT]
[FONT=&quot]Trong công trình xây dựng công tác Bê tông và bê tông cốt thép là những khối lượng phổ biến hầu hết ở các bộ phận công trình như: móng. bê tông móng, bê tông lót,...[/FONT]
[FONT=&quot]1.[/FONT][FONT=&quot]Đơn vị tính: m3[/FONT]
[FONT=&quot]2.[/FONT][FONT=&quot]Quy cách[/FONT]
[FONT=&quot]Trong công tác bê tông quy cách cần tính cần được phân biệt bởi những điểm sau:[/FONT]
·[FONT=&quot]Loại bê tông, gạch vỡ, đá dăm, sỏi. có cốt thép hay không[/FONT]
·[FONT=&quot]Số hiệu bê tông( bê tông gạch vỡ, mác vữa)[/FONT]
·[FONT=&quot]Loại cấu kiện: Dầm, đan, Panel[/FONT]
·[FONT=&quot]Vị trí cấu kiện: Cấu kiện cao thì khó thi công[/FONT]
·[FONT=&quot]Phương thức thi công: đổ thủ công hay máy bơm, cần trục,...[/FONT]
[FONT=&quot]3.[/FONT][FONT=&quot]Phương pháp tính[/FONT]
[FONT=&quot]Trong công trình xây dựng khối lượng bê tông có thể nằm rải rác xen kẽ với các khối lượng khác hoặc nằm thành hệ thống cùng một cấu kiện:[/FONT]
[FONT=&quot]Lanh tô, mái hắt...[/FONT]
[FONT=&quot]Cầu thang, sàn[/FONT]
[FONT=&quot]Khi tính cần nghiên cứu kỹ bản vẽ để tách riêng các khối lượng có quy cách khác nhau mà ở đây chủ yếu là bộ phận dầm, sàn.[/FONT]
[FONT=&quot]Đối với các bộ phận có liên quan về kích thước và cấu tạo với các bộ phận khác như lót móng nền nhà, giằng tường khi tính cần chú ý đến đánh dấu để sử dụng cho phần tính sau: [/FONT]
[FONT=&quot]Diện tích đào móng = Diện tích bê tông lót móng[/FONT]
[FONT=&quot]Diện tích đắp nền = Diện tích bê tông lót nền[/FONT]
[FONT=&quot]Diện tích giằng tường = Chiều dài móng[/FONT]
[FONT=&quot]Lưu ý[/FONT]
[FONT=&quot]: khi tính khối lượng bê tông không phải trừ đi khối lượng cốt thép nằm trong Bê tông.[/FONT]
[FONT=&quot] Ví dụ 3: Tính tiên lượng Bê tông lanh tô, lanh tô kiêm ô văng tầng1; Dầm, giằng tường, Panel sàn tầng 2. Biết rằng sử dụng Bê tông Mác 200 đá dăm 1x2
[/FONT]
Mặt bằng Sàn- Dầm- Giằng - Lanh tô- Ô văng
bai%20tap%203.jpg


[FONT=&quot] Các mặt cắt chi tiết[/FONT]
[FONT=&quot]
bai%20tap%203.2.jpg

[/FONT]​
 

File đính kèm

  • Công tác Bê tông.doc
    23 KB · Đọc: 886
  • Bài giải 3.doc
    30,5 KB · Đọc: 914
  • bai tap 3.dwg
    58,2 KB · Đọc: 842
Q

quyetxd

Guest
Dự toán chi tiết dầm Bê tông

Tính dự toán cho dầm bê tông như hình vẽ.
với các giả thiết như sau:
Bê tông Mác 200, đá 1x2. Sản xuất bằng máy trộn, đổ bằng thủ công.
Áp dụng Đơn giá Hà nội 2008.
Cot%20thep.jpg

 

File đính kèm

  • VDDamBT.xls
    157 KB · Đọc: 1.004
Last edited by a moderator:

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Ví dụ 2: Tính tiên lượng bê tông Mác 200 đá dăm (1x 2) cho 1 dầm sau:

B%C3%A0is%E1%BB%912.jpg



Bài giải

Nghiên cứu bản vẽ:

Dầm có 2 đoạn có tiết diện 1- 1 và 2-2
MC 1-1 : 200x550
MC 2-2: 200x350

Phân tích khối lượng:

Chia dầm làm 2 đoạn : Đoạn có chiều cao 550 từ trục 1 đến trục 2
Đoạn có chiều cao 350 từ trục 2 đến trục 3

Tính toán

Tính chiều dài mỗi đoạn :

