Điều chỉnh giá gói thầu

M

minhtuong

Guest
Tôi cũng trao đổi thêm về tên Luật Đấu thầu của ta: Hầu hết các nước khác không sử dụng tên này mà sử dụng tên "Luật Mua sắm chính phủ" hoặc "Luật Mua sắm công" vì trong đó quy định nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau (không riêng đấu thầu). Điều này cho thấy trong Luật Đấu thầu của ta đã quy định 2 hình thức đấu thầu và 5 hình thức lựa chọn nhà thầu khác (cũng giống các nước). Vì vậy khi áp dụng Luật Đấu thầu không nên hiểu các quy định đều áp dụng cho tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Vài điều trao đổi cùng các đồng nghiệp. Mong các đồng nghiệp tham luận thêm.

Từ "Luật đấu thầu" được sử dụng chính thức, có tính pháp lý. Tuy nhiên, nếu hiểu được nội dung của luật, ta có thể hiều rằng đây chính là Luật "mua sắm" như với nước ngoài đó thôi.

Hiểu kỹ nội dung thì không ai nghĩ rằng luật đấu thầu là chỉ để đấu thầu.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Trao đổi thêm

Nếu sử dụng từ ngữ về giá để suy ra hình thức lựa chọn nhà thầu và cho rằng từ ngữ ''giá dự thầu" chỉ được áp dụng "độc quyền" cho hình thức đấu thầu thì xin hỏi bạn từ gì (chỉ về giá) để sử dụng cho hình thức chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa? Từ "giá chào" chăng?
Lưu ý từ ngữ "giá chào" được sử dụng trong cả hình thức đấu thầu và cả chào hàng cạnh tranh (Xem điều 32 Luật đấu thầu và điều 42 Nghị định 85)

Trao đổi thêm:
+ Giá chào của nhà thầu trong chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa không được các văn bản luật hiện nay giải thích (theo tôi đây cũng có thể xem là một khiếm khuyết của văn bản pháp luật về đấu thầu) nhưng theo tôi có thể sử dụng thuật ngữ "giá chào hàng" hoặc "giá đề xuất" nhưng không dùng thuật ngữ "giá dự thầu" được vì luật đã giải thích rồi ("27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.)
+ Điều 32 Luật Đấu thầu có sử dụng thuật ngữ "giá chào" trong yêu cầu của HSMT theo tôi cũng là một điều bất cập vì trong quá trình xét thầu chỉ xem xét giá dự thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch chứ không thấy xem xét giá chào. Giá chào chỉ thấy xem xét khi đánh giá HSĐX (báo giá) của các nhà thầu trong chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa.
+ Nếu cứ hỏi như cách bạn hỏi thì giá đề xuất của nhà thầu trong chỉ định thầu hay giá đề xuất của nhà thầu trong mua sắm trực tiếp cũng chưa được luật đấu thầu quy định thuật ngữ để gọi.
+ Điều 42 NĐ85 đọc chẳng thấy điều gì liên quan đến điều bạn nói?
NĐ 85 - Điều 42. Mua sắm trực tiếp

Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 21 của Luật Đấu thầu đối với hợp đồng đã ký với nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Thời hạn 6 tháng được tính từ khi ký kết hợp đồng gốc đến khi kết quả mua sắm trực tiếp được phê duyệt.
Quy trình mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:
1. Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
2. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật và đơn giá;
b) Cập nhật năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;
c) Đánh giá tiến độ thực hiện;
d) Các nội dung khác (nếu có).
3. Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp
Trên cơ sở báo cáo kết quả mua sắm trực tiếp, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp.
 
Last edited by a moderator:

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Người cùng họ Đinh xem bài "Vài điều trao đổi cùng các đồng nghiệp" và cho ý kiến tham luận nhé. Thanks!

Chào thầy!
Ngay tiêu đề của Nghị định cũng đã nêu. Hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng.
Như thế việc lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng (đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu khác) chắc chắn phải chịu sự điều tiết của Nghị định này.
Quan điểm của em thì tại khoản 6 Điều 70 vẫn áp dụng được để xử lý tình huống chào hàng cạnh tranh được.
Còn việc quan điểm của mỗi người đúng như thế nào phải chờ Nhà bộ có ý kiến thôi :D
 

gunner2801

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/12/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
E muốn hỏi thêm là bây h gửi thông báo mời chào lại giá thì có phải gửi cho nhà thầu k đạt y/c về mặt kỹ thuật k? Tất nhiên là nhà thầu đó sẽ k đc chào lại.
 

