Định mức tháo ván khuôn

pnanhhuy1986

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
77
Điểm thành tích
8
Trong định mức chỉ qui định chung công tác ván khuôn là cả sản xuất, lắp đặt và tháo ván khuôn chung vào 1 định mức.vậy định mức tháo ván khuôn lấy như thế nào, theo e nghĩ là lấy tùy ý phụ thuộc vào tính chất của của công việc tháo có thuận lợi hay khó khăn,nhưng cũng phải có 1 tỉ lệ cụ thể và theo 1 hướng dẫn nào đấy,có ai biết vấn đề này xin chia sẻ (ở cấp độ đồ án môn học cũng như ngoài thực tế)
 

ThuongDK

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
1/10/08
Bài viết
207
Điểm thành tích
28
Tuổi
45
Câu hỏi của bác thật hiếm gặp, tôi thực sự cũng chưa gặp bao giờ nhân tiện nếu ai có câu trả lời thì cho tôi hỏi công tác đổ bê tông gồm vận chuyển +đổ+đầm bê tông có trường hợp nào chỉ tính mỗi đầm không tỉ lệ bao nhiêu. hic
 

pnanhhuy1986

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
77
Điểm thành tích
8
Vấn đề này mình đã hỏi lâu mà ko thấy ai trả lời nên mình đã tìm hiểu và biết được tất cả đều dựa vào định mức lao động 726.Trong này có qui định rõ định mức công tác ván khuôn bao gồm cả sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ đối với Vk móng, cột, dầm, sàn, cầu thang.Mỗi công việc đều qui định rõ hao phí riêng của nó, bạn tham khảo 726 để thấy rõ.
Còn công tác bê tông của bác nói thì mình đọc ko thấy ghi, trong đó chỉ ghi định mức của bảo dưỡng thôi chứ ko ghi rõ là vận chuyển, đổ, đầm có hao phí bao nhiêu.Theo mình thì do các công việc này đều bắt buộc làm liên tục nhau ko gián đoạn nên họ qui định chung luôn cả vận chuyển, đổ, đầm vào 1 định mức.
 

chichchoe

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
26/5/08
Bài viết
36
Điểm thành tích
8
Vấn đề này mình đã hỏi lâu mà ko thấy ai trả lời nên mình đã tìm hiểu và biết được tất cả đều dựa vào định mức lao động 726.Trong này có qui định rõ định mức công tác ván khuôn bao gồm cả sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ đối với Vk móng, cột, dầm, sàn, cầu thang.Mỗi công việc đều qui định rõ hao phí riêng của nó, bạn tham khảo 726 để thấy rõ.
Còn công tác bê tông của bác nói thì mình đọc ko thấy ghi, trong đó chỉ ghi định mức của bảo dưỡng thôi chứ ko ghi rõ là vận chuyển, đổ, đầm có hao phí bao nhiêu.Theo mình thì do các công việc này đều bắt buộc làm liên tục nhau ko gián đoạn nên họ qui định chung luôn cả vận chuyển, đổ, đầm vào 1 định mức.
Tôi cũng đang tìm hiểu về định mức ván khuôn trong công tác xây dựng, thấy khó quá. Tôi muốn hỏi mọi người xem có định mức nào áp dụng để tính ván khuôn không, ví dụ như: định mức ván khuôn cho 1m3 bê tông cọc, 1 m3 tường...
à quên tôi muốn hỏi thêm định mức 726 có còn được sử dụng k vì tôi thấy nó ra lâu quá rồi.
Cảm ơn mọi người
 

ThuongDK

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
1/10/08
Bài viết
207
Điểm thành tích
28
Tuổi
45
Tôi cũng đang tìm hiểu về định mức ván khuôn trong công tác xây dựng, thấy khó quá. Tôi muốn hỏi mọi người xem có định mức nào áp dụng để tính ván khuôn không, ví dụ như: định mức ván khuôn cho 1m3 bê tông cọc, 1 m3 tường...
à quên tôi muốn hỏi thêm định mức 726 có còn được sử dụng k vì tôi thấy nó ra lâu quá rồi.
Cảm ơn mọi người
Nếu bạn làm thầu thường xuyên thì hay gặp những trường hợp này, Bên mời thầu bi giờ rất hay không mời ván khuôn mà nhà thầu phải tự bóc tách đưa vào đơn giá 1m3 bê tông. Như bọn mình vẫn làm là nội suy tính toàn bộ diện tích bề mặt bê tông sau đó lấy tổng khối lượng bê tông chia cho diện tích đó để đưa vào chiết tính số m2 ván khuôn cho 1m3 bê tông.
 

littledream79

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/11/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tôi xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm thực tế chúng tôi vẫn đang làm ở các công trình xây dựng thủy điện như sau:
Trong ĐM24 có 2 phần:
1. Sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha thường (cốp pha tấm nhỏ, biện pháp thi công bằng thủ công or cần trục loại <16T).
2. Sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ cốp thủy công (cốp pha tấm lớn or nhỏ biện pháp thi công bằng cần trục > 25T).
Đối với những loại cốp pha phi tiêu chuẩn khác có thể vận dụng ĐM24 để tính toán như sau:
1. Gia công: áp dụng ĐM gia công các kết cấu thép tương tự
2. Lắp dựng: áp dụng ĐM lắp dựng các kết cấu thép tương tự
3. Tháo dỡ: tính = 60% ĐM lắp dựng
Đối với ván khuôn gỗ, các bạn có thể áp dụng ĐM726 để tính
 

