DutoanGXD
SmartSoftware
- Tham gia
- 7/7/07
- Bài viết
- 830
- Điểm thành tích
- 93
Khi lập dự toán thuận lợi nhất là công việc bạn cần lập dự toán có sẵn mã hiệu định mức, đơn giá để tra.
Vậy các mã định mức, đơn giá này ở đâu ra? Nếu là định mức phần xây dựng thì nó được in thành quyển và công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP của Bộ Xây dựng. Định mức này là do Viện Kinh tế xây dựng thành lập các tổ công tác đi thu thập các số liệu thực tế rồi về tính toán, xử lý, trình bày và công bố để các Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và những ai quan tâm tham khảo sử dụng. Bộ Xây dựng có chức năng Nhà nước về quản lý xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng có năng lực và kinh nghiệm lập các định mức, trước nay họ vẫn quản lý vấn đề và gánh trên vai trọng trách này, cho nên số liệu định mức do họ công bố được công nhận và sử dụng rộng rãi.
Theo thời gian các định mức đã công bố có thể cũ đi, lạc hậu so với công nghệ thi công mới. Rồi, do khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, các công nghệ thi công mới, biện pháp thi công mới, kỹ thuật thi công mới, các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào ngành xây dựng ngày một nhiều. Việc thu thập, xử lý số liệu định mức luôn đi chậm hơn 1 bước (bởi phải có thi công rồi, mới tổ chức theo dõi, bấm giờ thu thập số liệu được). Do đó có nhiều công việc thi công mới không có định mức hoặc các định mức cũ sẽ không phù hợp.
Như vậy, các công tác tạm tính (TT) là những công tác chưa có trong định mức, không lẽ gặp công tác này thì "tắc" và không làm tiếp được dự toán? Vả lại các công tác này cũng rất nhiều.
Để giải quyết "ách tắc này" các quy định của Nhà nước (Thông tư 04/2010/TT-BXD) cho phép người lập dự toán có thể tạm tính (ước lượng, ước tính) chi phí cho công tác đó mà không phải đợi đến khi có định mức nữa. Về cơ bản bạn phải có kinh nghiệm, thông tin thì mới có thể ước lượng, ước tính cho chính xác (hoặc gần gần được). Cách người ta thường làm:
1. Vận dụng
- Bạn có thể lấy một công tác khác có trong định mức mà cách thi công của nó tương tự như công tác tạm tính đó để vận dụng. Ví dụ: Công tác rải vữa lót sàn không có định mức. Bạn có thể chiết tính phần vật liệu là vữa lót (có định mức), còn nhân công và máy thì lấy bằng công tác đổ bê tông lót.
- Bạn cũng có thể lấy một định mức nào đó rồi điều chỉnh đi cho phù hợp (nhưng phải có kinh nghiệm, hiểu biết về biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật của công trình và am hiểu về định mức mới chỉnh đúng được).
2. Ước tính
- Nếu không có công tác khác tương đương thì bạn có thể tạm tính giá vật liệu, nhân công, máy cho công tác đó bằng một số tiền nào đó. Lưu ý là số tiền này càng sát với thực tế càng tốt.
- Bạn cũng có thể căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm lập hoặc báo giá của nhà sản xuất. Thường họ báo là chi phí đầy đủ để làm công tác đó, thì bạn bớt các chi phí theo định mức tỷ lệ đi và phân tách được chi phí VL, NC, M ra để đưa vào bảng dự toán sao cho khi tính tổng hợp chi phí thì vừa bằng báo giá là được.
3. Sử dụng số liệu từ công trình tương tự
Đây là làm theo kiểu tiền lệ. Bạn có thể tham khảo ở các công trình tương tự đã thực hiện. Ví dụ: Dự toán của một công trình khác đã được duyệt, hồ sơ thanh, quyết toán... ở trong đó họ lập thế nào, bạn có thể lập như vậy. Nói chung bất cứ nguồn nào chứng minh được giá trị thực của chúng.
Như vậy, việc lưu trữ số liệu quá khứ (nước ngoài thường dùng thuật ngữ History data) là rất quan trọng đối với người lập dự toán và kỹ sư định giá, quản lý chi phí.
4. Đi lập định mức mới để áp dụng cho công trình
Bạn cũng có thể liên hệ các đơn vị có chức năng, kinh nghiệm (Viện Kinh tế xây dựng) để lập định mức áp dụng cho công trình hoặc hỏi các chuyên gia định mức. Bạn có thể liên hệ Trung tâm thông tin, Viện Kinh tế xây dựng tại số 37, Lê Đại Hành, Hà Nội. Các đơn vị khác có thể thu thập số liệu để đưa ra định mức, nhưng ở giai đoạn hiện nay việc giải trình, bảo vệ thuyết phục là khá khó khăn.
Đặc biệt lưu ý nếu công trình, gói thầu của bạn sẽ thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Hãy xem thêm phần quản lý định mức trong Thông tư 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Mách bạn: Do hiểu biết chuyên môn sâu, nên thuật toán của Dự toán GXD xử lý công việc tạm tính rất chuẩn, nhanh và thuận lợi. Hãy lựa chọn sử dụng Dự toán GXD khi có thể.
