danangchothue
Thành viên có triển vọng
Đà Nẵng – một thành phố xinh đẹp không chỉ nổi bật với những bãi biển xanh, cát trắng trải dài hay những thắng cảnh du lịch làm ngây ngất lòng người, thành phố này còn chinh phục du khách bởi những giá trị văn hóa cực “chất” của mình. Bạn biết gì về văn hóa và con người Đà Nẵng? Nếu bạn đang tìm hiểu về thành phố du lịch tuyệt vời này để chuẩn bị cho chuyến du hí sắp đến thì bài viết này chính là dành cho bạn đấy! Hãy cùng chúng tôi bắt đấu chuyến hành trình văn hóa tại thành phố Đà Nẵng xinh đẹp ngay bây giờ thôi nào!
CON NGƯỜI ĐÀ NẴNG
Nhắc đến con người là Đà Nẵng là ngay lập tức người ta sẽ nhắc đến ngay hình ảnh của những người con xứ biển chân phương, chất phát, bình dị và cũng thật thân thiện, hiền hòa, mến khách đến lạ lùng. Cái chất phát của người Đà Nẵng không chỉ đến ngay từ trong lời nói, cách nói chuyện mà nó còn biểu hiện ra trong những cử chỉ, hành động của người dân nơi đây, và chính điều này đã khiến không ít du khách phải nhớ mãi về hình ảnh con người nơi đây. Dù vậy, đôi khi sự thật thà, chất phát của con người Đà Nẵng lại khiến nhiều người cho rằng họ là những con người nhàm chán, thiếu sự tinh tế.
Dù hình ảnh người dân Đà Nẵng hiện lên thật đẹp trong mắt du khách bốn phương nhưng để nói rằng người Đà Nẵng không có tính xấu thì hoàn toàn là không đúng. Bạn có từng nghe câu nói “Quảng Nam hay cãi chưa”, câu nói đó cũng khá đúng khi nói về những người Đà Nẵng thân thiện, chất phát đấy! Đó chính là câu nói ẩn dụ cho tính cách tương đối cố hữu và có phần hơi bảo thủ của người dân Đà Nẵng, và “hay cãi” cũng chính là một đặc trưng không thể không nói đến mỗi khi nhắc về những cư dân vùng đất Quảng – Đà.
Người dân Đà Nẵng họ cũng rất tinh tế, ngoài thời gian làm việc họ luôn sắp xếp khoảng thời gian riêng dành cho gia đình hay bạn bè. Quỹ thời gian rỗi đối với những bạn trẻ thì họ thường hay luyên thuyên cùng những người bạn bên ly trà tranh mộc mạc hay những buổi la cà những quán cà phê, còn đối với những người có gia đình thì họ chăm chú cho con cái của họ nhiều hơn thông qua những bữa ăn gia đình hay những chiều đèo nhau trên chiếc xe máy đã cũ dạo quanh thành phố hay kể cho nhau những câu chuyện buồn vui của bản thân. Tất cả những điều mộc mạc, chất phát mà giản dị ấy đã tạo nên một Văn hóa Đà Nẵng vô cùng thú vị và đậm chất đặc trưng riêng biệt.
MÔI TRƯỜNG SỐNG THÂN THIỆN
Đà nẵng không chỉ được thiên nhiên ưa đãi cho những cảnh quan đẹp mà môi trường sống nơi đây vô cùng thân thiện. Cái cách mà Đà Nẵng đang sống nó chả có sự xô bồ hay náo nhiệt, ồn ào như ở Sài gòn hay Hà Nội. Ở đây du khách chỉ thấy được sự bình yên và trong lành của đất trời. Chính những điều đơn giản đó đã tạo nên một nét đặc trưng riêng biết của Văn hóa Đà Nẵng.
Nếu du khách muốn có một chuyến du lịch trọn vẹn thì đừng quên hòa mình vào môi trường sống nơi đây. Đã đặt chân đến Đà Nẵng thì hãy một lần dạo bước bên bờ sông Hàn thơ mộng, ngắm nhìn sự đồng điệu trong dòng chảy nhịp sống Đà Thành, trải nghiệm cảm giác bình yên mà không hối hả ấy. Nếu có thể hãy ghé vào một quán cà phê nào đó trên con đường ấy, tay cầm tách cà phê nhâm nhi từng giọt, tai nghe một bản nhạc, mắt nhìn về sông Hàn, từ từ tận hưởng cái cảm giác vô cùng mộng mơ mà thành phố xinh đẹp này mang đến cho du khách.