DauThauPro

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
10/8/08
Bài viết
94
Điểm thành tích
18
E muốn hỏi thêm là bây h gửi thông báo mời chào lại giá thì có phải gửi cho nhà thầu k đạt y/c về mặt kỹ thuật k? Tất nhiên là nhà thầu đó sẽ k đc chào lại.
Khỏi phải gửi cho những anh rớt ở bước kỹ thuật bạn ah
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Vấn đề ở chỗ khác

Hiểu kỹ nội dung thì không ai nghĩ rằng luật đấu thầu là chỉ để đấu thầu.

Theo tôi, vấn đề không phải ở chỗ "nghĩ rằng luật đấu thầu là chỉ để đấu thầu" mà là nhiều người đặt vấn đề rằng để tên luật này bao quát được nội dung đề cập của luật:
- Sao không đặt tên luật đấu thầu của ta như nhiều nước khác (Chẳng hạn "Luật mua sắm chính phủ" hay "Luật mua sắm công")?.
- Sao không đặt là "Luật lựa chọn nhà thầu"?
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Góp ý

Theo tôi:
1. Không thể đồng nhất các thuật ngữ sau đây:
- Hồ sơ mời thầu và Hồ sơ yêu cầu
- Giá dự thầu và giá chào hàng (trong chào hàng cạnh tranh MSHH)
2. Lý do của quan điểm nêu ở điểm 1 là xuất phát việc giải thích các từ ngữ trên trong Luật Đấu thầu và NĐ85 như sau:
+ Luật Đấu thầu, điều 4:
"24. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
25. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu".
> Như vậy, thuật ngữ HSMT chỉ sử dụng trong đấu thầu, HSDT cũng chỉ sử dụng trong đấu thầu. 2 thuật ngữ này không sử dụng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

"27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá."
> Như vây, giá dự thầu chỉ sử dụng trong đấu thầu mà không sử dụng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

+ NĐ85, điều 2:
"2. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết định nội dung của hồ sơ yêu cầu;
3. Hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu chuẩn bị và nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; đối với hình thức chào hàng cạnh tranh thì hồ sơ đề xuất còn được gọi là báo giá;"
> Như vậy, HSYC và HSĐX không sử dụng trong đấu thầu.
Từ những lập luận trên đây cho thấy một vấn đề có tính nguyên tắc (theo tôi) là: Quy định nào nói đến HSMT, HSDT, giá dự thầu cần được hiểu là quy định đối với hình thức đấu thầu (rộng rãi hoặc hạn chế);quy định nào nói đến HSYC, HSĐX là quy định đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu khác (không qua đấu thầu).
Theo quan điểm này, tôi cho rằng khoản 6 điều 70 NĐ85 hướng dẫn tình huống đối với đấu thầu chứ không hướng dẫn cho hình thức chào hàng cạnh tranh trong MSHH.
Tôi cũng trao đổi thêm về tên Luật Đấu thầu của ta: Hầu hết các nước khác không sử dụng tên này mà sử dụng tên "Luật Mua sắm chính phủ" hoặc "Luật Mua sắm công" vì trong đó quy định nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau (không riêng đấu thầu). Điều này cho thấy trong Luật Đấu thầu của ta đã quy định 2 hình thức đấu thầu và 5 hình thức lựa chọn nhà thầu khác (cũng giống các nước). Vì vậy khi áp dụng Luật Đấu thầu không nên hiểu các quy định đều áp dụng cho tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Vài điều trao đổi cùng các đồng nghiệp. Mong các đồng nghiệp tham luận thêm.

