Đấu thầu tư vấn khảo sát, thiết kế

  • Khởi xướng Ngoclan
  • Ngày gửi
N

Ngoclan

Guest
Xin chào các bạn.
Mình có việc này muốn hỏi các bạn: Trong hồ sơ mời quan tâm của gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế có quy định về tiêu chuẩn đánh giá là "Nhà thầu phải có trụ sở hoặc văn phòng đại diện hoặc chi nhánh đặt trên địa bàn tỉnh X" (X là nơi đầu tư công trình), và họ giải thích là thiết kế cần phải giám sát tác giả nên cần có văn phòng tại tỉnh nhà (gần vị trí công trình để tiện cho việc giám sát tác giả). Quy định như vậy có phạm Luật không???
Xin hỏi thêm các bạn: Theo luật Đấu thầu thì công tác tư vấn >500tr phải đầu thầu rộng rãi nhưng sao mình thấy rất ít nơi thực hiện đầu thầu tư vấn khảo sát, thiết kế (xem trên http://dauthau.mpi.gov.vn không thấy mấy khi đăng).
Chúc các bạn mạnh khỏe, làm việc hiệu quả và kiếm được nhiều tiền.
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Theo mình được biết thì nếu có cái quy định khó như bạn đã trình bày thì chẳng lẽ 1 công ty phải có 63 chi nhánh đặt ở 63 tỉnh và 1 trụ sở đặt ở đại phương thứ 64 mới có thể tham gia thực hiện các công trình trên cả nước à. Không thể có 1 quy định nào bất hợp lý như thế cả. Công ty mình thiết kế ở nhiều nơi mà có ai làm khó điều đó đâu.
Thứ 2,gói thầu tư vấn thiết kế trên 500 triệu buộc phải tổ chức đấu thầu,những công trình nào không tổ chức đấu thầu là sai với quy định.Mình thường xuyên xem cuốn tạp chí Đấu Thầu, thấy đăng nhiều tin lắm chứ,có thể là bạn không xem hết thông tin của các dự án tổ chức đấu thầu
Thân chào bạn
 
H

Hiter

Guest
Điều 39. ND111 - Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn đối với gói thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng thông qua thi tuyển quy định tại khoản 3 Điều 97 của Luật Xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 102 của Luật Xây dựng.

ĐIỀU 102. LXD Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
1. Việc lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng được thực hiện đối với các công trình xây dựng quy định tại Điều 55 của Luật này.

ĐIỀU 55. LXD Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
1. Khuyến khích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với các công trình xây dựng.
2. Các công trình sau đây trước khi lập dự án đầu tư xây dựng phải thi tuyển thiết kế kiến trúc:
a) Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên;
b) Các công trình văn hóa, thể thao, các công trình công cộng có quy mô lớn;
c) Các công trình khác có kiến trúc đặc thù.
3.
4.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển thiết kế kiến trúc xây dựng công trình.

Chính phủ quy định:
Điều 26. ND 16
LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
1. Các công trình xây dựng sau đây phải được tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc:
a) Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên;
b) Các công trình văn hoá, thể thao và các công trình công cộng khác có quy mô cấp I, cấp đặc biệt;
c) Các công trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị lớn như tượng đài, cầu vượt sông, cầu cạn có quy mô lớn, trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà ga đường sắt trung tâm, nhà ga cảng hàng không quốc tế, các công trình là biểu tượng về truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương.
2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình. Tuỳ theo quy mô công trình, điều kiện thời gian, khả năng tài chính và các điều kiện khác, chủ đầu tư có thể tổ chức thi tuyển trong nước hoặc quốc tế. Phương thức lựa chọn thông qua hội đồng thi tuyển hoặc trưng cầu ý kiến của nhân dân.
3. Việc thi tuyển thiết kế kiến trúc được thực hiện theo hồ sơ mời thi tuyển của chủ đầu tư. Nội dung hồ sơ mời thi tuyển phải nêu rõ:
a) Mục đích, yêu cầu của việc thi tuyển; địa điểm xây dựng công trình; nhiệm vụ thiết kế, yêu cầu kiến trúc đối với công trình xây dựng và hướng dẫn việc thi tuyển;
b) Giải thưởng, trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng tham gia thi tuyển;
c) Các quy định khác có liên quan.
4.
5. Ngoài các công trình bắt buộc phải thi tuyển ..
6.