Cùng với con người xứ Đà, cách cuộc sống Đà Nẵng chảy trôi cũng đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu mỗi khi nói đến thành phố biển xinh đẹp này. Sẽ thật tuyệt vời khi bạn được đắm mình trong cuộc sống bình yên của thành phố và tạm quên đi những lo toan, tất bật của cuộc sống tất bật thường ngày.
ĐÀ NẴNG – ĐỊA ĐIỂM HÀNH HƯƠNG LÝ TƯỞNG
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Phật giáo ở Đà Nẵng rất phát triển. Minh chứng cho điều đó chính là nhiều ngôi chùa lớn và nổi tiếng đã được xây dựng. Bên cạnh sự quy mô thì sự linh thiêng cùng nhiều câu chuyện huyền bí xoay quanh đã khiến nhiều ngôi chùa ở Đà Nẵng trở thành những địa điểm hành hương lý tưởng đối với không ít tín đồ Phật giáo trên cả nước.
Một trong những ngôi chùa nổi tiếng hàng đầu của Đà Nẵng là chùa Linh Ứng Bãi Bụt (Sơn Trà) – một trong ba ngôi chùa thuộc quần thể Tam Linh Ứng tự - ngôi chùa đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua của du khách khi đến với Đà Nẵng với vô số những câu chuyện mang đậm màu sắc thần kỳ, huyền bí. Bên cạnh chùa Linh Ứng Bãi Bụt, thì nhiều ngôi chùa khác như chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn), Linh Ứng Non Nước (Ngũ Hành Sơn), Quán Thế Âm, Linh Ứng Bà Nà (Bà Nà)… cũng là những địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng khác của vùng đất Đà Nẵng.
Ngoài Phật giáo với những ngôi chùa nổi tiếng, thì Đà Nẵng còn là một địa điểm hành hương lý tưởng đối với các tín đồ Tin Lành. Có thể nói như vậy bởi lẽ Tòa thành Tin Lành Đà Nẵng chính là Tòa thành Tin lành lâu đời nhất Việt Nam với trên 100 năm tuổi, ngoài ra thì đây cũng chính là Tòa thành Tin lành đầu tiên được tổ chức và xây dựng tại Việt Nam.
MỘT SÓ LƯU Ý VỀ VĂN HÓA KHI DU LỊCH ĐÀ NẴNG
Một trong những “trở ngại” lớn nhất của du khách khi đến với Đà Nẵng đó chính là vấn đề ngôn ngữ. Không dễ nghe và dễ hiểu như ngôn ngữ miền Bắc và miền Nam, việc nghe và hiểu được tiếng nói của người dân miền Trung nói chung, người dân Đà Nẵng nói riêng là một điều không hề đơn giản đối với không ít du khách. Bởi lẽ, bên cạnh cách phát âm khá “đậm đặc” thì cách nói nhanh cùng với việc sử dụng khá nhiều phương ngữ khiến cho tiếng nói người dân Đà Nẵng trở nên tương đối khó nghe.
Ngoài ngôn ngữ thì văn hóa ẩm thực của người dân Đà Nẵng cũng là một trong những khác biệt về văn hóa khiến không ít du khách bối rối khi đi du lịch đến đây. Nếu bạn là một du khách Sài Gòn quen với việc sử dụng nĩa khi ăn cơm thì đến với Đà Nẵng bạn hãy nên làm quen với việc sử dụng đũa và thìa khi ăn, bởi bạn sẽ không muốn nhận được cái nhìn “kỳ lạ” từ chủ quán khi hỏi xin một chiếc nĩa để ăn cơm đâu?! Bên cạnh đó thì sự khác nhau về cách thưởng thức Mỳ Quảng – một món ăn truyền thống của vùng đất Quảng – Đà – cũng trở thành một đề tài khá thú vị của du khách Sài Gòn khi đến với Đà Nẵng. Tại sao vậy?
Mỳ Quảng được biết đến như là một món ăn truyền thống nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng với một hương vị đậm đà. Vậy đâu là sự khác biệt giữa Mỳ Quảng và Mỳ Quảng – Sài Gòn version? Đó chính là sự khác biệt trong cách sử dụng nước dùng. Nếu Mỳ Quảng nguyên gốc sử dụng rất ít nước dùng nhưng vẫn đảm bảo được sự đậm đà trong hương vị thì Mỳ Quảng phiên bản Sài Gòn lại có chút gì “lai” phở với nước dùng được chan khá nhiều.