1-Về bản chất của Luật Đấu thầu và các NĐ hướng dẫn Luật ĐT và lựa chọn nhà thầu thì việc Đấu thầu bao gồm tất cả các hình thức ĐT rộng rãi,ĐT hạn chế,chỉ định thầu,mua sắm hàng hóa...đều thuộc đối tượng áp dụng cuả Luật ĐT và các NĐ này.
2-Đây là một hạn chế của việc soạn thảo và ban hành văn bản PL của Việt nam là sử dụng các cụm từ,các từ không nhất quán trong các văn bản PL và không cụ thể,rõ ràng để khi đi vào cuộc sống không nhất quán(nhiều lúc còn vênh nhau và bất cập) trong nhận thức của các thành viên xã hội,kể cả các cơ quan PL.Kẽ hở này dẫn đến cách vận dụng và thực hiện theo nhận thức chủ quan,chưa kể một số đối tượng "lách" làm cho rối tinh,rối mù và quá phức tạp;dẫn đến người làm tốt,trong sáng thì bị oan sai,kẻ làm xấu thì trục lợi cho cá nhân mà không hề hấn gì.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Không phải các quy định đều áp dụng cho tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu

1-Về bản chất của Luật Đấu thầu và các NĐ hướng dẫn Luật ĐT và lựa chọn nhà thầu thì việc Đấu thầu bao gồm tất cả các hình thức ĐT rộng rãi,ĐT hạn chế,chỉ định thầu,mua sắm hàng hóa...đều thuộc đối tượng áp dụng cuả Luật ĐT và các NĐ này.
2-Đây là một hạn chế của việc soạn thảo và ban hành văn bản PL của Việt nam là sử dụng các cụm từ,các từ không nhất quán trong các văn bản PL và không cụ thể,rõ ràng để khi đi vào cuộc sống không nhất quán(nhiều lúc còn vênh nhau và bất cập) trong nhận thức của các thành viên xã hội,kể cả các cơ quan PL.Kẽ hở này dẫn đến cách vận dụng và thực hiện theo nhận thức chủ quan,chưa kể một số đối tượng "lách" làm cho rối tinh,rối mù và quá phức tạp;dẫn đến người làm tốt,trong sáng thì bị oan sai,kẻ làm xấu thì trục lợi cho cá nhân mà không hề hấn gì.

Tôi nhất trí với quan điểm của bạn. Tuy nhiên tôi hiểu rằng: Mặc dù Luật đấu thầu và các NĐ liên quan điều chỉnh tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu (7 hình thức quy định của Luật) nhưng không nên quan niệm rằng tất cả các quy định đều áp dụng đối với tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu này.
 
N

nguyenhanhhb

Guest
Điều chỉnh giá gói thầu tư vấn thế nào?

Kính gửi các anh chị trên diễn đàn!
Em có vấn đề mong các anh chị chỉ giáo.
Công ty em thực hiện một gói thầu tư vấn thiết kế đường bộ, thời gian thực hiện gói thầu sau 1/1/2010. trước đó trong hồ sơ đấu thầu thực hiện năm 2009 với mức lương TT 650. Đến nay công việc đã hoàn thành, vậy khi thanh toán cty em có được điều chỉnh lên mực lương TT 730 000 không? nếu được thì PP điều chỉnh thế nao? ai có quyền phê duyệt lại giá gói thầu và thủ tục thực hiện ra sao (các căn cứ pháp lý). Kính mong các anh chị cho ý kiến.
xin trân trọng cảm ơn!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Đôi lời trao đổi

Kính gửi các anh chị trên diễn đàn!
Em có vấn đề mong các anh chị chỉ giáo.
Công ty em thực hiện một gói thầu tư vấn thiết kế đường bộ, thời gian thực hiện gói thầu sau 1/1/2010. trước đó trong hồ sơ đấu thầu thực hiện năm 2009 với mức lương TT 650. Đến nay công việc đã hoàn thành, vậy khi thanh toán cty em có được điều chỉnh lên mực lương TT 730 000 không? nếu được thì PP điều chỉnh thế nao? ai có quyền phê duyệt lại giá gói thầu và thủ tục thực hiện ra sao (các căn cứ pháp lý). Kính mong các anh chị cho ý kiến.
xin trân trọng cảm ơn!
Theo tôi:Vấn đề thanh toán khối lượng công việc hoàn thành phụ thuộc và hình thức hợp đồng đã ký kết và các thỏa thuận về các trường hợp nhà thầu được điều chỉnh giá hợp đồng đã ký. Nếu trong hợp đồng của bạn ký theo hợp đồng trọn gói thì không được điều chỉnh. Nếu ký hợp đồng theo hình thức hợp đồng đơn giá cố định hay hợp đồng theo thời gian thì có được điều chỉnh nếu trong hợp đồng có thỏa thuận và cấp quyết định đầu tư chấp thuận.
 

Top