Điều chỉnh Dự án đầu tư?

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm tích cực
3
Điểm thành tích
18
Tôi thực hiện báo cáo kinh tế kỹ thuật 01 dự án được phê duyệt năm 2009 với TMĐT là 11,3 tỷ bao gồm :Chi phí Bồi thường 8,7 tỷ, chi phí xây lắp 2,3 tỷ,chi phí khác 0,3 tỷ.Do vướng Bồi thường nên đến nay mới triển khai thi công với TMĐT là 16,1 tỷ(mức phải lập DAĐT).Xin các ban trao đổi:
1.Chỉ cần lập thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư.
2.Phải lập lại DAĐT(trong đó có lập đánh giá tác đông môi trường) trình thẩm định,phê duyệt điều chỉnh DA và điều chỉnh TMĐT.
 
Tôi thực hiện báo cáo kinh tế kỹ thuật 01 dự án được phê duyệt năm 2009 với TMĐT là 11,3 tỷ bao gồm :Chi phí Bồi thường 8,7 tỷ, chi phí xây lắp 2,3 tỷ,chi phí khác 0,3 tỷ.Do vướng Bồi thường nên đến nay mới triển khai thi công với TMĐT là 16,1 tỷ(mức phải lập DAĐT).Xin các ban trao đổi:
1.Chỉ cần lập thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư.
2.Phải lập lại DAĐT(trong đó có lập đánh giá tác đông môi trường) trình thẩm định,phê duyệt điều chỉnh DA và điều chỉnh TMĐT.

Chào bác!
Như bác nói dự án được phê duyệt từ năm 2009, cho em hỏi là tháng mấy năm 2009? Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt ngày nào năm 2009? Em xin có ý kiến như sau:
a. Phải tiến hành thủ tục điều chỉnh TMĐT là ok rồi;
b. và phải làm cả đánh giá tác động môi trường theo nghị định 29/2011 của Chính phủ, điều 12
3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lập lại trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án;
b) Không triển khai thực hiện dự án trong thời gian ba mươi sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này gây ra.


Cho nên bên bác xem lại ngày tháng phê duyệt đánh giá tác động môi trường nếu quá 36 tháng thì xin mời bác làm lại, bên em suýt phải làm lại đấy vì còn thiếu đúng 1 tháng nữa từ tháng 11/2007 đến 9/2010, em phải nhờ Chị Nhung bên Sở TNMT HN tư vấn đấy .
 
[QUOTE=ks.thanhtan;306518]Báo cáo kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt trước đây là căn cứ để triển khai thực hiện, tuy nhiên việc vướng bồi thường đến nay mới triển khai thi công với Tổng mức đầu tư là 16,1 tỷ (mức phải lập DAĐT), nếu đặt trường hợp việc đền bù giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong và kéo dài đến vài năm nữa và phát sinh kinh phí thì Tổng mức đầu tư sẽ vượt lên rất nhiều. Vì vậy, theo mình phải làm theo cách 2 là Chủ đầu tư lập thủ tục xin điều chỉnh dự án đầu tư và tổng mức đầu tư để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt lại thành Dự án đầu tư. Việc đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường trước đây chưa lập thì phải lập bổ sung theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 29/NĐ-CP về lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Mời mọi người có ý kiến thêm! :)[/QUOTE]

