Điều chỉnh dự án

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm tích cực
265
Điểm thành tích
63
Tình hình là thế này. Em có một cái dự án đã được duyệt dự án, đang thẩm định thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công. Tuy nhiên, có sự thay đổi. Trong quyết định dự án cái hạng mục san nền là dùng cát. Đến giờ chủ đầu tư đề nghị dùng đất vì có sẵn, không làm tổng mức thay đổi. Vậy, có cần thiết phải điều chỉnh quyết định phê duyệt dự án không nhỉ? Hay đường đi nào cho ngắn nhất? Mong các cao thủ chỉ bảo ( nếu có văn bản nào hướng dẫn cụ thể thì tuyệt quá)!
Xin cảm ơn mọi người đã đọc bài!
 
Ý pro nói là thay đất bằng cát thì chỉ vượt giá trị vật tư trong dự toán san nền thôi còn tổng thể không vượt tổng mức chứ gì, nếu ổn thì pro làm mộtờ trình báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt đồng ý cho thay đổi và giá trị bị đội lên của dự toán thay đổi chủng loại vật tư thi xin trích dự phòng phí của dự án bù vào, chứ mới thay đổi tý mà lại điều chỉnh dự án thì mất thời gian lắm .
 
Thanks bác Xedapoi! Việc thay đổi này không làm tăng giá trị xây lắp bác ạ. Vì vậy cũng k làm thay đổi TMĐT. Tuy nhiên, e đang băn khoăn là sau khi xin chủ trương thay đổi vật liệu như vậy, có chủ trương rồi điều chỉnh luôn trong giai đoạn duyệt TK bản vẽ thi công có được k? Và có vi phạm quy định nào k thôi! Tại vì điều 14, nghị định 12 có nói :
"2. Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại."
Vậy, sau khi thẩm định lại việc thay đổi vật liệu đắp nền trong dự án đã được phê duyệt thì có phải ra quyết định điều chỉnh nội dung này hay không?
Thời gian lâu hay nhanh không với dự án này là không quan trọng, quan trọng là phải đúng theo quy định của pháp luật bác ạ!
 
Không làm vượt giá trị xây lắp chỉ là thay đổi chủng loại vật tưà cát san nền thì quyết định bằng " miệng " luôn, nó giống như trong xây lắp định dùng cống thoát nước vuông sang cống thoát nước tròn...Còn vấn đề bạn trích nghị định 12 thì pro thấy thay cát bằng đất có thay đổi địa điểm không, quy mô không, mục tiêu không và cũng không vượt đúng không...=> Xin mệnh lệnh bằng miệng rồi đưa luôn và thiết kế dự toán và " cái " người duyệt cho bạn dự toán và thiết kế cũng chính là người có cái " miệng " đấy đấy .:D
 
Anh hotmen_8x_pro ạ. Anh có thẻ thao khảo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày ngày 12 tháng 02 năm 2009 về Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 bổ số một số điều của nghị định 12 ở trên. Cụ thể : ở điều số 14 của nghị định số 12 có ghi rõ . em xin trích điều 14:

Điều 14. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;
d) Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình.
2. Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.
3. Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.



trường hợp của bác là có thẻ xem là khoảng 1.c của điều 14: b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;

Nhưng vì tổng mức đầu tư ko thay đổi lên bác có thể xin ý kiến chỉ đạo của đơn vị duyệt dự án(cấp có thẩm quyền) có thể xin không điều chỉnh dự án đầu tư (mất nhiều thời gian) và thay vào đó như bác xe đạp ơi đã nói là xin trình điều chỉnh một hạng mục san nền, cụ thể là thay đôi loại vật liệu dùng trong san nền (làm thay đổi giá trị xây lắp của dự án cụ thể có thể là giảm hoặc tăng vì tận dụng được vật liệu đất thay cát san nền, chi phí vận chuyển giảm... cũng có thể tăng phụ thuộc vào lượng đất phải đào ở xa hay gần(phải dùng máy đào nhiều) và vận chuyển...), giá trị xây lắp thay đổi đó có thể trích ra từ giá trị dự phòng phí của Dự án.
 
