Điều chỉnh chi phí nhân công theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP khi chưa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.582
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ thì mức tiền lương mới đã có hiệu lực. Bạn lập dự toán theo đơn giá địa phương, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán nên không tra được hệ số điều chỉnh chi phí nhân công.

Không lẽ bế tắc? Câu trả lời là KHÔNG. Không thể chờ đợi. Dự toán GXD giúp bạn quyết bài toán này một cách dễ dàng.

Xuất phát từ lý luận: Vật liệu bù chênh lệch được thì ta hoàn toàn có thể bù chênh lệch nhân công. Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn bù chênh lệch nhân công tương tự bù chênh lệch vật liệu.

Do viết nhanh nên có thể còn chưa rõ, các ý kiến mời các bạn cứ comment tôi sẽ giải đáp hoặc chỉnh sửa cho phù hợp.
 

File đính kèm

  • Bu-chenh-lech-nhan-cong-1ctac-1dvi-klg.doc
    721 KB · Đọc: 2.377

ngoctu2109

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
14/10/08
Bài viết
89
Điểm thành tích
28
Chào bác TA !
Với cách làm lấy mức lương theo ND103/2012/NĐ-CP chia cho mức lương cơ bản trong dự toán tại thời điểm cần điều chỉnh chi phí nhân công để ra hệ số cần điều chỉnh có gì khác nhau không bác?
Em nghĩ cách chia ngược lại này nhanh và dễ hiểu hơn ./.
 

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
Chào bác TA !
Với cách làm lấy mức lương theo ND103/2012/NĐ-CP chia cho mức lương cơ bản trong dự toán tại thời điểm cần điều chỉnh chi phí nhân công để ra hệ số cần điều chỉnh có gì khác nhau không bác?
Em nghĩ cách chia ngược lại này nhanh và dễ hiểu hơn ./.

Nếu dễ thế anh TA đã chẳng mất công viết cái hướng dẫn này làm gì.

- Lấy mức lương theo Nghị định 103 chia cho mức lương cơ bản trong dự toán tại thời điểm cần điều chỉnh để ra hệ số - Sai bét.
- Chắc ý bạn nói là lấy mức lương cơ bản tính theo Nghị định 103 chia cho mức lương cơ bản trong dự toán tại thời điểm cần điều chỉnh để ra hệ số điều chỉnh - Cũng chưa đúng.
- Bạn nói lấy mức LTTV theo NĐ 103 chia cho mức LTTV dùng để lập dự toán đang cần điều chỉnh - Thì cũng sai.

Giải đáp vấn đề này đơn giản thôi:
1. Bạn tự chiết tính đơn giá công trình cho công tác trong ví dụ trong bài trên. Sử dụng chế độ tiền lương hiện hành. Sau đó áp đơn giá công trình đó để lập dự toán cho ra giá trị A1.

2. Bạn dùng đơn giá trong dự toán tại thời điểm cần điều chỉnh chi phí nhân công để lập dự toán cho ra giá trị A2. Bạn lấy hệ số bạn tính được theo cách bạn nói ở trên nhân với A2 có ra A1 không?

Nếu không thì ít nhất bạn sẽ phải giải thích cho đơn vị thẩm tra dự toán hoặc cơ quan có thẩm quyền (đặc biệt là người có chuyên môn) vì sao nó lại lệch?

Cách của bạn chỉ đúng khi:
-> LTTV=LTTC hoặc dự toán của bạn dùng đơn giá nhân công chỉ lập theo LTTV.
-> Hoặc tiền lương tính theo cơ chế thị trường có thể "sân siu" "thương thảo". Dự toán công trình tư nhân không bắt phải theo đúng quy định Nhà nước thì được.
-> Hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép bạn làm như thế (ví dụ Tp Hồ Chí Minh đã từng có văn bản hướng dẫn như thế).

Còn theo lý và toán học của chế độ, chính sách và hướng dẫn của Nhà nước thì không cho giá trị đúng.
 
Last edited by a moderator:

duycuong882004

Thành viên có triển vọng
Tham gia
6/1/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Cảm ơn Bác nhiều!
Lâu lâu e ko làm, cũng ko để ý; hizz, Bác nhắc e mới nhớ!
 

