Dự thảo nghị định thay thế 99: Góp ý và bình luận

chienthangtran

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/10/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Website
www.dutoan.com
Chào các bác.
Thấy bài này http://giaxaydung.vn/diendan/tong-m...ghi-dinh-99-2007-nd-cp-ngay-13-06-2007-a.html
từ lâu rồi. Vẫn biết trình của mình không qua ngọn cỏ, nhưng trộm nghĩ, thấy núi cao mà không dám trèo thì bao giờ mới thành đường. Vì vậy, mình xin phép lập thớt này, mục đích là bình loạn để cùng nhau mở mang kiến thức. Còn góp ý thì không dám, nhưng nếu các bác ở trển đọc thấy có gì hay mà thêm thắt vào thì cũng là điều hạnh phúc.
 

chienthangtran

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/10/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Website
www.dutoan.com
Điểm 1 (tôi xin đánh số từng điểm để anh em dễ bình luận)
Mẫu văn bản này, cách hành văn, cách dùng từ ngữ ... đều soạn thảo từ thời bao cấp (kinh tế kế hoạch - nhà nước quản lý), tất cả nguồn vốn xây dựng đều của nhà nước, nhà nước chính là ông chủ. Vì vậy văn bản ban hành nhằm kiểm soát nguồn vốn, tránh thất thoát (đáng tiếc, đó mãi mãi chỉ là mong muốn). Còn trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài, các văn bản chỉ mang tính chất tạo hành lang pháp lý để các bên liên quan (chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn ...) thương lượng và thực hiện việc xây dựng một cách có lợi nhất cho cả họ và cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy theo tôi, văn bản mới nên ngắn gọn theo phong cách người tạo sân chơi, hành lang pháp lý chứ không phải với tư cách ông chủ, luôn luôn dè chừng thất thoát cho nên đưa vào văn bản các điều khoản rất bao quát, thành ra khó hiểu.
Như vậy, điểm góp ý đầu tiên là nên bỏ dạng văn bản của một nền hành chính cai trị sang văn bản của hành chính phục vụ
Cũng cần nhớ rằng, sau 99 và 05, về nguyên tắc nhà nước đã từ bỏ vai trò kiểm soát mà chỉ đóng vai trò hướng dẫn (định mức, đơn giá ... đều chỉ là công bố chứ không còn ban hành như trước). Tuy nhiên, thực tế thì chỉ thay đổi cái bình, còn lại vẫn y nguyên. Vì vậy việc thay đổi từ những văn bản hướng dẫn rất cần thiết để thực tế đi theo tinh thần đổi mới đó.
 

chienthangtran

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/10/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Website
www.dutoan.com
K

kieuhunglc

Guest
Em thấy cái này lâu lâu nhưng mà thật tình em cũng chưa hiểu nhiều lắm nên đọc rùi cũng chưa thấy khác nhau nhiều lắm (về bàn chất). Chắc phải ngồi thiền một thời gian nữa mới bít được. Các bác đóng góp ý kiến cho em thảm khảo với.
 

chienthangtran

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/10/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Website
www.dutoan.com
Các bác ngó qua rồi cho vài lời động viên để lấy khí thế.
Cũng xin nhắc lại một lần nữa, ở đây chỉ là bình loạn thôi nên em xin phép sử dụng ngôn từ thoải mái một chút, các bác đừng để bụng nhé.
 

chienthangtran

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/10/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Website
www.dutoan.com
Nđ 385 (7/11/1990)

Xin điểm qua các nghị định trong quản lý XDCB
Đầu tiên là NĐ 385 (7/11/1990). Lưu ý là đổi mới bắt đầu từ năm 1986. Lúc này vẫn gọi là điều lệ
Điều 1.
- Yêu cầu cơ bản của công tác quản lý xây dựng cơ bản.
Công tác quản lý xây dựng cơ bản phải thể hiện đúng đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động, đất đai và mọi tiềm lực khác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái để xây dựng thành công cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phải góp phần bảo đảm nhịp độ phát triển nền kinh tế một cách cân đối, nhịp nhàng, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, tăng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập quốc dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Điều 2.
- Những nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý xây dựng cơ bản.
1. Thực hiện kế hoạch hoá toàn diện và đồng bộ công việc đầu tư xây dựng cơ bản từ quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng đến giai đoạn xây lắp, hoàn chỉnh công trình đầu tư, đưa công trình vào sản xuất, sử dụng.
2. Quản lý chặt chẽ công tác xây dựng cơ bản để bảo đảm hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư. Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và vận dụng các đòn bẩy kinh tế để giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích, trong đó lợi ích của người lao động là động lực trực tiếp nhằm sớm đưa các công trình vào sản xuất, sử dụng với chất lượng tốt, giá thành hạ.
3. Tuân thủ trình tự xây dựng cơ bản.
4. Thực hiện sự quản lý thống nhất của Nhà nước về kinh tế - kỹ thuật đối với toàn bộ công tác xây dựng cơ bản, nhằm bảo đảm đầu tư đúng phương hướng, nhiệm vụ của thời kỳ kế hoạch, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao và trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
5. Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước với quản lý sản xuất, kinh doanh; đề cao trách nhiệm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh đối với việc sử dụng vốn đầu tư; phân định quản lý vốn đầu tư với quản lý xây dựng, thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trong quản lý vốn đầu tư và quản lý xây dựng bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Điều 3.
- Trình tự xây dựng cơ bản.
Công tác xây dựng cơ bản phải được tiến hành đúng trình tự, theo ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn chuẩn bị xây dựng và giai đoạn xây lắp.
Các cơ quan kế hoạch, chủ quản đầu tư, chủ đầu tư cũng như các cơ quan khác có liên quan đến thực hiện đầu tư đều phải tuân thủ trình tự xây dựng cơ bản do bản Điều lệ này quy định.