DỰ TOÁN GXD CHÚC BẠN GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC TỐT, THU NHẬP NGÀY CÀNG CAO.
Vậy các mã định mức, đơn giá này ở đâu ra? Nếu là định mức phần xây dựng thì nó được in thành quyển và công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP của Bộ Xây dựng. Định mức này là do Viện Kinh tế xây dựng thành lập các tổ công tác đi thu thập các số liệu thực tế rồi về tính toán, xử lý, trình bày và công bố để các Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và những ai quan tâm tham khảo sử dụng. Bộ Xây dựng có chức năng Nhà nước về quản lý xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng có năng lực và kinh nghiệm lập các định mức, trước nay họ vẫn quản lý vấn đề và gánh trên vai trọng trách này, cho nên số liệu định mức do họ công bố được công nhận và sử dụng rộng rãi.
Theo thời gian các định mức đã công bố có thể cũ đi, lạc hậu so với công nghệ thi công mới. Rồi, do khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, các công nghệ thi công mới, biện pháp thi công mới, kỹ thuật thi công mới, các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào ngành xây dựng ngày một nhiều. Việc thu thập, xử lý số liệu định mức luôn đi chậm hơn 1 bước (bởi phải có thi công rồi, mới tổ chức theo dõi, bấm giờ thu thập số liệu được). Do đó có nhiều công việc thi công mới không có định mức hoặc các định mức cũ sẽ không phù hợp.
Như vậy, các công tác tạm tính (TT) là những công tác chưa có trong định mức, không lẽ gặp công tác này thì "tắc" và không làm tiếp được dự toán? Vả lại các công tác này cũng rất nhiều.
Để giải quyết "ách tắc này" các quy định của Nhà nước (Thông tư 04/2010/TT-BXD) cho phép người lập dự toán có thể tạm tính (ước lượng, ước tính) chi phí cho công tác đó mà không phải đợi đến khi có định mức nữa. Về cơ bản bạn phải có kinh nghiệm, thông tin thì mới có thể ước lượng, ước tính cho chính xác (hoặc gần gần được). Cách người ta thường làm:
1. Vận dụng
- Bạn có thể lấy một công tác khác có trong định mức mà cách thi công của nó tương tự như công tác tạm tính đó để vận dụng. Ví dụ: Công tác rải vữa lót sàn không có định mức. Bạn có thể chiết tính phần vật liệu là vữa lót (có định mức), còn nhân công và máy thì lấy bằng công tác đổ bê tông lót.
- Bạn cũng có thể lấy một định mức nào đó rồi điều chỉnh đi cho phù hợp (nhưng phải có kinh nghiệm, hiểu biết về biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật của công trình và am hiểu về định mức mới chỉnh đúng được).
2. Ước tính
- Nếu không có công tác khác tương đương thì bạn có thể tạm tính giá vật liệu, nhân công, máy cho công tác đó bằng một số tiền nào đó. Lưu ý là số tiền này càng sát với thực tế càng tốt.
- Bạn cũng có thể căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm lập hoặc báo giá của nhà sản xuất. Thường họ báo là chi phí đầy đủ để làm công tác đó, thì bạn bớt các chi phí theo định mức tỷ lệ đi và phân tách được chi phí VL, NC, M ra để đưa vào bảng dự toán sao cho khi tính tổng hợp chi phí thì vừa bằng báo giá là được.
3. Sử dụng số liệu từ công trình tương tự
Đây là làm theo kiểu tiền lệ. Bạn có thể tham khảo ở các công trình tương tự đã thực hiện. Ví dụ: Dự toán của một công trình khác đã được duyệt, hồ sơ thanh, quyết toán... ở trong đó họ lập thế nào, bạn có thể lập như vậy. Nói chung bất cứ nguồn nào chứng minh được giá trị thực của chúng.
Như vậy, việc lưu trữ số liệu quá khứ (nước ngoài thường dùng thuật ngữ History data) là rất quan trọng đối với người lập dự toán và kỹ sư định giá, quản lý chi phí.
4. Đi lập định mức mới để áp dụng cho công trình
Bạn cũng có thể liên hệ các đơn vị có chức năng, kinh nghiệm (Viện Kinh tế xây dựng) để lập định mức áp dụng cho công trình hoặc hỏi các chuyên gia định mức. Bạn có thể liên hệ Trung tâm thông tin, Viện Kinh tế xây dựng tại số 37, Lê Đại Hành, Hà Nội. Các đơn vị khác có thể thu thập số liệu để đưa ra định mức, nhưng ở giai đoạn hiện nay việc giải trình, bảo vệ thuyết phục là khá khó khăn.
Đặc biệt lưu ý nếu công trình, gói thầu của bạn sẽ thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Hãy xem thêm phần quản lý định mức trong Thông tư 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Mách bạn: Do hiểu biết chuyên môn sâu, nên thuật toán của Dự toán GXD xử lý công việc tạm tính rất chuẩn, nhanh và thuận lợi. Hãy lựa chọn sử dụng Dự toán GXD khi có thể.
DỰ TOÁN GXD CHÚC BẠN GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC TỐT, THU NHẬP NGÀY CÀNG CAO.