Đâu là giá vật liệu xây dựng công trình (giá vật liệu quyết toán XD công trình)?
Theo thông tư 04/2010/TT-BXD, ngày 26/5/2010:
Giá vật liệu đến hiện trường công trình = Giá mua gốc + Chi phí vận chuyển + Chi phí tại hiện trường.
Giá vật liệu thông báo tại các tỉnh/TP là giá tại chân công trình. Theo báo giá của TP Hà Nội thì "Giá vật liệu trong bảng... là giá trung bình đến chân công trình vào thời điểm công bố". Giá đến chân công trình = Giá mua gốc + Chi phí vận chuyển.
Như vậy giá vật liệu theo báo giá chưa phải là giá cuối cùng!
Cụ thể: Giá Cát vàng Hà Nội trong thông báo số 04/2011/CBGVL-LS ngày 15/11/2011 là 161.000đ/m³. Vậy đưa giá trị 161.000đ vào giá mua trong bảng Chênh lệch vật liệu là đúng hay sai?
Trả lời: Sai!
Vì sao: Giá Cát vàng trên còn thiếu Chi phí tại hiện trường.
Bao gồm: 1. Chi phí bốc xếp, vận chuyển nội bộ trong công trình. 2. Hao hụt bảo quản.
Chi tiết hơn: Chi phí bốc xếp, vận chuyển nội bộ trong công trình được tính từ lán trại để VLXD đến máy vận thăng chẳng hạn hoặc bằng cự ly trung bình từ lán trại đến công trình - áp dụng định mức vận chuyển bằng phương tiện thô sơ trong vòng 300m. Hao hụt bảo quản của cát vàng là +5% giá trị tại chân công trình theo giá thông báo, theo Phần II. Mục V Định mức vật tư trong XDCB (1784 - trang 181) thì "Tỉ lệ hao hụt trong khâu bảo quản đã tính bình quân cho mọi thời hạn" có nghĩa là vật liệu chuyển đến chân công trình sau đó đưa đến hiện trường XD được tính thêm Hao hụt bảo quản.
Nguyên nhân: Chả có ai hướng dẫn chi tiết, thông tư 04/2010/TT-BXD hay như thế mà các Sở XD tỉnh/TP cũng không hướng dẫn cụ thể hơn cho các đơn vị tư vấn, xây dựng.
Theo tôi, hơn 97% người lập dự toán từ ngày 27/5/2010 đến 10/01/2012 mắc lỗi trên! Xin chia buồn với các đơn vị xây lắp...
Thiệt hại với từng vật liệu là không nhỏ khoảng 10-15% giá trị của khối lượng cát; 1-2% giá trị của khối lượng đá; 1% đối với xi-măng...
Trên đây chỉ là góc nhìn cá nhân, xin mọi người cho ý kiến.
________
Tham khảo: http://myldt.blogspot.com/search/label/3. Các tiện ích khi sử dụng
Theo thông tư 04/2010/TT-BXD, ngày 26/5/2010:
Giá vật liệu đến hiện trường công trình = Giá mua gốc + Chi phí vận chuyển + Chi phí tại hiện trường.
Giá vật liệu thông báo tại các tỉnh/TP là giá tại chân công trình. Theo báo giá của TP Hà Nội thì "Giá vật liệu trong bảng... là giá trung bình đến chân công trình vào thời điểm công bố". Giá đến chân công trình = Giá mua gốc + Chi phí vận chuyển.
Như vậy giá vật liệu theo báo giá chưa phải là giá cuối cùng!
Cụ thể: Giá Cát vàng Hà Nội trong thông báo số 04/2011/CBGVL-LS ngày 15/11/2011 là 161.000đ/m³. Vậy đưa giá trị 161.000đ vào giá mua trong bảng Chênh lệch vật liệu là đúng hay sai?
Trả lời: Sai!
Vì sao: Giá Cát vàng trên còn thiếu Chi phí tại hiện trường.
Bao gồm: 1. Chi phí bốc xếp, vận chuyển nội bộ trong công trình. 2. Hao hụt bảo quản.
Chi tiết hơn: Chi phí bốc xếp, vận chuyển nội bộ trong công trình được tính từ lán trại để VLXD đến máy vận thăng chẳng hạn hoặc bằng cự ly trung bình từ lán trại đến công trình - áp dụng định mức vận chuyển bằng phương tiện thô sơ trong vòng 300m. Hao hụt bảo quản của cát vàng là +5% giá trị tại chân công trình theo giá thông báo, theo Phần II. Mục V Định mức vật tư trong XDCB (1784 - trang 181) thì "Tỉ lệ hao hụt trong khâu bảo quản đã tính bình quân cho mọi thời hạn" có nghĩa là vật liệu chuyển đến chân công trình sau đó đưa đến hiện trường XD được tính thêm Hao hụt bảo quản.
Nguyên nhân: Chả có ai hướng dẫn chi tiết, thông tư 04/2010/TT-BXD hay như thế mà các Sở XD tỉnh/TP cũng không hướng dẫn cụ thể hơn cho các đơn vị tư vấn, xây dựng.
Theo tôi, hơn 97% người lập dự toán từ ngày 27/5/2010 đến 10/01/2012 mắc lỗi trên! Xin chia buồn với các đơn vị xây lắp...

Thiệt hại với từng vật liệu là không nhỏ khoảng 10-15% giá trị của khối lượng cát; 1-2% giá trị của khối lượng đá; 1% đối với xi-măng...
Trên đây chỉ là góc nhìn cá nhân, xin mọi người cho ý kiến.
________
Tham khảo: http://myldt.blogspot.com/search/label/3. Các tiện ích khi sử dụng