Thanks bác Xedapoi! Việc thay đổi này không làm tăng giá trị xây lắp bác ạ. Vì vậy cũng k làm thay đổi TMĐT. Tuy nhiên, e đang băn khoăn là sau khi xin chủ trương thay đổi vật liệu như vậy, có chủ trương rồi điều chỉnh luôn trong giai đoạn duyệt TK bản vẽ thi công có được k? Và có vi phạm quy định nào k thôi! Tại vì điều 14, nghị định 12 có nói :
"2. Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại."
Vậy, sau khi thẩm định lại việc thay đổi vật liệu đắp nền trong dự án đã được phê duyệt thì có phải ra quyết định điều chỉnh nội dung này hay không?
Thời gian lâu hay nhanh không với dự án này là không quan trọng, quan trọng là phải đúng theo quy định của pháp luật bác ạ!
Tôi cho rằng khoản 2 điều 14, Nghị định 12 chỉ quy định thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án chứ không phải quy định có phê duyệt điều chỉnh lại dự án không.
Đối với việc thay đổi giải pháp thiết kế so với thiết kế cơ sở được duyệt thì phải được thẩm định, phê duyệt lại.
 
Tôi cho rằng khoản 2 điều 14, Nghị định 12 chỉ quy định thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án chứ không phải quy định có phê duyệt điều chỉnh lại dự án không.
Đối với việc thay đổi giải pháp thiết kế so với thiết kế cơ sở được duyệt thì phải được thẩm định, phê duyệt lại.
Nếu như bạn naat nói thì tôi thấy sẽ phức tạp quá, vì liên quan cả thẩm định lại thiết kế cơ sở của Sở xây dựng, mà bây giờ thì gọi là tham gia chứ không dùng từ thẩm định nữa...Của pro theo tôi là cứ chủ động thay đổi thôi...
 
Nếu như bạn naat nói thì tôi thấy sẽ phức tạp quá, vì liên quan cả thẩm định lại thiết kế cơ sở của Sở xây dựng, mà bây giờ thì gọi là tham gia chứ không dùng từ thẩm định nữa...Của pro theo tôi là cứ chủ động thay đổi thôi...
Cái này liên quan đến giải pháp thiết kế, không phải vấn đề nhỏ đâu, vả lại đây mới đến bước TKBVTC, theo quy định thì:
Điều 18. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
1. Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước
a) Đối với thiết kế kỹ thuật:
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai bước và thiết kế một bước
a) Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
b) Nội dung thẩm định thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Tôi đố ông thẩm định nào có thể kết luận sự phù hợp với TKCS nếu không phê duyệt thay đổi TKCS
 
Cái này liên quan đến giải pháp thiết kế, không phải vấn đề nhỏ đâu, vả lại đây mới đến bước TKBVTC, theo quy định thì:
Điều 18. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
1. Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước
a) Đối với thiết kế kỹ thuật:
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai bước và thiết kế một bước
a) Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
b) Nội dung thẩm định thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Tôi đố ông thẩm định nào có thể kết luận sự phù hợp với TKCS nếu không phê duyệt thay đổi TKCS
Hiện nay đã xong bước thẩm định thiết kế cơ sở ( phê duyệt dự án ) và có sự tham gia ý kiến thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước, và hiện nay pro đang trình phê duyệt thiết kế và dự toán...Để tránh khi đã phê duyệt rồi ra ngoài hiện trường thực tế thấy sự hợp lý và mang lại hiệu quả cao thì CĐT tự quyết định thay đổi...Cho nên tôi mới nói ở trên trước khi trình phê duyệt dự toán và thiết kế thì pro làm tờ trình trình cấp thẩm quyền đồng ý chủ trương cho thay đổi để đến khi trình là đủ căn cứ thôi...
 
Hiện nay đã xong bước thẩm định thiết kế cơ sở ( phê duyệt dự án ) và có sự tham gia ý kiến thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước, và hiện nay pro đang trình phê duyệt thiết kế và dự toán...Để tránh khi đã phê duyệt rồi ra ngoài hiện trường thực tế thấy sự hợp lý và mang lại hiệu quả cao thì CĐT tự quyết định thay đổi...Cho nên tôi mới nói ở trên trước khi trình phê duyệt dự toán và thiết kế thì pro làm tờ trình trình cấp thẩm quyền đồng ý chủ trương cho thay đổi để đến khi trình là đủ căn cứ thôi...
Trước pháp luật chỉ có đúng sai chứ không có sự thông cảm, tôi chỉ biết là:
1. "Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại"
2.Thiết kế bước sau phải phù hợp bước trước
bạn làm tờ trình chủ trương để xin cái chủ trương thì chẳng bằng làm luôn xin điều chỉnh lại dự án luôn cho có pháp lý đầy đủ, đằng nào cũng xin thì xin cho hoành tráng
 