Chính phủ quy định tiếp này:
Điều 2. ND112
Hủy bỏ các Điều: 24, 25, 26, 27, 28 vμ 29 về lựa chọn nhμ thầu
trong hoạt động xây dựng của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngμy 07 tháng 02
năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Xong, mấy nhà làm luật tài thật,thế thích làm thế nào thì làm, họ ko bắt bạn có 3 VPĐD ở tỉnh họ là may rồi đó. :))
 
N

Ngoclan

Guest
Chủ đầu tư giải thích mình cũng thấy tương đối có lý rằng: Thiết kế ở xa thì không thực hiện công tác giám sát tác giả được tốt và khi nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư nếu công ty ở cách xa (khoảng >200km) thì từ lúc cần nghiệm thu đến lúc thiết kế có mặt cũng mất khoảng 3, 4 ngày vậy dẫn đến chậm tiến độ có đền được không. Bạn trả lời sao đây, vả lại cũng không thấy luật nào cấm yêu cầu như vậy???
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Chủ đầu tư giải thích mình cũng thấy tương đối có lý rằng: Thiết kế ở xa thì không thực hiện công tác giám sát tác giả được tốt và khi nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư nếu công ty ở cách xa (khoảng >200km) thì từ lúc cần nghiệm thu đến lúc thiết kế có mặt cũng mất khoảng 3, 4 ngày vậy dẫn đến chậm tiến độ có đền được không. Bạn trả lời sao đây, vả lại cũng không thấy luật nào cấm yêu cầu như vậy???

Đó là 1 đòi hỏi vô lý hoàn toàn, Khi nghiệm thu thì chủ đầu tư phải gửi giấy mời đến thiết kế trước đó vài ngày để thiết kế còn cử người đi nữa chứ. 200km mà đi 3,4 ngày thì chắc đi bằng phương tiện thô sơ. Ông A này coi thường thiết kế quá, chắc là không muốn ký hợp đồng thiết kế nên mới nói vậy thôi. Bên mình làm nhiều công trình ở xa rồi mà có A nào vô lý vậy đâu.
 
N

Ngoclan

Guest
Theo luật thì thiết kế phải giám sát tác giả nghĩa là xem thi công có đúng với thiết kế hay không, giải thích cho đơn vị thi công về đồ án thiết kế khi họ thắc mắc....Vậy anh ở xa thi chắc chắn không đảm bảo được điều này rồi. Khi cần nghiệm thu một hạng mục công trình để chuyển giai đoạn thi công, chủ đầu tư gửi giấy mời đến đơn vị thiết kế công ty ở cách xa (khoảng >200km) thì từ lúc cần nghiệm thu đến lúc thiết kế có mặt chắc chắn mất khoảng 5, 6 ngày (phải tính cả thời gian gửi giấy mời nữa chứ malsoni810)
 
T

td.bitexco

Guest
CĐT có lý riêng khi yêu cầu như vây

Đó là 1 đòi hỏi vô lý hoàn toàn, Khi nghiệm thu thì chủ đầu tư phải gửi giấy mời đến thiết kế trước đó vài ngày để thiết kế còn cử người đi nữa chứ. 200km mà đi 3,4 ngày thì chắc đi bằng phương tiện thô sơ. Ông A này coi thường thiết kế quá, chắc là không muốn ký hợp đồng thiết kế nên mới nói vậy thôi. Bên mình làm nhiều công trình ở xa rồi mà có A nào vô lý vậy đâu.

Theo mình thì yêu cầu của CĐT không có gì là vô lý và trái luật (nếu có cơ sở để nói trái luật mời các bạn trích dẫn). Để không ngoài mục đích kết hợp trong quá trình thực hiện dự án được tốt nên mới có các ràng buộc như vậy, Trên nguyên tắc đơn vị TVTK phải cử người có mặt tại hiện trường "liên tục" trong quá trình thi công để giám sát tác giả nên trách nhiệm phối hợp trong công tác giám sát tác giả không đáng bàn nhiều.
Yêu cầu của CĐT theo mình đoán là nằm ở khâu phối hợp trong quá trình thiết kế là chính. Nếu đơn vị TVTK ở quá xa CĐT (hơn 200km) có lẽ sẽ làm ảnh hưởng tới sự phối hợp, thông tin trao đổi cho nhau (nhiều việc không thể giải quyết khi liên lạc gián tiếp qua các phương tiện truyền thông), các góp ý, chỉnh sửa, yếu tố dẫn tới thay đổi trong quá trình thiết kế là rất nhiều và phổ biến kể cả trong các dự án đã có thiết kế có TKCS được duyệt.:beer:
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Nói như anh td.bitexco cũng đúng nhưng mình có tình huống như thế này.
Công trình ở 1 tỉnh cách xa các trung tâm lớn của các miền. Nhà đầu tư không tìm được đơn vị thiết kế ở trong tỉnh thì buộc phải chọn 1 đơn vị thiết kế ở tỉnh ngoài, như vậy thì những điều kiện trên sẽ được xem xét như thế nào
Vấn đề đơn vị thiết kế có phối hợp với chủ đầu tư hay không đó là chuyện àm các đơn vị thiết kế phải tính đến khi ký hợp đồng làm công trình đó.
Đơn vị thiết kế được xem là làm tốt, hoàn thành và nghiệm thu đạt thiết kế thì phải thu xếp, cử cán bộ theo dõi suốt quá trình thiết kế cũng như thi công. Nếu đơn vị thiết kế vi phạm hợp đồng hay không đáp ứng các yêu cầu trong quá trình thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư sẽ đuợc quyền xử lý ( có thể là thanh lý hợp đồng ).
Ý của mình tức là : các đơn vị ngoài tỉnh có thể làm tốt công tác thiết kế hay không là ở năng lực và tinh thần trách nhiệm. Nếu chủ đầu tư lựa chọn 1 nhà thầu thiết kế ở xa dẫn đến công việc không hoàn thành hay không đạt yêu cầu thì cũng có phần trách nhiệm của CĐT trong việc lựa chọn nhà thầu thiết kế.
Còn những đơn vị thiết kế ở xa mà vẫn làm tốt thì chẳng lẽ lại không cho họ tham gia...
 
