Định mức san đầm đất mặt theo độ chặt yêu cầu thì khối lượng san đầm lấy theo đào hay khối lượng san

thekhiem0811

Thành viên năng động
Tham gia
3/12/09
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Ai biết cho mình hỏi cái
Định mức lập dự toán san đầm đất mặt bằng máy đầm..., độ chặt yêu cầu... thì khối lượng san đầm lấy theo khối lượng đào đất hay lấy theo khối lượng san lấp.
xin cảm ơn!
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Ai biết cho mình hỏi cái
Định mức lập dự toán san đầm đất mặt bằng máy đầm..., độ chặt yêu cầu... thì khối lượng san đầm lấy theo khối lượng đào đất hay lấy theo khối lượng san lấp.
xin cảm ơn!
Anh này hỏi hay thật đấy. Trả lời giúp cho anh là không lấy theo khối lượng đào đất (vì biết anh đào loại đất gì? Đào để làm gì, đào ở công trình nào), cũng không lấy theo khối lượng san lấp, vì biết lấp chỗ nào, lấp cái gì?

Công tác san đầm đất mặt bằng bằng máy đầm X tấn, độ chặt yêu cầu K(yz) thì anh lấy theo khối lượng đắp như trong thiết kế với độ chặt yêu cầu như trong thiết kế của công trình như trong thiết kế. Vậy thôi.

Ví dụ: Công trình của anh cần đắp 100.000 m3, thì khối lượng đầm san nền là 100.000m3. Khối lượng đất đào để đắp sẽ lớn hơn một chút (vì phải nhân theo hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp - tùy theo độ chặt đắp và áp dụng bảng hệ số chuyển đổi theo quy định của theo định mức).
 
Last edited by a moderator:

thekhiem0811

Thành viên năng động
Tham gia
3/12/09
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Em cảm ơn bác
vậy cho em hỏi, mình căn cứ vào đâu để lấy như vậy hã bác
trong ĐM 1776 củng đâu có nói đâu hã bác
 

Ktruongthanh

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
4/5/09
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Em cảm ơn bác
vậy cho em hỏi, mình căn cứ vào đâu để lấy như vậy hã bác
trong ĐM 1776 củng đâu có nói đâu hã bác
:D khối lượng hình như trong HS thiết kế hay sao ấy bạn ạ.
 
Last edited by a moderator:

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Em cảm ơn bác
vậy cho em hỏi, mình căn cứ vào đâu để lấy như vậy hã bác
trong ĐM 1776 củng đâu có nói đâu hã bác
Anh đọc kỹ quy định chưa mà phát ngôn như vậy:
Trích Định mức 1776 nói:
Định mức công tác đào, đắp đất, đá, cát được quy định cho 1m3 đào đắp hoàn chỉnh (bao gồm các công việc đào xúc đất, đầm lèn kể cả các công việc chuẩn bị và hoàn thiện v.v..) Trường hợp cần phải phát rừng phát tuyến, chặt, đào gốc cây, bụi cây, phá dỡ một số loại kết cấu trước khi đào, đắp thì áp dụng theo công tác đã được định mức trong chương I.
- Công tác đào, đắp đất được định mức cho trường hợp đào đắp đất đá, cát bằng thủ công và đào đắp đất, đá, cát bằng cơ giới.
- Trường hợp đào, đắp đất, đá, cát bằng máy mà khối lượng do máy không làm được như đào rãnh dọc, đào xả khối lượng đắp ép dư phải làm bằng thủ công (đào khoan đường, đào rãnh dọc, đào lấy đất đắp ép dư, .v.v.) thì khối lượng làm bằng thủ công áp dụng định mức đào đắp đất, đá, cát bằng thủ công tương ứng.
- Định mức đào đất tính cho đào 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào.
- Định mức đắp đất tính cho 1m3 đắp đo tại nơi đắp.
- Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp như bảng kèm theo.
- Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất.
- Vận chuyển đất, đá bằng ôtô tự đổ đã tính đến hệ số nở rời của đất, đá được định mức cho các cự ly <300m; <500m; <700m và <1000m tương ứng với cấp đất, đá và loại phương tiện vận chuyển.
Trường hợp cự ly vận chuyển đất, đá từ nơi đào đến nơi đổ >1000m thì áp dụng định mức vận chuyển ở cự ly ≤1000m và định mức vận chuyển 1000m tiếp theo
P/s: Ông Thế Anh thuê tôi tháng có mấy triệu để trả lời cho các anh, nhưng tình hình là phải trả lời quá nhiều. Có lẽ tôi hủy hợp đồng với ông Admin ấy thôi. Giờ đi cafe đã.
 