Đoạn dầm thứ nhất có chiều dài L = 7000+2* 110= 7220 mm = 7.22m
Đoạn dầm thứ hai có chiều dài L’ = 1800+110-110= 1800mm = 1.8 m

Tính toán khối lượng Bê tông:
= 0.2* [(7.22*0.55)+ (1.8*0.35)] = 0.92 m3 ( Đáp số )

Không có thời gian mọi người có thể tải ví dụ 2 phía dưới.
Cho mình hỏi : ở đây do có sự thay đổi tiết diện 2 dầm nên mới phân biệt được chiều dài rõ ràng cua 2 dầm, Vậy khi 2 dầm có tiết diện như nhau thì chiều dài 2 dầm tình như thế nào? ( cài đoạn chung nhau ở giữa chia đôi hay tính vào cho 1 dầm?- có văn bản nào quy định không ?)
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Tính dự toán cho dầm bê tông như hình vẽ.
với các giả thiết như sau:
Bê tông Mác 200, đá 1x2. Sản xuất bằng máy trộn, đổ bằng thủ công.
Áp dụng Đơn giá Hà nội 2008.
Cot%20thep.jpg

Thép số 4 không hiểu bác tính kiểu gì ra được giá trị 8250 nhỉ?( trong dự toán lại tính là 8280????) Mà bác không cho độ dài đoạn móc làm em cộng đi cộng lại mấy thanh số 2, 3 mới ra được giá trị như của bác:D
 

nthuy

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/2/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
47
Về VD tính DT cho dầm BT ở trên, mình có một số thắc mắc về vd này, mong Quyetxd trả lời giúp nhé!
- Thanh thép số 1 & 3 có BT phủ bì 25mm, sao thanh 2 & 4 lại là 65mm (vì đường dóng là 6550 thay vì 6630 như thanh 1&4);
- Thanh số 5 k biết có ? thanh, bố trí từ đâu tới đâu (vì ở mặt cắt ngang thì có vẻ như bố trí từ đầu đến cuối dầm nhưng mật cắt đứng thì k rõ);
- Thanh số 4 k biết sao I=8250 (vì nếu lấy thanh số 2 làm căn cứ, do cùng d, thì neo dài 250 nên I=6880);
- Ở mặt cắt (I-I) thanh nằm giữa 2 thanh số 2 phải là 1thanh số 3; 2 thanh ở dưới phải là thanh số 4 chứ?
- Theo mình biết thì chiều dài neo phụ thuộc vào d của thép, mà cái này mình k rành. Bạn chỉ giúp mình chính xác tiêu chuẩn nào quy định về nó k? mình tìm trong TCVN5574-1991 nhưng đọc k hiểu.
Em mới nghiên cứu món này nên chưa biết nhiều, có gì sai sót mong các bác cứ " thẳng tay" chỉ giáo cho em nhé.
 

khanhkt

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
9/8/08
Bài viết
19
Điểm thành tích
1
1.Ván khuôn cho bê tông đổ tại chỗ, ván khuôn gỗ, ván khuôn xà dầm, giằng
100m²
0.15
2*(0.5*0.8)+2*(0.8*6.68)+1*(6*0.5)
0.14
2.Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép bê tông tại chỗ, cốt thép xà dầm, giằng, đường kính >18 mm, ở độ cao <=4 m
tấn
0.11
2*8.22*(3.14*0.01*0.01)*7.85
0.04
1*8.25*(3.14*0.011*0.011)*7.85
0.03
2*8.28*(3.14*0.01*0.01)*7.85
0.04
3.Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép bê tông tại chỗ, cốt thép xà dầm, giằng, đường kính <=18 mm, ở độ cao <=4 m
tấn
0.09
2*6.83*(3.14*0.016*0.016)*7.85
0.09
4.Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép bê tông tại chỗ, cốt thép xà dầm, giằng, đường kính <=10 mm, ở độ cao <=4 m
tấn
0.03
(6620/200)*(3.14*0.006*0.006)*7.85
0.03
5.Bê tông sản xuất bằng máy trộn - đổ bằng thủ công, bê tông xà dầm, giằng nhà, đá 1x2, mác 200
2.67
0.5*0.8*6.68
2.67