Điều 4.
- Đối tượng đầu tư xây dựng cơ bản.
Đối tượng đầu tư xây dựng cơ bản là công trình hoặc liên hiệp công trình.
1. Công trình xây dựng phải thực hiện trên một địa điểm nhất định, một tuyến nhất định theo quy hoạch xây dựng hoặc trên địa điểm đã có công trình (nếu là xây dựng mở rộng, cải tạo, phục hồi). Mỗi công trình bao gồm một hoặc nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có tính đến việc hợp tác sản xuất) để làm ra sản phẩm cuối cùng nêu rõ trong luận chứng kinh tế kỹ thuật.
2. Liên hiệp công trình bao gồm nhiều công trình và hạng mục công trình tập trung tại một địa điểm hay một khu vực, hình thành các giai đoạn sản xuất rõ rệt và có liên quan hữu cơ với nhau về mặt công nghệ sản xuất, để làm ra sản phẩm cuối cùng hoặc để lợi dụng tổng hợp.
3. Trường hợp công trình được đầu tư bằng vốn Ngân sách, hạng mục công trình không phải là đối tượng để được cấp vốn đầu tư xây dựng mới; không cho phép xé lẻ một công trình ra nhiều hạng mục công trình để xin vốn đầu tư.

Điều 5.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và xây dựng; chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán.

Điều 6.
- Trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quản lý xây dựng cơ bản.
1. Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi chung là Bộ), Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban Nhân dân tỉnh) có trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của các thành phần kinh tế theo chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch, kế hoạch của các ngành và địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trách nhiệm đã được quy định trong bản Điều lệ này.
Các Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh là chủ quản đầu tư các công trình đầu tư của các đơn vị quốc doanh trực thuộc và chịu trách nhiệm chung về hiệu quả kinh tế xã hội của các công trình đó.
2. Chủ đầu tư: tất cả các công trình không phân biệt nguồn vốn, hình thức đầu tư đều phải xác định rõ chủ đầu tư ngay từ khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn (tư nhân, tập thể, cổ đông, Nhà nước). Đối với vốn đầu tư của Nhà nước thì chủ đầu tư là người được Nhà nước giao quyền trực tiếp quản lý vốn để thực hiện nhiệm vụ đầu tư có hiệu quả. Một công trình đầu tư có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau. Chủ đầu tư có trách nhiệm toàn diện và liên tục về quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ khi khởi công xây dựng cho đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu quả theo đúng yêu cầu đã đề ra trong luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt. Khi thay đổi người làm nhiệm vụ chủ đầu tư thì người mới thay thế phải chịu trách nhiệm thừa kế về toàn bộ công việc đầu tư và người chủ đầu tư trước phải chịu trách nhiệm liên đới về toàn bộ công việc đầu tư đã tiến hành trong thời gian đương nhiệm.
3. Các tổ chức khảo sát, thiết kế, chế tạo và cung ứng thiết bị thi công xây lắp, cung ứng vật tư và vận tải có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư và các tổ chức xây lắp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện hợp đồng đó.
Cơ quan quản lý cấp trên của các tổ chức nói trên có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức trực thuộc thi hành đúng nhiệm vụ đã được quy định trong bản Điều lệ này.
4. Ngân hàng đầu tư và phát triển có chức năng nhận vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước để đầu tư cho các công trình phát triển kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước và huy động vốn trung hạn, dài hạn trong nước, ngoài nước để cho vay trung hạn, dài hạn là chủ yếu.
Ngân hàng đầu tư và phát triển tự chịu trách nhiệm về việc quyết định cho vay đối với các công trình đầu tư thuộc các thành phần kinh tế theo cơ cấu và định hướng của kế hoạch Nhà nước trên nguyên tắc bảo đảm hiệu quả kinh tế và thu hồi vốn cho vay. Ngân hàng có quyền không cấp vốn hoặc thu hồi số vốn đã cho vay trước thời hạn quy định nếu việc sử dụng vốn không đúng mục đích, đối tượng và sai chế độ, chính sách của Nhà nước.