doducthang

Thành viên mới
Tham gia
1/9/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
cảm ơn tất cả mọi người đã chia sẻ. Tôi cung làm dự toán chưa lâu. Tôi vừa làm một công trình hạ tầng kỹ thuật trong đó có đường ,cấp nước, thoát nước ....Khi lập dự toán cho phần đường tôi đã rất kho khăn cho việc lựa chọn cách tính khối lượng của phần đào khuôn đường và đào nền. Tôi chưa tìm ra cách tính và thực sự chưa hiểu cách tính khối lượng đào khuôn và khối lượng đào nền đường như thế nào. Bác nào có thể giúp tôi thì nhắn giùm nha. Tôi tra trong định mức chỉ có mã hiệu đào khuôn bằng máy không thấy đào nền bằng máy. Bác nào hay làm hạ tầng kỹ thuật thì chỉ giùm cho. Tôi còn cả băn khoăn cho việc bắc giáo khi thi công nhà dân dụng. Đối với các cột rời thì sẽ phải bắc giáo xây, hoặc để đổ bêtông, vây khi đến giai đoạn hoàn thiện thì có tính công tác bắc giáo vào trong dự toán không
 

hothihau

Thành viên mới
Tham gia
28/1/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Kính chào các Bác, em có một vấn đề muốn các Bác giúp đỡ.
Số là em đang lập dự toán để tháo dỡ bồn chứa dầu bằng thép có chiều cao khoảng 12m, đường kính bồn cỡ 18m, théo dầy 6 ly. Nhưng em chưa biết phải áp dụng bộ định mức nào cho trường hợp nầy. Các Bác có nhiều kinh nghiệm giúp cho em út với. Chân thành cám ơn các Bác.
Nếu được, mong Các Bác hồi âm cho em sớm sớm, em đang bị sếp thúc ép dữ quá.
E-Mail của em: hothihau@vnn.vn
 

tuankhanh7

Thành viên mới
Tham gia
16/10/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Xin chào các bác trong diễn đàn. Em đang làm đồ án tổ chức thi công nhưng thấy định mức của mình có nhiều vấn đề không thực tế. Chẳng hạn khi dùng ván khuôn tấm lớn với định hình thì định mức cũng phải khác nhau chứ. Hay khi đổ bê tông tuỳ vào công nghệ mà định mức hao phí cúng khác nhau. Khi đổ bằng cần trục thì khác khi dùng bê tông thương phẩm. Bác nào biết rõ vấn đề này trả lời cho em với
 

lqv

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/9/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
em cũng thấy khó hình dung ở điều nay nữa, anh chị nào biết giải thích hộ em với: khi đổ bê tông thương phẩm dùng máy bơm tự hành, nếu mình dùng máy bơm năng suất khác thì cũng phải có hao phí khác chứ, mà nếu ta lấy theo năng suất bơm thực tế thì chênh lệch với Định Mức rất nhiều. Và còn về hao phí nhân công nữa, nếu lấy theo định mức thì việc bố trí công nhân cho đổ bê tông rất lớn, không như thực tế... khó hiểu quá...
 

hoangthuong01

Thành viên có triển vọng
Tham gia
31/3/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
chào các bác!
cho em hỏi chút! em đang làm dự toán về phần truyền tải điện 35 kV. Em đang tìm định mức phần móng cột, mà không thấy bác nào làm rồi thì chỉ em với. nếu có Quyết định nào về phần này thì bác up lên luôn hoặc nếu có thể gửi vào mail cho em với : hthuong01.@yahoo.com
Em xin chân thành cảm ơn!!!!!!
 
X

xuantien18

Guest
Vấn đề này mình đã hỏi lâu mà ko thấy ai trả lời nên mình đã tìm hiểu và biết được tất cả đều dựa vào định mức lao động 726.Trong này có qui định rõ định mức công tác ván khuôn bao gồm cả sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ đối với Vk móng, cột, dầm, sàn, cầu thang.Mỗi công việc đều qui định rõ hao phí riêng của nó, bạn tham khảo 726 để thấy rõ.
Còn công tác bê tông của bác nói thì mình đọc ko thấy ghi, trong đó chỉ ghi định mức của bảo dưỡng thôi chứ ko ghi rõ là vận chuyển, đổ, đầm có hao phí bao nhiêu.Theo mình thì do các công việc này đều bắt buộc làm liên tục nhau ko gián đoạn nên họ qui định chung luôn cả vận chuyển, đổ, đầm vào 1 định mức.
Công tác bê tông thì phải liên tục, mình nghĩ ko được tách ra. còn công tác ván khuôn thì tách được. Cụ thể thì mình lập định mức theo thực tế từng đơn vị thì hay hơn
 

everyman134

Thành viên có triển vọng
Tham gia
20/12/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
cốt pha

anh chị nào cho em biết với 1m3 bê tông cần bao nhiêu m2 cốt pha?
 

pnanhhuy1986

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
77
Điểm thành tích
8
anh chị nào cho em biết với 1m3 bê tông cần bao nhiêu m2 cốt pha?
Bạn hỏi chung chung thế sao mà trả lời được, phải tùy vào loại kết cấu đó như thế nào mới tính ra được cốp pha cần chứ.
ví dụ dầm thì chỉ cần lắp ván khuôn 3 mặt, còn móng thì phải 4 mặt,....bạn phải cụ thể ra....
thân.!
 

vietdung_tht

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
21/11/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
38
Tham gia ý kiến cho công tác tháo dỡ ván khuôn

Thực ra trong định mức không quy định trong công tác "gia công, lắp dựng, tháo dỡ" thì tháo dỡ là bao nhiêu %. Cái này chỉ được tính nhờ kinh nghiệm mà thôi. Theo mình thì trong định mức đó thì gia công và lắp dựng tốn nhiều công nhất, còn định mức tháo dỡ thì chỉ chiếm khoảng 30-40% định mức mà thôi
 

Top