Minh thấy cách làm của bạn thì đúng nhưng hầu như không được chi tiết
Mình đánh dấu thêo thứ tự như trên và có nhận xét như sau
Công tác thứ nhất:coi như đúng
Công tác thứ 2:MÌnh tính mà không đúng như kết quả thanh đã có như trong bản vẽ
Công tác thứ 3:tức là tính thép thanh số 1 thì diện tích hình tròn phải là (pi*d2/4)trong khi đó bạn lấy đường kính thay cho bán kính
Công tác thứ 4:bạn tính cho thanh số 5,trên bản vẽ mặt cắt đứng không chi tiết rõ là thanh này chạy suốt chiều dài của dầm.Nhưng theo cách bạn làm thì có vẻ như nó là suốt chiều dài của dầm,nhưng bạn vẫn sai bởi nếu bạn lấy (6620/200******đây chỉ là số thanh)thì bạn chưa có chiều dài mỗi thanh.Thêm nưa chiều dài 6620 này bạn tính thế nào....nếu tính từ mép ngoài cùng của thanh số 5 hoặc 4 tới hết lớp bê tong thì nó dày 50mm như vậy cả 2 bên là 100m,như vậy phải là (6000+340+340-100=6580) chứ không phải 6620
 

bigboygonebad

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/3/09
Bài viết
19
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
em xin đưa thêm bản vẽ nhà cấp 4 mong các pác chỉ giáo
 

File đính kèm

  • nhà c_p 4.rar
    312,3 KB · Đọc: 729
Q

quyetxd

Guest
Bài toán về Dầm BT.

Các bạn khanhkt, nthuy, beck đều có những thắc mắc rất đúng. Đợt này mải quá nên không vào thảo luận cùng mọi người được thành thật xin lỗi các bạn do không trả lời thắc mắc ngay được.
Mình cùng trao đổi lại từ đầu nhé. Công tác lập dự toán bước đầu tiên là hiểu bản vẽ, bóc khối lượng chính xác theo bản vẽ, áp đúng mã hiệu định mức, đơn giá (công việc của người lập dự toán), còn ở đây chúng ta đang làm là công tác thẩm tra (nghĩa là có bản vẽ, có khối lượng cần kiểm tra lại về :
- Áp có đúng MHĐM, MHĐG chưa?
- Khối lượng bóc có chính xác không? Nếu bản vẽ sai yêu cầu thay đổi lại thiết kế, dự toán sai thì điều chỉnh lại khối lượng.
Mọi người đều thắc mắc về bản vẽ và khối lượng ở đây tính không đúng là hoàn toàn chính xác.
Thứ nhất bản vẽ ở đây vẽ thiếu, thống kê thiếu (cụ thể không đưa khoảng bảo vệ cốt thép, chiều dài đoạn thép uốn vào) cho nên mỗi người sẽ ra 1 đáp án về chiều dài của các thanh thép. Khi lập dự toán thì mình hoàn toàn lấy căn cứ bản vẽ làm cơ sở để lập nên ở đây không coi trọng là thống kê sai hay đúng nhá.:D
Thứ 2 theo bạn khanhkt diện tích hình tròn phải là (pi*d2/4) thì ở đây là pi*R2 có khác nhau đâu?
Đối với thanh thép đai số 5 chưa thấy ai thắc mắc là sai hoàn toàn nhỉ: Thép số 5 là thép đai như vậy = số lượng(chiều dài dầm/ bước đai +1- bài toán trồng cấy mà :D)* chiều dài một đai (phải tính là chu vi của đai chứ vì là hình chữ nhật mà)*hệ số quy đổi 0.222 (kg/md)(pi*d2/4) chứ.
Còn vấn đề bản vẽ sai quy định về khoảng bảo vệ cốt thép, tính sai thì mọi người hoàn toàn làm theo ý của người lập mà.:D
Vẫn chưa thấy ai đưa lại đáp án lên cả.Hihihi...
Mọi người cho ý kiến tiếp và làm lại bài toán nào!
 
Last edited by a moderator:

bigboygonebad

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/3/09
Bài viết
19
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Em xin góp ý một chút.Chuyện thiếu và sai của bản vẽ do thiết kế là chuyện rất bình thường.
Thứ 2 theo bạn khanhkt diện tích hình tròn phải là (pi*d2/4) thì ở đây là pi*R2 có khác nhau đâu?
em nghĩ là d1=0.016 với thanh 1 và d5=00
.006 với thanh thép đai -> R1=0.008;R5=0.003.
Ngoài ra ở thanh đai thép ngoài con số 6620/200 nên làm tròn(Con số 6620 e cũng không hiểu).E nghĩ là lấy 6630 thì đúng hơn.Chiều dài mỗi thanh là 2480 mm còn thiếu trong công thức
 