T

td.bitexco

Guest
Các yêu cầu của CĐT thể hiện rõ năng lực quản lý của họ

Đúng như bạn nhận định, nhưng ở đây mọi người đang bàn về tình huống mà bạn Ngoclan nêu. Còn ý kiến của bạn đưa ra lại là chuyện khác, CĐT phải căn cứ vào tình hình cụ thể của mình, căn cứ các điều kiện thuận lợi hay khó khăn của Dự án để nêu ra các yêu cầu trong HSMT để nhằm mục đích lựa chọn cho mình một nhà thầu "phù hợp nhất" đối với dự án của CĐT. Mình xin nhấn mạnh là lựa chọn nhà thầu "phù hợp nhất" với dự án mà CĐT đang triển khai.

Do đó mỗi dự án có nội dung tuy giống nhau nhưng ở các điều kiện khác nhau thì sẽ phải có cách quản lý và triển khai khác nhau (TMĐT cũng có thể khác nhau nhiều)

Các bạn đóng góp thêm ý kiến nhe, thân chào!:beer:
 
H

haodo2002

Guest
Xin chào các bạn.
Mình có việc này muốn hỏi các bạn: Trong hồ sơ mời quan tâm của gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế có quy định về tiêu chuẩn đánh giá là "Nhà thầu phải có trụ sở hoặc văn phòng đại diện hoặc chi nhánh đặt trên địa bàn tỉnh X" (X là nơi đầu tư công trình), và họ giải thích là thiết kế cần phải giám sát tác giả nên cần có văn phòng tại tỉnh nhà (gần vị trí công trình để tiện cho việc giám sát tác giả). Quy định như vậy có phạm Luật không???
Xin hỏi thêm các bạn: Theo luật Đấu thầu thì công tác tư vấn >500tr phải đầu thầu rộng rãi nhưng sao mình thấy rất ít nơi thực hiện đầu thầu tư vấn khảo sát, thiết kế (xem trên http://dauthau.mpi.gov.vn không thấy mấy khi đăng).
Chúc các bạn mạnh khỏe, làm việc hiệu quả và kiếm được nhiều tiền.

Tôi góp ý thế này nhé:
1. Trong HSMT, CĐT có thể có các yêu cầu đặc biệt để phù hợp với nội dung công trình, vùng miền, và một số lý do hợp lý khác, điều này luật không cấm. Tuy nhiên với tiêu chuẩn đánh giá như trên, tôi thấy 90% là CĐT đã "khoanh vùng" nhà thầu trước.
2. Gói thầu tư vấn > 500 triệu là phải đấu thầu, trừ những trường hợp đặc biệt có quy định riêng. Nếu bạn chỉ tham khảo thông tin trên trang đấu thầu của mpi thì không thể có đủ vì ko phải 100% đều đăng tin, dù luật yêu cầu phải đăng nhưng nhiều nơi cũng không thực hiện, nhưng cũng chả thấy làm sao.
 