Thời điểm 4 năm sau đổi mới nên văn bản còn nhiều tính chất quản lý và kiểm soát của nền kinh tế kế hoạch. Vả lại thời đó vốn đầu tư cũng chủ yếu của nhà nước (chắc trong miền Nam thì vốn tư nhân có thể nhiều hơn).
Tôi vẫn còn phải cảm ơn thời gian đó nhiều vì nhờ đói ăn và thiếu thốn triền miên nên lớp chúng tôi có nhiều nghị lực và quyết tâm hơn bọn teen sung sướng sau này.
 

chienthangtran

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/10/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Website
www.dutoan.com
NĐ 177-CP ngày 20/10/1994

Lược bỏ bớt những phần nặng về kinh tế kế hoạch. Tuy nhiên vẫn chưa thấy nhắc tới vốn tư nhân trong xây dựng.

NĐ 42 ngày 16/7/1996
Khẳng định nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư và xây dựng để đảm bảo lợi ích .... Riêng vốn nhà nước thì ....
Như vậy đã không còn coi vốn nhà nước là TẤT CẢ nữa.

Các văn bản sau, do thực tế thay đổi nên dần đưa vào những yếu tố phù hợp với thực tế. Nhưng đó chỉ là những điểm sửa đổi thêm thắt. Về cơ bản vẫn mang nặng tư duy QUẢN LÝ đối với các công trình có nguồn vốn nhà nước, chứ chưa phải là hành lang pháp lý cho TẤT CẢ lĩnh vực đầu tư xây dựng nói chung.

Sau đây, tôi đi sâu vào 99, chủ đề chính của chúng ta.
 
Last edited by a moderator:

chienthangtran

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/10/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Website
www.dutoan.com
Điểm 2: Bắt đầu từ điều 1: Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn khác áp dụng các quy định của Nghị định này.

a.
Như vậy, đối tượng chính là
vốn nhà nước. Có thể trước đây vài ba năm, khái niệm vốn nhà nước còn mơ hồ vì còn nhập nhằng giữa quản lý và kinh doanh. Nhưng hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều bình đẳng, kể cả đối với doanh nghiệp nhà nước 100% vốn thì nhà nước cũng chỉ là một người chủ đầu tư, bình đẳng như các chủ đầu tư tư nhân và nước ngoài khác. Như vậy, vốn nhà nước trong nghị định này là:
- Chỉ những nguồn vốn mang tính chất phúc lợi, phi lợi nhuận (trường học - không kinh doanh, bệnh viện - không kinh doanh, xây dựng trụ sở ban ngành, xây dựng vùng sâu vùng xa ...). Nếu chỉ những nguồn vốn này thì vô cùng hạn chế.
- Bao gồm cả vốn trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Nếu vậy, vẫn là sự kéo dài của cách quản lý thời kinh tế kế hoạch. Nếu các doanh nghiệp đều được bình đẳng không phân biệt nguồn vốn thì phải được hoạt động trong 1 sân chơi chung, với một luật chung. Nhà nước, nếu có góp vốn thì chỉ được điều khiển doanh nghiệp thông qua quyền quyết định của vốn góp mà thôi. Nếu can thiệp trực tiếp vào
vốn nhà nước trong doanh nghiệp sẽ làm méo mó môi trường đầu tư, mà chúng ta đã trải qua.

b. Thực sự là tôi không hiểu nghĩa từ khuyến khích trong câu sau. Luật mà khuyến khích gì đây hả trời! Giả sử 2 bên ra tòa mà dẫn chứng rằng nhà nước khuyến khích nên tôi làm theo thì vui lắm nhỉ. Vả lại, với nguồn vốn tư nhân, cứ có lợi mà không vi phạm là họ làm chứ cần gì khuyến khích? Nhiều khi chẳng khuyến khích mà có kẽ hở là họ cũng nhào vô.

Kết luận (của riêng tớ thôi - Ô cũng như người lớn nhỉ)
1. Nên tách bạch 2 khái niệm quản lý vốn nhà nước và quản lý hoạt động xây dựng. Hai hoạt động này khác hẳn nhau nên khó có thể gộp chung vào 1 nghị định được. Theo tôi, nên tách hẳn làm 2: Một cho quản lý vốn đầu tư của nhà nước và một tạo một khung pháp lý, một sân chơi chung để quản lý hoạt động đầu tư xây dựng nói chung.
2. Với nghị định quản lý vốn nhà nước, có thể quy định chi tiết từ phương pháp lập tổng mức đầu tư, lâp dự toán, đấu thầu, thanh quyết toán ... để có thể kiểm soát chặt chẽ và tạo hiệu quả tối đa (theo mong muốn mãi mãi)
3. Với nghị định quản lý hoạt động đầu tư xây dựng nói chung, chỉ tạo một khung pháp lý, không cần quy định quá chi tiết và cứng nhắc. Chẳng hạn chương II (tổng mức đầu tư), chương III (dự toán), chương IV (định mức đơn giá) không cần quy định quá chi tiết, chỉ cần vài điều quy định khung mà thôi. Vì về nguyên tắc, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về vốn đầu tư (lời ăn lỗ chịu, thế thì nhà nước quy định chi tiết vậy để làm cái giề?)
 