hamhochoi.tc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
9/7/12
Bài viết
146
Điểm thành tích
28
Thế là từ trước tới giờ một số văn bản hướng dẫn vẫn thấy chia lương mới cho lương cũ là sai hết à? Rõ ràng các thành phần cấu thành lương nhân công bao gồm cả LTTV, LTTC mà họ lại chia được là sao nhỷ? Cái nữa là nhân công xây dựng chịu tác động của LTTV thôi sao trong thành phần của nó lại có cả LTTC làm gì cho rắc rối?Haiz. Một vài thắc mắc mong các cao thủ chỉ giáo!
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.582
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Thế là từ trước tới giờ một số văn bản hướng dẫn vẫn thấy chia lương mới cho lương cũ là sai hết à? Rõ ràng các thành phần cấu thành lương nhân công bao gồm cả LTTV, LTTC mà họ lại chia được là sao nhỷ? Cái nữa là nhân công xây dựng chịu tác động của LTTV thôi sao trong thành phần của nó lại có cả LTTC làm gì cho rắc rối?Haiz. Một vài thắc mắc mong các cao thủ chỉ giáo!
Xét về toán học thì sai bạn ạ. Còn trong thực tế khi mua bán hàng hóa người ta có thể mặc cả, thương thảo, tăng/giảm thuận mua vừa bán. Thực chất thị trường thì giá nhân công không phải là tính theo hướng dẫn của nhà nước mà là phải khảo sát từ thị trường như giá vật liệu. Vì thế để cho đơn giản một số địa phương có thể quy ước, cho phép để giải phóng thủ tục rườm rà. Còn địa phương nào không có văn bản cho phép (VD tp HCM), thì khi cơ quan thanh tra, kiểm toán hỏi và họ chứng minh bằng toán học thì ai làm thế là sai kết quả, giá trị.
 

hamhochoi.tc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
9/7/12
Bài viết
146
Điểm thành tích
28
Văn bản hướng dẫn của Tỉnh mà còn sai thì chán thật. Thế thì NT, CĐT trông vào đâu, có lẽ trông vào PM DT GXD? ( Rất dễ hiểu)
 

quangphong1983

Thành viên mới
Tham gia
7/7/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Tất cả các biện pháp nhằm điều chỉnh giá nhân công và máy thi công theo NĐ 103 đều không được phép dùng khi Sở Xây dựng địa phương chưa đưa ra cách điều chỉnh.
 

duongkhanhz

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/5/08
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Tất cả các biện pháp nhằm điều chỉnh giá nhân công và máy thi công theo NĐ 103 đều không được phép dùng khi Sở Xây dựng địa phương chưa đưa ra cách điều chỉnh.
Tại sao chính phủ ban hành nghị định rồi mà còn không được phép áp dụng khi cấp tỉnh chưa ban hành văn bản hướng dẫn? vậy khác nào nói phép vua thua lệ làng? Cứ văn bản luật nào cao nhất thì ta áp dụng, điều này có đúng không các bác?
 

tungtt

Thành viên năng động
Tham gia
23/7/08
Bài viết
59
Điểm thành tích
8
Về việc này tôi có ý kiến như sau:
Căn cứ hướng dẫn thông tư 04/2010/TT-BXD thì dự toán công trình (hoặc nhân công) tính theo đơn giá thực tế tại thời điểm lập dự toán: nếu tính tiền lương theo mức lương theo nghị định 103 và nghị định 31 sao ta không áp dụng mức tiền lương thực tế áp dụng ngay? kết quả vẫn là 1. Ví dụ về dự toán phần mềm GXD bác hướng dẫn: tổng tiền lương trực tiếp là 222.818 đồng (trong đó tiền lương theo mức lương cũ: 189.167 đ; chênh lệch tiền lương theo mức lương mới: 33.651 đ). Nếu áp dụng ngay theo mức tiền lương tối thiểu mới 2.350.000 đ (như trường hợp bác áp dụng) thì đơn giá nhân công bậc 3/7 là: 234.545 đồng/ công x 0,95 công = 222.818 đồng.
Mong bác cho ý kiến
 

dungdung

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
18/9/07
Bài viết
21
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Em không sử dụng phần mềm GXD mà sử dụng phần mềm Acitt. Có một khiếm khuyết trong phần mềm này, gây khó chịu rất lớn cho người làm dự toán khi điều chỉnh lương tối thiểu hay có sự biến động giá xăng dầu, đó là không có các đơn giá+định mức chuyên ngành khác để lập dự toán phần điện nhẹ, phòng cháy...Cho nên không thể phân tích nhân công, ca máy để tính đơn giá trực tiếp mà tính chênh lệch. Không hiểu phần mềm GXD có khắc phục được nhược điểm này của acitt?
 

longlanhdongsong

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Theo em thì tại vùng IV có lương Tối thiểu vùng = lương tối thiểu chung thì chia lương mới cho lương cũ ra hệ số điều chỉnh vẫn được chứ đâu có sai ạ.
 

kyds_nuce

Thành viên mới
Tham gia
30/5/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
File kiểm tra lương nhân công

Cái này là file tính để kiểm tra lương nhân công tùy theo LTTC và LTTV. Tùy theo phần mềm để mọi người sửa đổi. Mọi người xem góp ý. Cái TA nói cũng đúng nhưng chỉ áp dụng cho 1 phần mềm DT GXD. Còn các phần mềm khác thì mọi người xem cách tính rồi tự mình thay đổi. Cũng không khó lắm.
 