Tôi đồng ý với bạn naat, theo NĐ 83 sửa đổi bổ sung NĐ 12, trong đó co nêu, bước thiết kế tiếp theo phải " phù hợp " với bước thiet kế trước. Vậy sự phù hợp ở đây tôi cũng muốn trao đổi là gì...Vì theo 49 sửa đổi 209 cũng như bây giờ 15 đời, trong quá trình thi công thay đổi chủng loại vật tư ( cát sang đất như pro nói ) thì tôi thấy nó chỉ là thay đổi chủng loại vật tư thôi giữa cát san nền và sang đất thì có thể hiểu là sự " phù hợp " trong thiet kế...Chứ còn nếu thay cát sang đất mà chưa biết đắt rẻ hơn mấy nghìn 1 khối mà chạy lại cả phê duyệt dự án thì thấy quá rườm rà trong khi rất " phù hợp "...
Xin mời các bạn tranh luận
 
Tôi đồng ý với bạn naat, theo NĐ 83 sửa đổi bổ sung NĐ 12, trong đó co nêu, bước thiết kế tiếp theo phải " phù hợp " với bước thiet kế trước. Vậy sự phù hợp ở đây tôi cũng muốn trao đổi là gì...Vì theo 49 sửa đổi 209 cũng như bây giờ 15 đời, trong quá trình thi công thay đổi chủng loại vật tư ( cát sang đất như pro nói ) thì tôi thấy nó chỉ là thay đổi chủng loại vật tư thôi giữa cát san nền và sang đất thì có thể hiểu là sự " phù hợp " trong thiet kế...Chứ còn nếu thay cát sang đất mà chưa biết đắt rẻ hơn mấy nghìn 1 khối mà chạy lại cả phê duyệt dự án thì thấy quá rườm rà trong khi rất " phù hợp "...
Xin mời các bạn tranh luận
ở đây nếu chỉ nhìn góc độ thay đổi vật liệu thì đúng là không phải vấn đề lớn. Tuy nhiên, đây là công trình san nền, bản thân vật liệu san nền được lựa chọn chính là giải pháp thiết kế của công trình.
Bạn thay đổi gạch lát từ granite sang ceramic thì hoàn toàn tôi đồng ý không quá khó khăn. Nhưng từ san nền bằng cát sang san nền bằng đất thì câu chuyện nền móng nó khác hẳn. 1 bên không ảnh hưởng đến kết cấu, 1 bên là thay đổi giải pháp kết cấu, mức độ ảnh hưởng là hoàn toàn khác nhau đó
 
Tôi cho rằng khoản 2 điều 14, Nghị định 12 chỉ quy định thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án chứ không phải quy định có phê duyệt điều chỉnh lại dự án không.
Đối với việc thay đổi giải pháp thiết kế so với thiết kế cơ sở được duyệt thì phải được thẩm định, phê duyệt lại.

Tôi đồng ý với điều này; thay đổi cát thành đất là thay đổi giải pháp thiết kế; phải thẩm định phê duyệt lại từ đầu.
Dzụ cát đất quá rõ ràng rồi.
 
Chính xác

Anh hotmen_8x_pro ạ. Anh có thẻ thao khảo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày ngày 12 tháng 02 năm 2009 về Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 bổ số một số điều của nghị định 12 ở trên. Cụ thể : ở điều số 14 của nghị định số 12 có ghi rõ . em xin trích điều 14:

Điều 14. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;
d) Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình.
2. Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.
3. Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.



trường hợp của bác là có thẻ xem là khoảng 1.c của điều 14: b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;

Nhưng vì tổng mức đầu tư ko thay đổi lên bác có thể xin ý kiến chỉ đạo của đơn vị duyệt dự án(cấp có thẩm quyền) có thể xin không điều chỉnh dự án đầu tư (mất nhiều thời gian) và thay vào đó như bác xe đạp ơi đã nói là xin trình điều chỉnh một hạng mục san nền, cụ thể là thay đôi loại vật liệu dùng trong san nền (làm thay đổi giá trị xây lắp của dự án cụ thể có thể là giảm hoặc tăng vì tận dụng được vật liệu đất thay cát san nền, chi phí vận chuyển giảm... cũng có thể tăng phụ thuộc vào lượng đất phải đào ở xa hay gần(phải dùng máy đào nhiều) và vận chuyển...), giá trị xây lắp thay đổi đó có thể trích ra từ giá trị dự phòng phí của Dự án.

Hoan hộ bạn này, đây là câu trả lời chính xác, mình đã gặp trường hợp tương tự và xử lý y chang, kiểm toán vào ok, thanh tra các cấp ok
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top