Trước hết xin cảm ơn mọi người. Mình xin nói lại là hiện nay việc giải phóng mặt bằng đã thực hiện được 70% rồi,vì vậy mình đang tiến hành điều chỉnh DAĐT để tổ chức thi công,nhưng vướng ở chỗ là:
1.Nếu chỉ điều chỉnh Tổng mức ĐT theo Báo cáo KTKT đã duyệt là 16,1 tỷ thì không ổn vì TMĐT nằm trong đối tương phải lập DAĐT. Ưu điểm là sau khi điều chỉnh TMĐT(thủ tục đơn giản) thì có thể tổ chức lựa chọn nhà thầu và thi công nhanh.
2.Nếu phải lập lại DAĐT (mức > 15 tỷ) thì phải thực hiện trình tự, thủ tục lại từ đầu như lập báo cáo ĐTM, thẩm định thiết kế cơ sở....thì không biết khi nào sẽ xong và khi xong thì TMĐT lại phải điều chỉnh vì chắc gì giá vật tư,vật liệu và chính sách nhà nước về tiền lương không thay đổi,không có biến động.
Cũng xin lưu ý là thủ tục thẩm định, phê duyệt ĐTM và thủ tục thẩm định, phê duyệt DAĐT còn bất cập giống như muốn có sổ nhà phải có hộ khẩu,muốn có hộ khẩu thì phải có nhà.
Mong mọi người có ý kiến trao đổi. Xin cảm ơn.
 
Mình xin trả lời 2 thắc mắc của bạn như sau:
1. Bên bạn không cần phải lập lại dự án đầu tư. Nguyên nhân: Theo tinh thần của Nghị định 12/2009 điều 13 khoản b thì "Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình". Ở đây ta có: 16,1 tỷ - 8,7 tỷ = 7,4 tỷ <15 tỷ. Vì thế ko cần phải lập lại DADT
2. Nếu sau 36 tháng kể từ ngày phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường mà bên bạn ko triển khai thi công thì sẽ phải lập lại ĐTM. Nếu dự án của bạn đã quá 36 tháng mới thi công thì bên bạn có thể ko lập lại DTM, mà chỉ cần lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết. 2 cái này tương đương nhau.
 
Mình xin trả lời 2 thắc mắc của bạn như sau:
1. Bên bạn không cần phải lập lại dự án đầu tư. Nguyên nhân: Theo tinh thần của Nghị định 12/2009 điều 13 khoản b thì "Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình". Ở đây ta có: 16,1 tỷ - 8,7 tỷ = 7,4 tỷ <15 tỷ. Vì thế ko cần phải lập lại DADT
2. Nếu sau 36 tháng kể từ ngày phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường mà bên bạn ko triển khai thi công thì sẽ phải lập lại ĐTM. Nếu dự án của bạn đã quá 36 tháng mới thi công thì bên bạn có thể ko lập lại DTM, mà chỉ cần lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết. 2 cái này tương đương nhau.

Phần bôi đỏ có lẽ bạn nhầm rồi: 8,7 tỷ là kinh phí Bồi thường hỗ trợ tái định cư không phải là tiền sử dụng đất. Theo quy định thì Tổng mức ĐT bao gồm :Chi phí đầu tư XD( chi phí XL) + Chi phí BTHTTĐC + Chi phí khác, trong đó Chi phí XL và Chi phí BTHTTĐC chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT.Vì vậy bạn không thể làm phép trừ rồi kết luận không phải lập lại DAĐT.
 
Phần bôi đỏ có lẽ bạn nhầm rồi: 8,7 tỷ là kinh phí Bồi thường hỗ trợ tái định cư không phải là tiền sử dụng đất. Theo quy định thì Tổng mức ĐT bao gồm :Chi phí đầu tư XD( chi phí XL) + Chi phí BTHTTĐC + Chi phí khác, trong đó Chi phí XL và Chi phí BTHTTĐC chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT.Vì vậy bạn không thể làm phép trừ rồi kết luận không phải lập lại DAĐT.

Bạn muốn sử dụng đất => thì bạn phải bỏ kinh phí ra để bồi thường hỗ trợ tái định cư
Vì vậy ở đây: 8.7 tỷ cũng chính là chi phí bỏ ra để bạn có quyền sử dụng đất.
Mình đi học lớp kỹ sư định giá, thầy Phạm Huy Cường ở Viện KTXD cũng đã nói như thế.
 