File đính kèm

  • Don gia nhan cong theo 205.2004 ( Ltt 540k).xls
    49,5 KB · Đọc: 214

kyds_nuce

Thành viên mới
Tham gia
30/5/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Lương tối thiểu vùng IV làm sao lại bằng Lương tối thiểu chung. Cụ thể theo Nghị định 70/2011 thì:
LTTC=1.050.000
LTTV vùng 4 =1.400.000
Có bằng nhau đâu bạn
 

Bongbi0501

Thành viên mới
Tham gia
17/6/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Kính gửi anh Thế Anh!

Theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ thì mức tiền lương mới đã có hiệu lực. Bạn lập dự toán theo đơn giá địa phương, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán nên không tra được hệ số điều chỉnh chi phí nhân công.

Không lẽ bế tắc? Câu trả lời là KHÔNG. Không thể chờ đợi. Dự toán GXD giúp bạn quyết bài toán này một cách dễ dàng.

Xuất phát từ lý luận: Vật liệu bù chênh lệch được thì ta hoàn toàn có thể bù chênh lệch nhân công. Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn bù chênh lệch nhân công tương tự bù chênh lệch vật liệu.

Do viết nhanh nên có thể còn chưa rõ, các ý kiến mời các bạn cứ comment tôi sẽ giải đáp hoặc chỉnh sửa cho phù hợp.
E có ý kiến thế này, theo cách chiết tính của anh còn tính thiếu chi phí chung (CPC)theo quy định trong bảng chiết tính phải được tính bằng 70 %x NC. Nếu chỉ tính theo cách của anh, rồi ra bảng ngoài điều chỉnh TTPK, CPC, TNCTTT theo loại công trình như thế đã hợp lí chưa ah?
 

phunglong2007

Thành viên mới
Tham gia
5/2/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Tại sao cứ phải chênh lệch???
Chi phí vật liệu, nhân công, ca máy tất cả đều có đơn giá tại thời điểm lập dự toán và đều có cách tính rõ ràng mà
hãy làm 1 cuộc cách mạng thay đổi cách tính dự toán mà ko cần bảng chênh lệch gì cả
khi đó các địa phương ko phải ra văn bản hướng dẫn điều chỉnh làm gì cho mệt
xin gửi file dự toán ví dụ làm từ phần mềm dự toán g8
tại sao ko làm như thế???
View attachment DU TOAN VI DU.xls
View attachment GIA NHAN CONG, CA MAY.xls
 

haip20

Thành viên năng động
Tham gia
10/5/08
Bài viết
69
Điểm thành tích
18
Trước tôi làm ở đơn vị tư vấn, lập dự toán theo đơn giá XDCB của địa phương rồi bù trừ chênh lệch VL, NC, M, thấy rất bất tiện. Giờ tôi đang làm ở đơn vị Chủ đầu tư. Tất cả các công trình/gói thầu to nhỏ lớn bé đều yêu cầu nhà thầu lập đơn giá chi tiết, có điều chỉnh hay thay đổi gì thì linh hoạt hơn nhiều, ko chỉ chi phí nhân công mà còn xăng dầu, điện... không trong trạng thái bị động khi chờ văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh hay các Bộ, ngành chủ quản. Nhà thầu tư vấn khi có file dữ liệu cơ sở đầy đủ về các bộ định mức cũng nhàn hơn rất nhiều khi phải lập dự toán trên các công trình, dự án tại nhiều tỉnh thành (không phải đi tra đơn giá địa phương, tính bù chênh lệch VL, NC các kiểu con đà điểu, rồi loay hoay ngồi chờ đến tháng 9 mà nhiều tỉnh vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể). Tôi nghĩ mọi người, ít ra là những người làm công tác quản lý dự án trên diễn đàn này thay đổi cách lập/quản lý chi phí thì sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Thân.
 

haianhkthb

Thành viên mới
Tham gia
1/10/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Thực ra acsc vị nói koo ra đầu cuối gì cả. trước kết áp dụng bảng lương 205 sau đó tính thước tối thiểu mới của từng bậc lương cộng với các khoản phụ cấp (nếu có) đó là đơn giá nhân công, sau đó nhập lại bảng giá tháng trong phần nhân công, hoặc lấy tổng giá tị NC mới trừ đi giá trị NC cũ ra phần chênh lệch, nếu công trình lập mới chỉ cần nhập giá NC mới tính được vào phần giá tháng là ra phần chiết tính đơn giá của công trình
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
E có ý kiến thế này, theo cách chiết tính của anh còn tính thiếu chi phí chung (CPC)theo quy định trong bảng chiết tính phải được tính bằng 70 %x NC. Nếu chỉ tính theo cách của anh, rồi ra bảng ngoài điều chỉnh TTPK, CPC, TNCTTT theo loại công trình như thế đã hợp lí chưa ah?

Đây chỉ là ví dụ dùng 1 mã hiệu bất kỳ thể hiện giá nhân công theo ĐG địa phương và giá nhân công tại thời điểm điều chỉnh để bù chênh lệch nhân công thể hiện trong bảng Tổng hợp chi phí xây dựng (sheet Gxd - Phần mềm Dự toán GXD) nên ko xét đến loại công trình và các định mức tỷ lệ TTK, CPC, TNCTT.
 

Top