K

khanhme01

Guest
Về đấu thầu tư vấn

Nội dung các bạn đã nêu và phân tích đó là hai mặt của một vấn đề đấy. Luật không cấm nên CĐT được đưa ra điều kiện như vậy. Có điều nếu vì mục đích trong sáng khách quan thì vô tư đi, còn nếu ngược lại thì cũng chẳng điều luật nào cấm rõ chuyện đó cả, còn cái ranh giới giữa đưa ra điều kiện nhằm mục đích hạn chế nhà thầu hay không hạn chế thì cũng khó phân tách nổi trong trường hợp này.:)
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Nội dung các bạn đã nêu và phân tích đó là hai mặt của một vấn đề đấy. Luật không cấm nên CĐT được đưa ra điều kiện như vậy. Có điều nếu vì mục đích trong sáng khách quan thì vô tư đi, còn nếu ngược lại thì cũng chẳng điều luật nào cấm rõ chuyện đó cả, còn cái ranh giới giữa đưa ra điều kiện nhằm mục đích hạn chế nhà thầu hay không hạn chế thì cũng khó phân tách nổi trong trường hợp này.:)
Đồng ý với anh. Do không có quy định cụ thể nên quyền thuộc về chủ đầu tư.Họ có nhiều cách để ngăn cản cũng như giúp 1 nhà thầu tư vấn trong việc ký hợp đồng tư vấn 1 công trình do họ quản lý.
 
D

Doimoi

Guest
Thực ra cái vấn đề này cũng chẳng trách đc CDT, Bạn phải ở cương vị CDT bạn mới thấy sự khó khăn khi TV và NT quá cách xa nhau về địa lý. Hơn nữa, việc TV ở gần sẽ có đ/k hiểu biết địa hình, địa vật địa chất, thậm chí là các thói quen dùng sản phảm TK của khu vực đó và đặc biệt là hiệu quả trong việc trao đổi bàn bạc tháo gỡ các vướng mắc. Ngoài ra, rõ ràng việc TV ở gần có những lợi thế nhất định so với TV ở xa trogn việc giảm chi phí dự thầu như là Chi phí đi lại, lán trại, ăn ở, trang thiết bị... nên nếu nói sòng phẳng thì khó đấu lại đấy.
 

bth2018

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
31/8/07
Bài viết
23
Điểm thành tích
8
Đọc bài của bạn Hiter mình thấy khoái quá!
Khi học lớp cấp chứng chỉ về đấu thầu, có mấy vấn đề mình hỏi về đấu thầu tư vấn lĩnh vực xây dựng, giảng viên chào thua nói là cái đó "mình cũng không am hiểu mấy", chả hiểu tại sao họ vẫn hướng dẫn cho ta làm được. Thực ra mình cũng không trách giảng viên vì ai mà giỏi hết được, tuy nhiên nên để những người trong nghề quy định về Luật sẽ phù hợp hơn một số "chuyên gia cao cấp" nhưng chưa từng làm cụ thể nghề đó quy định Luật cho nhân dân thực hiện.

Theo mình, vấn đề Ngoclan đưa ra có thể phân tích thêm một số khía cạnh:
1. Nếu đấu thầu tư vấn bạn nói đây là bước bản vẽ thi công thì đúng là phải gắn với hiện trường (còn bắt ông tư vấn TKKT mà nằm ở hiện trường đợi đến lúc thi công thì chắc chết luôn), tuy nhiên việc quy định có VP tại đó hay có kỹ sư trực tiếp thiết kế có mặt tại đó hay không CDT cần xem xét kỹ đảm bảo tính minh bạch. Mình đã biết có trường hợp CDT gọi nhiều lần mà tư vấn không đáp ứng được vì KS trực tiếp TK thì làm nhiều công trình, lúc CDT cần thì anh ta đang bận dự án khác, NT cử cán bộ khác lên gặp CDT theo giấy mời nhưng anh kia không nắm được (thậm chí nắm tốt nhưng thoái thác sẽ truyền đạt lại vì còn liên quan trách nhiệm) nên không giải quyết được vấn đề. Cứ vài lần như vậy xem, ông CDT có tức không.
Nhưng hiện nay, hầu hết các công tác thiết kế bản vẽ thi công đều gắn với ông nhà thầu thi công rồi (trừ công trình TK 1 hoặc 2 bước).
2. CDT đưa ra thật nhiều lý do để "khoanh vùng" vì ít hoặc thậm chí chỉ 1 nhà thầu đủ điều kiện đó thì đương nhiên vi phạm điều cấm trong đấu thầu quy định tại Điều 18 của LDT.

Về vấn đề thông tin đấu thầu tư vấn, các bạn khác đã nêu. Tuy nhiên mình thêm rằng hầu hết các dự án có giá trị tư vấn cao phải đấu thầu thì bây giờ mới bắt đầu triển khai thôi, sắp tới bạn sẽ thấy có nhiều lắm. Chưa thể thực hiện đại trà được vì vẫn còn chờ các tài liệu như các "Hồ sơ mẫu"... của Bộ KHDT. Kể cả có chỉ định thầu thì làm mất vài tháng theo quy trình quy định mà.
 