vanhuongthuthuy

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
5/3/08
Bài viết
178
Điểm thành tích
18
Tuổi
39

Newbee30

Thành viên năng động
Tham gia
22/9/08
Bài viết
64
Điểm thành tích
8

1. Nên tách bạch 2 khái niệm quản lý vốn nhà nước và quản lý hoạt động xây dựng. Hai hoạt động này khác hẳn nhau nên khó có thể gộp chung vào 1 nghị định được. Theo tôi, nên tách hẳn làm 2: Một cho quản lý vốn đầu tư của nhà nước và một tạo một khung pháp lý, một sân chơi chung để quản lý hoạt động đầu tư xây dựng nói chung.
2. Với nghị định quản lý vốn nhà nước, có thể quy định chi tiết từ phương pháp lập tổng mức đầu tư, lâp dự toán, đấu thầu, thanh quyết toán ... để có thể kiểm soát chặt chẽ và tạo hiệu quả tối đa (theo mong muốn mãi mãi)
3. Với nghị định quản lý hoạt động đầu tư xây dựng nói chung, chỉ tạo một khung pháp lý, không cần quy định quá chi tiết và cứng nhắc. Chẳng hạn chương II (tổng mức đầu tư), chương III (dự toán), chương IV (định mức đơn giá) không cần quy định quá chi tiết, chỉ cần vài điều quy định khung mà thôi. Vì về nguyên tắc, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về vốn đầu tư lời ăn lỗ chịu...

Ngoài Xây dựng thì mục này bàn về Lẩu thập cẩm luôn nhé - những suy nghĩ tâm tư của dân xây dựng.


Văn bản quản lý đầu tư xây dựng thì nghị định là quan trọng nhất, bao quát tất cả các lĩnh vực từ nguồn vốn, quản lý và thi công xây dựng công trình. Bên dưới nghị định - người lao động trực tiếp là Dân xây dựng nói chung; chúng ta phải tuân thủ các văn bản của ba Bộ - có người nói vui là ông Tam đa hay Phúc - Lộc - Thọ gì đấy .... Bộ tài Chính, Bộ Kế Hoạch & Đầu tư và Bộ Xây dựng.

Tôi thấy rất tự hào vì dân xây dựng có rất nhiều văn bản quy định chi tiết đến đơn giá, định mức từng công việc lao động. Dân công nghệ thông tin thì vất vả hơn nhiều, các dự án về công nghệ thông tin trước đây đều bấu víu vào xây dựng - Nghị định 16 trước đây chẳng hạn để làm dự án. Dân cơ khí hay sản xuất Công nghiệp tệ hơn nữa cũng không có định mức lao động cụ thể - mà hoạt động theo cơ chế thương trường.

Tôi nghĩ ngành cơ khí hay sản xuất Công nghiệp nếu áp dụng theo mô hình của ngành xây dựng (ban hành các bộ định mức như 1776, 1777... tạo dây chuyền khép kín từ vật liệu cơ bản đến các tiêu chẩn sản xuất sản phẩm....) thì sẽ phát triển nhanh chóng...

Lại nói về Dân Xây dựng - những người lao động trực tiếp dưới luật, một khi văn bản chỉ đạo chưa sâu sát là một lần vất vả. Đơn cử như Đơn giá XDCB TP. Hà Nội liên tục cập nhật từ 2006 đến 2009 là 3 bộ rồi!
big%20grin.gif
, có bộ đơn giá hướng dẫn chênh lệch nhiên liệu cho ca máy, bộ đơn giá sau lại bỏ vì có ý kiến ông tính chênh lệch nhiên liệu mà lại quên tính chênh lệch nhân công trong ca máy - thế là bãi bỏ!
big%20grin.gif


Đợt vừa rồi nghe nói mỗi phường có một trang web thông tin riêng thay thế cái loa phường - đó cũng là sự tiến bộ. Tôi rất ghét các đơn vị hành chính sự nghiệp kinh doanh văn bản pháp luật; người làm văn bản đã được ăn lương rồi - ví dụ như thông báo giá hàng tháng của các địa phương mỗi khi có thông báo giá mới ông phải đưa lên web của mình để mọi người được thông tin đầy đủ và thực hiện...
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top