Bạn muốn sử dụng đất => thì bạn phải bỏ kinh phí ra để bồi thường hỗ trợ tái định cư
Vì vậy ở đây:
8.7 tỷ cũng chính là chi phí bỏ ra để bạn có quyền sử dụng đất.
Mình đi học lớp kỹ sư định giá, thầy Phạm Huy Cường ở Viện KTXD cũng đã nói như thế.

Mình nói lại cho rõ:
1. Dự án thực hiện bằng vốn Ngân sách thì được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho CĐT thực hiện.
2. Dự án thực hiện bằng vốn không phải Ngân sách thì được Nhà nước giao đất thu tiền sử dụng đất một lần hoặc thuê đất cho CĐT thực hiện. Nhà đầu tư ứng vốn Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và được trừ vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất (mức trừ tối đa).
Vậy thì Tổng mức ĐT đối với DA thực hiện bằng vốn Ngân sách không thể trừ khoản kinh phí Bồi thường nêu trên để kết luận như bạn nói.
 
Tôi thực hiện báo cáo kinh tế kỹ thuật 01 dự án được phê duyệt năm 2009 với TMĐT là 11,3 tỷ bao gồm :Chi phí Bồi thường 8,7 tỷ, chi phí xây lắp 2,3 tỷ,chi phí khác 0,3 tỷ.Do vướng Bồi thường nên đến nay mới triển khai thi công với TMĐT là 16,1 tỷ(mức phải lập DAĐT).Xin các ban trao đổi:
1.Chỉ cần lập thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư.
2.Phải lập lại DAĐT(trong đó có lập đánh giá tác đông môi trường) trình thẩm định,phê duyệt điều chỉnh DA và điều chỉnh TMĐT.
1.Theo Khoản 4 điều 7 Nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Nếu việc điều chỉnh TMĐT làm tăng quy mô (nhóm) dự án thì việc thực hiện quản lý dự án vẫn theo quy mô (nhóm) dự án trước khi phê duyệt.
Vậy nếu quy mô tăng từ BCKTKT lên thành quy mô phải lập dự án đầu tư thì vẫn tính là BCKTKT
tuy nhiên, việc này dùng vốn NSNN nên tốt nhất là nên có ý kiến của người quyết định đầu tư
2.Mình nghĩ BCKTKT thì thời gian tương đương với công trình nhóm C thì theo nghị định 83 sửa đổi NĐ 12 thời gian là không quá 3 năm =36 tháng :D!
 
Bạn muốn sử dụng đất => thì bạn phải bỏ kinh phí ra để bồi thường hỗ trợ tái định cư
Vì vậy ở đây: 8.7 tỷ cũng chính là chi phí bỏ ra để bạn có quyền sử dụng đất.
Mình đi học lớp kỹ sư định giá, thầy Phạm Huy Cường ở Viện KTXD cũng đã nói như thế.
Trước hết tôi giải thích cho 2 bạn capovoc và Hiepdivin: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là chi phí chi trả tiền cho các hộ dân mất đất...còn tiền sử dụng đất như bạn Hiepdivin nói đấy là khoản thuế phải thuế phải nộp khi sử dụng đất và được trừ vào trong chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, mà khi bạn capovoc nói dự án này không thu tiền sử dụng đất thì chi phí bồi thường thì vẫn bồi thường còn nếu phải nộp thuế đất thì sẽ phải trừ.
Quay lại vấn đề của bạn capovoc như các bạn đã nói ở trên thì phải điều chỉnh dự án rồi tôi chỉ yêu cầu khi điều chỉnh bạn kiểm tra lại tại địa phương về đánh giá tác động môi trường hay chỉ cần cam kết môi trường ( tùy từng dự án). Ví dụ như bên tôi khi làm cụm kho bên bắc ninh khi làm dự án thì tôi không phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường và tổ chức hội đồng thẩm định mà chỉ cần bản cam kết môi trường với cấp Huyện...
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top