Last edited by a moderator:

boynd

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/9/07
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Công ty em chuẩn bị làm HSMT tư vấn thiết kế các nhà xưởng Công Nghiệp về hóa nhuộm và dệt may theo hình thức đấu thầu 2 túi hồ sơ, bác nào có HSMT tương tự thì có thể cho em để em tham khảo được ko ạ.
 
Y

ylangylang2004

Guest
1. Khoản 3, Điều 26, Nghị định 209/2004/NĐ-CP nêu rõ giám sát tác giả là Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu khi: Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng ". Vì vậy không phải bất cứ biên bản nghiệm thu nào cũng cần có giám sát tác giả có mặt đâu..
2. Nghiệm thu một hạng mục công trình là một khâu trong hàng loạt các công tác phải triển và đã được lên kế hoạch.
3. Khoản 3 điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP nêu rõ: "Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư." (Dĩ nhiên phải có giấy mời hoặc thông báo trước).
Vì vậy khi cần sẽ phải có mặt và không có lý do gì 3-4 ngày mới đến bạn à!
 
D

dongdiemtrang

Guest
Đọc bài của bạn Hiter mình thấy khoái quá!
Khi học lớp cấp chứng chỉ về đấu thầu, có mấy vấn đề mình hỏi về đấu thầu tư vấn lĩnh vực xây dựng, giảng viên chào thua nói là cái đó "mình cũng không am hiểu mấy", chả hiểu tại sao họ vẫn hướng dẫn cho ta làm được. Thực ra mình cũng không trách giảng viên vì ai mà giỏi hết được, tuy nhiên nên để những người trong nghề quy định về Luật sẽ phù hợp hơn một số "chuyên gia cao cấp" nhưng chưa từng làm cụ thể nghề đó quy định Luật cho nhân dân thực hiện.

Theo mình, vấn đề Ngoclan đưa ra có thể phân tích thêm một số khía cạnh:
1. Nếu đấu thầu tư vấn bạn nói đây là bước bản vẽ thi công thì đúng là phải gắn với hiện trường (còn bắt ông tư vấn TKKT mà nằm ở hiện trường đợi đến lúc thi công thì chắc chết luôn), tuy nhiên việc quy định có VP tại đó hay có kỹ sư trực tiếp thiết kế có mặt tại đó hay không CDT cần xem xét kỹ đảm bảo tính minh bạch. Mình đã biết có trường hợp CDT gọi nhiều lần mà tư vấn không đáp ứng được vì KS trực tiếp TK thì làm nhiều công trình, lúc CDT cần thì anh ta đang bận dự án khác, NT cử cán bộ khác lên gặp CDT theo giấy mời nhưng anh kia không nắm được (thậm chí nắm tốt nhưng thoái thác sẽ truyền đạt lại vì còn liên quan trách nhiệm) nên không giải quyết được vấn đề. Cứ vài lần như vậy xem, ông CDT có tức không.
Nhưng hiện nay, hầu hết các công tác thiết kế bản vẽ thi công đều gắn với ông nhà thầu thi công rồi (trừ công trình TK 1 hoặc 2 bước).
2. CDT đưa ra thật nhiều lý do để "khoanh vùng" vì ít hoặc thậm chí chỉ 1 nhà thầu đủ điều kiện đó thì đương nhiên vi phạm điều cấm trong đấu thầu quy định tại Điều 18 của LDT.

Về vấn đề thông tin đấu thầu tư vấn, các bạn khác đã nêu. Tuy nhiên mình thêm rằng hầu hết các dự án có giá trị tư vấn cao phải đấu thầu thì bây giờ mới bắt đầu triển khai thôi, sắp tới bạn sẽ thấy có nhiều lắm. Chưa thể thực hiện đại trà được vì vẫn còn chờ các tài liệu như các "Hồ sơ mẫu"... của Bộ KHDT. Kể cả có chỉ định thầu thì làm mất vài tháng theo quy trình quy định mà.

Bạn ơi cho mình hỏi thêm vấn đề này nhé "Nhưng hiện nay, hầu hết các công tác thiết kế bản vẽ thi công đều gắn với ông nhà thầu thi công rồi" là sao vậy bạn. Có 1 quy định mới nào quy định rằng đối với công trình thiết kế 3 bước thì thiết kế bản vẽ thi công là do nhà thầu thi công lập à? nếu có quy định này xin post cho mình với nhá, em thấy nó mới mới làm sao..?:confused:
 

Top