lyngoc

Thành viên có triển vọng
Tham gia
30/11/09
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Tuổi
34
Anh này hỏi hay thật đấy. Trả lời giúp cho anh là không lấy theo khối lượng đào đất (vì biết anh đào loại đất gì? Đào để làm gì, đào ở công trình nào), cũng không lấy theo khối lượng san lấp, vì biết lấp chỗ nào, lấp cái gì?

Công tác san đầm đất mặt bằng bằng máy đầm X tấn, độ chặt yêu cầu K(yz) thì anh lấy theo khối lượng đắp như trong thiết kế với độ chặt yêu cầu như trong thiết kế của công trình như trong thiết kế. Vậy thôi.

Ví dụ: Công trình của anh cần đắp 100.000 m3, thì khối lượng đầm san nền là 100.000m3. Khối lượng đất đào để đắp sẽ lớn hơn một chút (vì phải nhân theo hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp - tùy theo độ chặt đắp và áp dụng bảng hệ số chuyển đổi theo quy định của theo định mức).
anh cứ tính theo bản vẽ thiết kế thôi. định mức đã nhân hệ số chuyển đổi mà
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
anh cứ tính theo bản vẽ thiết kế thôi. định mức đã nhân hệ số chuyển đổi mà
Anh nói gì tôi không hiểu?
 

vvt-i

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/7/12
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Ai biết cho mình hỏi cái
Định mức lập dự toán san đầm đất mặt bằng máy đầm..., độ chặt yêu cầu... thì khối lượng san đầm lấy theo khối lượng đào đất hay lấy theo khối lượng san lấp.
xin cảm ơn!

Thành phần công việc: san đất trong phạm vi 30m thành từng lớp và đầm chặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Vì vậy tính khối lượng đào cũng được, khối lượng đắp cũng được (trừ trường hợp đất đã được tập kết sẵn trong phạm vi 30m thì để có đất để đắp 1m3 thể tích thì cũng phải đào 1m3 tương ứng)

Chi phí đào và vận chuyển chưa có trong định mức trên.
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Thành phần công việc: san đất trong phạm vi 30m thành từng lớp và đầm chặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Vì vậy tính khối lượng đào cũng được, khối lượng đắp cũng được (trừ trường hợp đất đã được tập kết sẵn trong phạm vi 30m thì để có đất để đắp 1m3 thể tích thì cũng phải đào 1m3 tương ứng)

Chi phí đào và vận chuyển chưa có trong định mức trên.
Anh nói linh tinh gì vậy? Tôi càng đọc càng không hiểu ý anh muốn nói gì nữa.
 

vvt-i

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/7/12
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Anh nói linh tinh gì vậy? Tôi càng đọc càng không hiểu ý anh muốn nói gì nữa.

Thành phần công việc của định mức công tác của người hỏi là "san đất trong phạm vi 30m thành từng lớp và đầm chặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật", vậy phải có đất sẵn trong phạm vi 30m tính đến vị trí cần san. Nếu chưa có đất thì anh phải đào lên để lấy đất mà san chứ? vậy để đủ đất để san vào 1m3 thể tích trống thì anh cũng phải đào 1m3 đất phải không? sau đó phải vận chuyển đất đào đó đến phạm vi cần san.