Last edited by a moderator:
Q

quyetxd

Guest
Ngoài ra ở thanh đai thép ngoài con số 6620/200 nên làm tròn(Con số 6620 e cũng không hiểu).E nghĩ là lấy 6630 thì đúng hơn.Chiều dài mỗi thanh là 2480 mm còn thiếu trong công thức
Bạn bigboygonebad nhận xét rất đúng, công tác số 4 tính thép đai khác hoàn toàn với các công tác trên.
Mình xin tính toán lại công tác này nhé:
(6630\200+1)*2,480*0.222.
chú giải: 6630/200 +1 (Bài toán trồng cây lớp 3 có n khoảng thì cần phải có n+1 cây mà:D
6630: Chiều dài cần đặt cốt đai ( lấy theo chiều dai của thanh số 4)
200: Bước đai thép.
Khoảng bảo vệ cốt thép là 30mm thì chiều dài của thép đai số 5 là chu vi của thép số 5 2*(800-30)+2*(500-30)=2.480 m
0.222 = 3.14*0.006^2\4.
 
Q

quyetxd

Guest
em xin đưa thêm bản vẽ nhà cấp 4 mong các pác chỉ giáo
Cảm ơn bạn bigboygonebad up bài tập lên (có file CAD hoặc file ảnh luôn thì trực quan hơn:D) và lưu ý khi nén bằng winRAR và tên file PDF không được dùng tiếng việt có dấu nhé (không giải nén và mở được file) tuy nhiên khối lượng bóc tách nhiều hạng mục quá các thành viên không có nhiều thời gian để ngồi làm hết cái ví dụ này được đâu?
Theo mình bạn chia thành bóc khối lượng của từng hạng mục, công tác chính: phần móng, phần thân, phần mái, hoàn thiện, bóc tách bản vẽ điện, nước, thiết bị... sau đó tập hợp lại thành file hoàn thiện sau.
 
Last edited by a moderator:

dttrong

Thành viên năng động
Tham gia
19/2/08
Bài viết
61
Điểm thành tích
8
Tính dự toán cho dầm bê tông như hình vẽ.
với các giả thiết như sau:
Bê tông Mác 200, đá 1x2. Sản xuất bằng máy trộn, đổ bằng thủ công.
Áp dụng Đơn giá Hà nội 2008.
Cot%20thep.jpg

Bác quyetxd ơi, cái công tác Ván khuôn cho bê tông đổ tại chỗ, ván khuôn gỗ, ván khuôn xà dầm, giằng sao bác tính được như thế này nhỉ
=2*(0.5*0.8)+2*(0.8*6.68)+1*(6*0.5) e đang thắc mắc sao lại 6*0.5 mà ko phải là 6,68*0.5 giải đáp dùm e với.
 
N

ngocngaktnn

Guest
chao các bác! Nói thật là bác Quyetxd tính ra khối lượng bê tông thì tương đối đúng
nhưng theo mình thì nên trừ thể tích thép chiếm chổ trong dầm. hj
thân các bác!
 
L

levinhxd

Guest
chao các bác! Nói thật là bác Quyetxd tính ra khối lượng bê tông thì tương đối đúng
nhưng theo mình thì nên trừ thể tích thép chiếm chổ trong dầm. hj
thân các bác!

Bạn cần để ý đọc kỹ các văn bản quy định của nhà nước, việc thép có chiếm chỗ nhiều đến mức nào thì cũng không bao giờ phải trừ trong KL bê tông!
Chú ý tham khảo lại Công văn 737/BXD-VP ngày 22/4/2008 của Bộ xây dựng về hướng dẫn bóc tách KL của Bộ xây dựng nhé!
 

phong hinh su

Thành viên mới
Tham gia
16/9/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
26
cháo các bác e moi vao nghề nên ko ro lắm về cách bóc khối lượng nhờ các bac chỉ giáo

E dang bóc khối lượng 1daamf bê tong cầu dưl ma co thiết kế bản vẻ rui sao e lấy kích thước trong bản vẽ thiết kế để bóc kl mà no lại ko đúng với khối lượng trong thiết kế . có bác nào biết ko chỉ cho e với.
 

thanhkoi

Thành viên mới
Tham gia
8/9/12
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
đo bóc tiên lượng qua bài tập

Đo bóc tiên lượng công trình giao thông. Em mới học dự toán mấy anh chị chỉ giúp em với. Em muốn bóc khối lượng công trình đường. Em thấy nó phức tạp quá... có ví dự cụ thể đi ạ.
Cảm ơn mấy anh chị nhiều ạ.
 

Top