==>>Xem Ngay: Tổng Hợp Các Bài Viết Hay Nhất Của Danangchothue
Ngoài những khung cảnh thiên nhiên và công trình kiến trúc tuyệt đẹp thì Đà Nẵng còn nổi bật với một môi trường du lịch văn minh và yên bình bên cạnh những giá trị văn hóa độc đáo. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về văn hóa, con người Đà Nẵng cũng chính là một cách để du khách có thể có được một chuyến du lịch tuyệt vời và hoàn hảo tại thành phố biển xinh đẹp này
Đà Nẵng Và Những Nét Văn Hóa Thú Vị
danangchothue.com
Nhắc đến con người là Đà Nẵng là ngay lập tức người ta sẽ nhắc đến ngay hình ảnh của những người con xứ biển chân phương, chất phát, bình dị và cũng thật thân thiện, hiền hòa, mến khách đến lạ lùng. Cái chất phát của người Đà Nẵng không chỉ đến ngay từ trong lời nói, cách nói chuyện mà nó còn biểu hiện ra trong những cử chỉ, hành động của người dân nơi đây, và chính điều này đã khiến không ít du khách phải nhớ mãi về hình ảnh con người nơi đây. Dù vậy, đôi khi sự thật thà, chất phát của con người Đà Nẵng lại khiến nhiều người cho rằng họ là những con người nhàm chán, thiếu sự tinh tế.
Dù hình ảnh người dân Đà Nẵng hiện lên thật đẹp trong mắt du khách bốn phương nhưng để nói rằng người Đà Nẵng không có tính xấu thì hoàn toàn là không đúng. Bạn có từng nghe câu nói “Quảng Nam hay cãi chưa”, câu nói đó cũng khá đúng khi nói về những người Đà Nẵng thân thiện, chất phát đấy! Đó chính là câu nói ẩn dụ cho tính cách tương đối cố hữu và có phần hơi bảo thủ của người dân Đà Nẵng, và “hay cãi” cũng chính là một đặc trưng không thể không nói đến mỗi khi nhắc về những cư dân vùng đất Quảng – Đà.
Người dân Đà Nẵng họ cũng rất tinh tế, ngoài thời gian làm việc họ luôn sắp xếp khoảng thời gian riêng dành cho gia đình hay bạn bè. Quỹ thời gian rỗi đối với những bạn trẻ thì họ thường hay luyên thuyên cùng những người bạn bên ly trà tranh mộc mạc hay những buổi la cà những quán cà phê, còn đối với những người có gia đình thì họ chăm chú cho con cái của họ nhiều hơn thông qua những bữa ăn gia đình hay những chiều đèo nhau trên chiếc xe máy đã cũ dạo quanh thành phố hay kể cho nhau những câu chuyện buồn vui của bản thân. Tất cả những điều mộc mạc, chất phát mà giản dị ấy đã tạo nên một Văn hóa Đà Nẵng vô cùng thú vị và đậm chất đặc trưng riêng biệt.
MÔI TRƯỜNG SỐNG THÂN THIỆN
Đà nẵng không chỉ được thiên nhiên ưa đãi cho những cảnh quan đẹp mà môi trường sống nơi đây vô cùng thân thiện. Cái cách mà Đà Nẵng đang sống nó chả có sự xô bồ hay náo nhiệt, ồn ào như ở Sài gòn hay Hà Nội. Ở đây du khách chỉ thấy được sự bình yên và trong lành của đất trời. Chính những điều đơn giản đó đã tạo nên một nét đặc trưng riêng biết của Văn hóa Đà Nẵng.
Nếu du khách muốn có một chuyến du lịch trọn vẹn thì đừng quên hòa mình vào môi trường sống nơi đây. Đã đặt chân đến Đà Nẵng thì hãy một lần dạo bước bên bờ sông Hàn thơ mộng, ngắm nhìn sự đồng điệu trong dòng chảy nhịp sống Đà Thành, trải nghiệm cảm giác bình yên mà không hối hả ấy. Nếu có thể hãy ghé vào một quán cà phê nào đó trên con đường ấy, tay cầm tách cà phê nhâm nhi từng giọt, tai nghe một bản nhạc, mắt nhìn về sông Hàn, từ từ tận hưởng cái cảm giác vô cùng mộng mơ mà thành phố xinh đẹp này mang đến cho du khách.
Cùng với con người xứ Đà, cách cuộc sống Đà Nẵng chảy trôi cũng đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu mỗi khi nói đến thành phố biển xinh đẹp này. Sẽ thật tuyệt vời khi bạn được đắm mình trong cuộc sống bình yên của thành phố và tạm quên đi những lo toan, tất bật của cuộc sống tất bật thường ngày.