Thông thường dự án san đất là dự án có mặt bằng lớn, khoảng cách từ chỗ đất cần đào đến chỗ đất cần lấp tương đối xa mà định mức chỉ có máy ủi và máy đầm, anh dùng máy ủi để ủi một mảng đất từ nơi xa tới vị trí san? vậy nên tôi mới lưu ý chủ topic là chưa có chi phí đàn và vận chuyển đất trong ĐM của chủ topic nêu.

Có thể kiến thức của anh rộng và cao hơn, nhưng lời nói và cách suy nghĩ của anh làm tôi thất vọng.
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Vậy để đủ đất để san vào 1m3 thể tích trống thì anh cũng phải đào 1m3 đất phải không?
Sai hoàn toàn ở điều này. Càng bàn luận càng nói lung tung.
 

thekhiem0811

Thành viên năng động
Tham gia
3/12/09
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Bác trích ra vậy em không hiểu gì hết bác ơi
em hỏi là khi san đầm đất thì khối lượng san tính theo khối lượng đào đã nhân hệ số chuyển đổi
hay là tính theo khối lượng đất đắp theo thiết kế.
Ví dụ: khối lượng đất đắp cho một công trình, đầm chặt K95 là 100m3
khối lượng đào, vận chuyển để đắp là: 100x1,13=113(m3)
vậy khối lượng san lấp lấy bằng bao nhiêu? và căn cứ vào đâu để lấy
Cảm ơn bác! Nhờ các bác trã lời giúp em
 

trongtai

Thành viên rất năng động
Tham gia
1/3/08
Bài viết
102
Điểm thành tích
18
Tuổi
36
Bác trích ra vậy em không hiểu gì hết bác ơi
em hỏi là khi san đầm đất thì khối lượng san tính theo khối lượng đào đã nhân hệ số chuyển đổi
hay là tính theo khối lượng đất đắp theo thiết kế.
Ví dụ: khối lượng đất đắp cho một công trình, đầm chặt K95 là 100m3
khối lượng đào, vận chuyển để đắp là: 100x1,13=113(m3)
vậy khối lượng san lấp lấy bằng bao nhiêu? và căn cứ vào đâu để lấy
Cảm ơn bác! Nhờ các bác trã lời giúp em
Công tác đầm nèn tính cho khối lượng hoàn chỉnh đã đầm chặt, vậy khối lượng tính đầm chặt K95 =100m3
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
vậy khối lượng san lấp lấy bằng bao nhiêu? và căn cứ vào đâu để lấy
Anh này "chơi chữ" tôi rồi. Làm tôi cứ tưởng anh hỏi về khối lượng đắp đất.

Nếu anh hỏi về "san lấp" thì xin thưa với anh rằng: "San" được hiểu là đào, san ra. Còn "lấp" là đắp. Cụm từ san lấp phải được hiểu là nhiều công tác khác nhau, có đào, có đắp, có san gạt mặt bằng với nhiều loại cấp đất đá khác nhau.

Còn anh hỏi lấy khối lượng san lấp ở đâu: thì chỉ có căn cứ duy nhất là từ hồ sơ thiết kế.
 
  • Like
Các tương tác: hailh

cuteott

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
27/2/09
Bài viết
232
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Bác trích ra vậy em không hiểu gì hết bác ơi
em hỏi là khi san đầm đất thì khối lượng san tính theo khối lượng đào đã nhân hệ số chuyển đổi
hay là tính theo khối lượng đất đắp theo thiết kế.
Ví dụ: khối lượng đất đắp cho một công trình, đầm chặt K95 là 100m3
khối lượng đào, vận chuyển để đắp là: 100x1,13=113(m3)
vậy khối lượng san lấp lấy bằng bao nhiêu? và căn cứ vào đâu để lấy
Cảm ơn bác! Nhờ các bác trã lời giúp em

Bạn Thế Khiêm chẳng chịu đọc định mức gì cả thế :D? Dưới đây là mình trích trang 25 định mức 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng.
"Định mức công tác đào, đắp đất, đá, cát được quy định cho 1m3 đào đắp hoàn chỉnh (bao gồm các công việc đào xúc đất, đầm lèn kể cả các công việc chuẩn bị và hoàn thiện v.v..) Trường hợp cần phải phát rừng phát tuyến, chặt, đào gốc cây, bụi cây, phá dỡ một số loại kết cấu trước khi đào, đắp thì áp dụng theo công tác đã được định mức trong chương I.
- Công tác đào, đắp đất được định mức cho trường hợp đào đắp đất đá, cát bằng thủ công và đào đắp đất, đá, cát bằng cơ giới.
- Trường hợp đào, đắp đất, đá, cát bằng máy mà khối lượng do máy không làm được như đào rãnh dọc, đào xả khối lượng đắp ép dư phải làm bằng thủ công (đào khoan đường, đào rãnh dọc, đào lấy đất đắp ép dư, .v.v.) thì khối lượng làm bằng thủ công áp dụng định mức đào đắp đất, đá, cát bằng thủ công tương ứng.
- Định mức đào đất tính cho đào 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào.
- Định mức đắp đất tính cho 1m3 đắp đo tại nơi đắp.
- Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp như bảng kèm theo.
- Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất.
- Vận chuyển đất, đá bằng ôtô tự đổ đã tính đến hệ số nở rời của đất, đá được định mức cho các cự ly <300m; <500m; <700m và <1000m tương ứng với cấp đất, đá và loại phương tiện vận chuyển.
Trường hợp cự ly vận chuyển đất, đá từ nơi đào đến nơi đổ >1000m thì áp dụng định mức vận chuyển ở cự ly ≤1000m và định mức vận chuyển 1000m tiếp theo như sau:
- Định mức vận chuyển với cự ly L ≤2Km = Đm1 + Đm2 L-1)
- Định mức vận chuyển với cự ly L ≤4Km = Đm1 + Đm3 L-1)
- Định mức vận chuyển với cự ly L ≤7Km = Đm1 + Đm4 L-1)
- Định mức vận chuyển với cự ly L >7Km = Đm1 + Đm4x6 + Đm5 L-7)
Trong đó:
- Đm1: Định mức vận chuyển trong phạm vi ≤1000m
- Đm2: Định mức vận chuyển 1Km tiếp theo cự ly ≤2Km
- Đm3: Định mức vận chuyển 1Km tiếp theo cự ly ≤4Km
- Đm4: Định mức vận chuyển 1Km tiếp theo cự ly ≤7Km
- Đm5: Định mức vận chuyển 1Km ngoài phạm vi cự ly >7Km
- Đắp đất, đá, cát được tính mức riêng với điều kiện có đất, đá, cát đổ tại chỗ (hoặc nơi khác đã chuyển đến).
- Đào đất đá công trình bằng máy được định mức cho công tác đào xúc đất, đá đổ lên phương tiện vận chuyển.
- Đào xúc đất hữu cơ, đất phong hoá bằng máy áp dụng định mức đào đất tạo mặt bằng đất cấp I.
- Định mức vận chuyển tiếp bằng thủ công ghi trong định mức quy định vận chuyển trong phạm vi tối đa 300m.
- Công tác trồng cỏ mái bờ kênh mương, đê đập, taluy nền đường được tính riêng.
- Đào đất để đắp hoặc đắp đất (bằng đất có sẵn tại nơi đắp) công trình chưa tính đến hao phí nước phục vụ tưới ẩm. Khi xác định lượng nước tưới ẩm, Chủ đầu tư và tổ chức tư vấn thiết kế căn cứ vào chỉ tiêu khối lượng nước thí nghiệm của từng loại đất đắp và theo mùa trong năm để bổ sung vào định mức.