ĐÀ NẴNG – ĐỊA ĐIỂM HÀNH HƯƠNG LÝ TƯỞNG
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Phật giáo ở Đà Nẵng rất phát triển. Minh chứng cho điều đó chính là nhiều ngôi chùa lớn và nổi tiếng đã được xây dựng. Bên cạnh sự quy mô thì sự linh thiêng cùng nhiều câu chuyện huyền bí xoay quanh đã khiến nhiều ngôi chùa ở Đà Nẵng trở thành những địa điểm hành hương lý tưởng đối với không ít tín đồ Phật giáo trên cả nước.
Một trong những ngôi chùa nổi tiếng hàng đầu của Đà Nẵng là chùa Linh Ứng Bãi Bụt (Sơn Trà) – một trong ba ngôi chùa thuộc quần thể Tam Linh Ứng tự - ngôi chùa đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua của du khách khi đến với Đà Nẵng với vô số những câu chuyện mang đậm màu sắc thần kỳ, huyền bí. Bên cạnh chùa Linh Ứng Bãi Bụt, thì nhiều ngôi chùa khác như chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn), Linh Ứng Non Nước (Ngũ Hành Sơn), Quán Thế Âm, Linh Ứng Bà Nà (Bà Nà)… cũng là những địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng khác của vùng đất Đà Nẵng.
Ngoài Phật giáo với những ngôi chùa nổi tiếng, thì Đà Nẵng còn là một địa điểm hành hương lý tưởng đối với các tín đồ Tin Lành. Có thể nói như vậy bởi lẽ Tòa thành Tin Lành Đà Nẵng chính là Tòa thành Tin lành lâu đời nhất Việt Nam với trên 100 năm tuổi, ngoài ra thì đây cũng chính là Tòa thành Tin lành đầu tiên được tổ chức và xây dựng tại Việt Nam.
MỘT SÓ LƯU Ý VỀ VĂN HÓA KHI DU LỊCH ĐÀ NẴNG
Một trong những “trở ngại” lớn nhất của du khách khi đến với Đà Nẵng đó chính là vấn đề ngôn ngữ. Không dễ nghe và dễ hiểu như ngôn ngữ miền Bắc và miền Nam, việc nghe và hiểu được tiếng nói của người dân miền Trung nói chung, người dân Đà Nẵng nói riêng là một điều không hề đơn giản đối với không ít du khách. Bởi lẽ, bên cạnh cách phát âm khá “đậm đặc” thì cách nói nhanh cùng với việc sử dụng khá nhiều phương ngữ khiến cho tiếng nói người dân Đà Nẵng trở nên tương đối khó nghe.
Ngoài ngôn ngữ thì văn hóa ẩm thực của người dân Đà Nẵng cũng là một trong những khác biệt về văn hóa khiến không ít du khách bối rối khi đi du lịch đến đây. Nếu bạn là một du khách Sài Gòn quen với việc sử dụng nĩa khi ăn cơm thì đến với Đà Nẵng bạn hãy nên làm quen với việc sử dụng đũa và thìa khi ăn, bởi bạn sẽ không muốn nhận được cái nhìn “kỳ lạ” từ chủ quán khi hỏi xin một chiếc nĩa để ăn cơm đâu?! Bên cạnh đó thì sự khác nhau về cách thưởng thức Mỳ Quảng – một món ăn truyền thống của vùng đất Quảng – Đà – cũng trở thành một đề tài khá thú vị của du khách Sài Gòn khi đến với Đà Nẵng. Tại sao vậy?
Mỳ Quảng được biết đến như là một món ăn truyền thống nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng với một hương vị đậm đà. Vậy đâu là sự khác biệt giữa Mỳ Quảng và Mỳ Quảng – Sài Gòn version? Đó chính là sự khác biệt trong cách sử dụng nước dùng. Nếu Mỳ Quảng nguyên gốc sử dụng rất ít nước dùng nhưng vẫn đảm bảo được sự đậm đà trong hương vị thì Mỳ Quảng phiên bản Sài Gòn lại có chút gì “lai” phở với nước dùng được chan khá nhiều.
==>>Xem Ngay: Tổng Hợp Các Bài Viết Hay Nhất Của Danangchothue
Ngoài những khung cảnh thiên nhiên và công trình kiến trúc tuyệt đẹp thì Đà Nẵng còn nổi bật với một môi trường du lịch văn minh và yên bình bên cạnh những giá trị văn hóa độc đáo. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về văn hóa, con người Đà Nẵng cũng chính là một cách để du khách có thể có được một chuyến du lịch tuyệt vời và hoàn hảo tại thành phố biển xinh đẹp này