BẢNG HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI BÌNH QUÂN TỪ ĐẤT ĐÀO SANG ĐẤT ĐẮP

Hệ số đầm nén, dung trọng đất

Hệ số

K = 0,85; g ≤ 1,45T/m3 ¸ 1,60T/m3

1,07

K = 0,90; g ≤ 1,75T/m3

1,10

K = 0,95; g ≤ 1,80T/m3

1,13

K = 0,98; g > 1,80T/m3

1,16




Ghi chú:
- Riêng khối lượng đá hỗn hợp cần đào và vận chuyển để đắp được tính bằng khối lượng đá hỗn hợp đo tại nơi đắp nhân với hệ số chuyển đổi 1,13.
- Căn cứ vào tính chất cơ lý của loại đất và đá hỗn hợp để đắp và yêu cầu kỹ thuật cụ thể của công trình, tổ chức tư vấn thiết kế chuẩn xác lại hệ số chuyển đổi nói trên cho phù hợp."

Như vậy có thể trả lời cho trường hợp của bạn là khối lượng đào và san đầm là tính cho 100m3 khối lượng đã hoàn thiện chứ không tinh cho 113m3 đất rời vật liệu. Bởi trong khối lượng định mức đã có hệ số 1,13 đối với K=0.95 và K=1.16 đối với K=0.98 rồi.

Ví dụ cho vấn đề trên: Bạn xem định mức AB.66113 (Đắp cát công trình, độ chặt yêu cầu K=0,95)
100m3
m3122công1.5ca0.342ca0.171%1.5

Mã hiệu

Công tác xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Độ chặt yêu cầu
K=0,95

AB.6611

Đắp cát

Cát

[TD="align: center"]

[/TD]
[TD="align: right"]

[/TD]


công trình

Nhân công 3/7

[TD="align: center"]

[/TD]
[TD="align: right"]

[/TD]


bằng máy

Máy thi công




đầm 9T

Máy đầm 9T

[TD="align: center"]

[/TD]
[TD="align: right"]

[/TD]



Máy ủi 110CV

[TD="align: center"]

[/TD]
[TD="align: right"]

[/TD]



Máy khác

[TD="align: center"]

[/TD]
[TD="align: right"]

[/TD]



Ở ví dụ trên thì định mức ca máy ủi san và máy đầm lu lèn đã tính đắp cho 112m3 khối cát vật liệu rồi.

Thân.
 
Last edited by a moderator:

tho_cofec

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
15/10/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Tuổi
38
Tiện thể các bác cho em hỏi? Độ chặt đắp đất công trình có yêu cầu cụ thể trong văn bản nào không.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Tiện thể các bác cho em hỏi? Độ chặt đắp đất công trình có yêu cầu cụ thể trong văn bản nào không.
Vẫn có chớ bác, trong dự toán và thiết kế của công trình ĐVTK cũng có ghi rõ là yêu cầu độ chặt đắp đất là bao nhiều rồi đó ví dụ như đắp đất g=1,45T/m3 đó.
 

unrules

Thành viên có triển vọng
Tham gia
2/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Theo quy định, chẳng hạn trong hồ sơ thiết kế cần đắp 100m3 thì tương ứng khối lượng vận chuyển là Hx100m3, trong đó H là hệ số tùy theo độ chặt yêu cầu, 1.13 với K>0.95, 1.16 với K>0.98. Còn vấn đề bạn nói là "san lấp" có đào và đắp thì khối lượng từng loại phải có bảng tính điều phối chi tiết, từ đó ta biết được từng lý trình đào và đắp là bao nhiêu? cự ly, khối lượng vận chuyển là bao nhiêu, luy ý khối lượng vận chuyển Hx100m3.
 

hungok

Thành viên mới
Tham gia
22/8/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
giả sử em tính được khối lượng thể tích cát san lấp (chưa đầm nén) là 100m3. sau đó em áp dụng định mức đầm cát bằng máy đầm 9T thì được khối lượng cát cần là 122m3 (theo định mức có sẵn). Vậy khi mình áp dụng định mức bơm cát theo định mức 1091 quy định thì em cần nhập số 100m3 hay 122m3 vậy. em cám ơn
 

Top